Nhân lực quản lý công trình thủy lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 97)

Nguồn: Chi cục Thủy lợi Phú Thọ (2017) Sự kết hợp, bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau giữa các tổ chức quản lý nhà nước - doanh nghiệp - hộ sử dụng nước chưa tốt. Đặc biệt là sự phối hợp hỗ trợ, hướng dẫn tổ chức thủy nông cơ sở. Chính vì vậy rất khó thực hiện xã hội hóa công tác quản lý thủy lợi, chuyển giao công tác quản lý cho cộng đồng khi mà các thủy nông viên cấp xã không có chuyên môn nghiệp vụ. Chính sách phát triển nguồn nhân lực thủy lợi còn nhiều bất cập, như chính sách tiền lương, đào tạo phát triển, thu hút nhân tài, đãi ngộ… Xu hướng chung cán bộ trẻ có đào tạo không muốn về công tác ở các tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi ở khu vực xã.

4.2.3. Nguồn lực phục vụ công tác quản lý, bảo vệ công trình thủy lợi

Các công trình tưới hầu hết được xây dựng từ lâu, nhiều công trình được xây dựng trong thời kỳ bao cấp có hệ số thiết kế tưới, tiêu thấp, thiếu kinh phí nên xây dựng chưa hoàn chỉnh từ đầu mối đến kênh mương, thiết bị lạc hậu, chắp vá không đồng bộ. Mặt khác, do đặc điểm địa hình và biến đổi khí hậu và sự điều tiết của một số công trình thủy điện lớn trên các dòng sông Lô, sông Đà đi vào hoạt động cộng với việc khai thác đầu nguồn đã làm cho mực nước kiệt của sông Lô, sông Chảy, sông Đà xuống thấp so với trung bình nhiều năm; vì vậy, các trạm bơm ven sông không chủ động được đều đã phải hạ thấp bệ máy và nối dài

ống hút để bơm nước tưới. Các trạm bơm lấy nước ven sông Thao cao trình đặt máy của các trạm bơm thấp hơn mực nước báo động 3 nên thường xuyên bị ngập vào mùa mưa lũ, gây khó khăn cho công tác quản lý vận hành. Hệ thống kênh dẫn hầu hết là kênh đất, hàng năm sau mùa mưa lũ đều bị bồi lấp và không đủ kinh phí để nạo vét. Mặt khác hệ số tưới trước đây thiết kế 0,8 l/s/ha đến nay nâng lên 1,1 - 1,2 l/s/ha; vì vậy, các công trình không đảm bảo năng lực tưới.

Hộp 4.9. Ý kiến về ảnh hưởng nguồn lực phục vụ

“ Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có hơn 2000 công trình hồ, đập, phai dâng, phân tán tại các vùng, cơ bản có công trình đều được xây dựng từ lâu dẫn đến xuống cấp, các hồ đập bị rò rỉ nước, ảnh hưởng đến an toàn công trình. ”

Nguồn: Theo Ông Lâm Việt Tuấn- Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Phú Thọ vào hồi 16h00 ngày 06 tháng 3 năm 2018 tại Chi cục Thủy lợi Phú Thọ

Do ruộng đất phân tán, hầu hết các công trình đã được đầu tư xây dựng từ lâu, chưa được đầu tư cải tạo, nâng cấp hoàn chỉnh; qua thực tế vận hành và thời gian hoạt động hiện tại, năng lực của các công trình bị giảm sút nhiều; năng lực tưới chỉ đạt khoảng 62,4% nhu cầu cần tưới. Trong những năm gần đây Nhà nước đã đầu tư cải tạo nâng cấp và xây dựng mới một số công trình trọng điểm đã góp phần tích cực nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do mức độ đầu tư còn hạn chế hầu hết chỉ mới tập trung đầu tư xây dựng và cải tạo các công trình đầu mối mà chưa xây dựng được hệ thống kênh dẫn nước dẫn đến chưa phát huy được tối đa năng lực công trình nên chưa đáp ứng được yêu cầu tưới của toàn vùng.

