Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 48 - 49)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý các công trình thủy lợi

2.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý các công trình thủy lợi

2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Phú Thọ

- Không có một mô hình mẫu nào có thể áp dụng được cho tất cả hệ thống thủy lợi, mà phải căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động, điều kiện kỹ thuật, trình độ phát triển khoa học công nghệ và các đặc điểm về văn hoá xã hội, phong tục tập quán, trình độ dân trí của từng khu vực cũng như điều kiện phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương, từng khu vực và của từng Quốc gia để xây dựng cho phù hợp.

- Cũng không có một mô hình tổ chức nào tồn tại vĩnh viễn mà phải thường xuyên đổi mới và hoàn thiện cho thích nghi với từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội (Hàn Quốc đã 5 lần thay đổi; Đài Loan 4 lần thay đổi...).

- Không nên coi nhẹ vai trò của người hưởng lợi trong quản lý các hệ thống thủy lợi. Nếu chỉ để các tổ chức Nhà nước quản lý thì hiệu quả sẽ không cao và thường và gánh nặng cho ngân sách Nhà nước trong việc cấp kinh phí hoạt động hàng năm.

- Mô hình tổ chức quản lý nhất thiết phải tuân thủ tính hệ thống. Mô hình tổ chức và thể chế quản lý phải đồng bộ là 2 mặt của một vấn đề. Không ốc một tổ chức nào hoạt động tốt mà thiếu một trong 2 nội dung đó.

- Hệ thống thủy lợi thuộc công trình cơ sở hạ tầng, công tác quản lý không thể thiếu vai trò hỗ trợ của Nhà nước.

- Các tổ chức quản lý thuỷ lợi được hình thành chủ yếu theo khuôn mẫu thống nhất nên chưa phản ánh hết tính đặc thù của nông thôn Việt Nam với các đặc trưng khác nhau về sản xuất, văn hóa và lối sống của từng vùng miền. Chưa phát huy được vai trò chủ thể của người dân, tổ chức quản lý thủy lợi cơ sở nên chưa làm tốt vai trò “cầu nối” giữa Nhà nước với nhân dân, giữa doanh nghiệp và

người sử dụng nước, chưa khơi dậy được sức mạnh toàn dân tham gia xây dựng và quản lý khai thác công trình thủy lợi.

- Công tác đào tạo đội ngũ tham gia quản lý, vận hành chưa được quan tâm đúng mức.

- Kinh phí đầu tư cho công tác quản lý công trình thủy lợi còn thấp, dàn trải nên chưa phát huy được hiệu quả đầu tư.

- Công tác tuyên truyền pháp luật về thuỷ lợi chưa được đầy đủ, toàn diện. Có nơi công tác này mang nặng tính hình thức, chưa thực sự đi vào cuộc sống, dẫn đến tình trạng cán bộ làm công tác thuỷ lợi và người dân chưa nắm rõ các quy định pháp luật về thuỷ lợi.

- Chưa có sự tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm của một số nước phát triển trên thế giới về quản lý công trình thủy lợi.

- Công tác quy hoạch hệ thống công trình thủy lợi còn chưa có sự đổi mới, khoa học

- Công tác thanh tra, kiểm tra đối với chất lượng công trình thủy lợi và các vi phạm pháp luật về thủy lợi vẫn chưa được quan tâm dẫn đến chất lượng công trình bị ảnh hưởng, hiệu quả thấp.

- Cần thực hiện thành công việc xã hội hóa quản lý công trình thủy lợi. - Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về thủy lợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 48 - 49)