Bảng 4.21. Kinh phí sửa chữa cải tạo, duy tu bảo dưỡng các công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh từ 2015 -2017

TT Số công trình sửa chữa, cải tạo, duy tu bảo dưỡng

Số lượng công trình Tổng mức đầu tư (triệu đồng) 1 Năm 2015 55 205.549,09 2 Năm 2016 35 108.253,52 3 Năm 2017 24 60.784,41

Việc huy động nguồn lực trong nhân dân để đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi đặc biệt là hệ thống kênh mương nội đồng còn hạn chế, nguồn lực đầu tư chủ yếu là ngân sách nhà nước dẫn đến kết quả còn thấp.

Tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương trên địa bàn tỉnh còn thấp, chưa được kiên cố toàn bộ dẫn đến hiệu suất dẫn nước chưa cao, gây tốn kém kinh phí quản lý, duy tu, lãng phí nguồn nước; Nhiều hệ thống kênh mương bị bồi lắng không được nạo vét nên dẫn đến hiệu quả sử dụng còn hạn chế. Hệ thống công trình thủy lợi kênh mương mặt ruộng chưa đồng bộ với các hệ thống đầu mối do vậy việc phát huy hiệu quả của hệ thống chưa cao.

Các công trình tiêu tự chảy chỉ mới dừng lại với việc nạo vét, khơi thông dòng chảy các ngòi tiêu, ruột tiêu lớn mà chưa có sự kết hợp đồng bộ với việc xây dựng cơ sở hạ tầng về hệ thống đường giao thông liên huyện, liên xã, giao thông nội đồng tạo điều kiện thuận lợi về giao thông giữa các vùng, các khu vực trong tỉnh.

4.2.4. Sự phối kết hợp giữa các đơn vị trong quản lý công trình thủy lợi

Sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong quản lý các công trình thuỷ lợi có vai trò rất quan trọng đảm bảo cho công trình hoạt động hiệu quả, phát huy được vai trò tưới, tiêu của công trình thuỷ lợi, tránh được sự chồng chéo, lãng phí, thất thoát nước, tiết kiệm ngân sách và tiền đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi. Công tác quản lý công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh nói chung và trên địa bàn các huyện nói riêng rất cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý như: giữa Phòng Nông nghiệp và PTNT với Xí nghiệp thủy nông; giữa Trạm, cụm thuỷ nông với các HTX DVNN…Sự phối hợp chặt chẽ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và bảo vệ công trình thuỷ lợi và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về thuỷ lợi.

Hộp 4.10. Ý kiến về ảnh hưởng sự phối kết hợp giữa các đơn vị trong quản lý công trình thủy lợi

“Các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện đang được giao cho 01 Công ty thủy nông và 206 HTX dịch vụ quản lý; cơ bản các đơn vị phối hợp tương đối tốt với nhau; chỉ có một số nơi khi công ty thủy nông cấp nước tưới ở Kênh chính, HTX không thực hiện bơm tưới chuyển tiếp sang kênh cấp 2,3 gây lãng phí, thất thoát nguồn nước. ” Nguồn: Theo Ông Đào Quốc Huân - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Phú Thọ vào hồi 11h00 ngày 05 tháng 3 năm 2018 tại Chi cục Thủy lợi Phú Thọ

Công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh thời gian qua là tương đối tốt, nhưng vẫn có lúc, có nơi còn chưa tốt nên dẫn đến tình trạng: kênh do các trạm thuỷ nông quản lý thì tốt, có hiệu quả cao, còn kênh do các HTX DVNN quản lý thì xuống cấp hiệu quả không cao, có nhiều trường hợp vi phạm pháp luật về thuỷ lợi xảy ra.

4.2.5. Nhận thức của người dân đối với việc quản lý, bảo vệ công trình thủy lợi

Sự tham gia và ý thức bảo vệ công trình của người dân đây là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả quản lý các công trình, bởi vì cộng đồng là những người trực tiếp hưởng lợi từ các công trình. Nếu phát huy được sự phối hợp quản lý của cộng đồng hưởng lợi thì hiệu quả công trình sẽ được nâng cao.

Nhận thức của một số lãnh đạo quản lý và người dân chưa đúng, chưa đủ về các chính sách hiện hành trong quản lý công trình thuỷ lợi, đặc biệt là chính sách miễn, giảm thuỷ lợi phí. Trong khi đó thực chất đây là sự hỗ trợ của nhà nước nhằm giảm gánh nặng chi phí sản xuất nông nghiệp cho người dân và có nguồn kinh phí để tu sửa, chống xuống cấp công trình. Ở một số địa phương, người dân vẫn có tư tưởng coi công tác thuỷ lợi là trách nhiệm của nhà nước. Tư tưởng ỷ lại vào nhà nước còn nặng nề, đặt nặng vấn đề đầu tư xây dựng công trình, xem nhẹ vấn đề quản lý, chưa khơi dậy và huy động được sức mạnh toàn dân, toàn xã hội tham gia vào xây dựng, quản lý khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.

Hộp 4.11. Ý kiến về ảnh hưởng nhận thức người dân đối với quản lý, bảo vệ công trình thủy lợi

“Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, hầu hết các công trình đều xuất hiện hiện tượng vi phạm hành lang công trình thủy lợi, các hộ dân thường xuyên trồng cây trên mặt đập, dựng nhà trại chăn nuôi, hay sử dụng đăng đó đến chặn dòng nuôi thủy sản dẫn đến ảnh hưởng đến khả năng cấp nước cũng như an toàn của công trình khi vận hành. ”

Nguồn: Theo Bà Nguyễn Thị Bạch Kim - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Phú Thọ vào hồi 9h00 ngày 10 tháng 3 năm 2018 tại Chi cục Thủy lợi Phú Thọ Trong thời gian qua, ý thức bảo vệ công trình thuỷ lợi của người dân trên địa bàn huyện đã được nâng cao. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận ý thức chưa cao, nên đã có các hành vi vi phạm Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình

thuỷ lợi như: nạn đập phá bê tông mái kênh, lấy cắp thiết bị thuỷ lợi, xây dựng công trình, lấn chiếm lòng kênh, gây ách tắc dòng chảy trên kênh… từ đó dẫn đến hệ thống kênh mương, thiết bị trạm bơm và cống điều tiết bị xuống cấp, làm giảm hiệu quả sử dụng các công trình thủy lợi.

Người dân chưa hiểu rõ chính sách cấp bù miễn thu thủy lợi phí, họ hiểu rằng khi nhà nước cấp bù toàn bộ kinh phí là người dân không phải làm gì. Trong khi đó, chính sách cấp bù, miễn thu thủy lợi phí chỉ cấp trả cho phần đến cống đầu kênh, còn việc đưa nước vào ruộng người dân phải tự thực hiện. Từ đó, dẫn đến sự ỷ nại, trông chờ vào đơn vị quản lý thủy nông, không chủ động trong việc lấy nước, tiết kiệm nguồn nước.

4.3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

4.3.1. Quan điểm và định hướng tăng cường quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh địa bàn tỉnh

Để khẳng định vai trò quan trọng của việc quản lý công trình thủy lợi trong sản xuất nông nghiệp, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã thể hiện quan điểm, định hướng trong lĩnh vực thủy lợi tại các văn bản như: Kế hoạch phát triển thủy lợi giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch hiện đại hóa thủy lợi 05 năm; Quy hoạch tổng thể phát triển thủy lợi tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2020. Trong đó đưa ra quan điểm, định hướng như sau:

Phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp đến năm 2020, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành, tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực có tiềm năng và lợi thế cạnh tranh. Huy động nguồn lực, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp - nông thôn; chú trọng xây dựng hạ tầng kỹ thuật vùng sản xuất trọng điểm, nhất là vùng sản xuất hàng hoá chủ lực và vùng khó khăn; đẩy mạnh việc chuyển đổi tư duy về phương thức sản xuất nhằm tăng quy mô, chất lượng sản phẩm hàng hóa bền vững theo chuỗi liên kết. Tập trung chỉ đạo dồn đổi, tích tụ ruộng đất tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, gắn với chế biến sâu và tích cực giải quyết thị trường đầu ra cho nông sản; khắc phục tình trạng nông dân bỏ ruộng, bỏ vụ. Xây dựng chính sách phù hợp, lồng ghép có hiệu quả các chương trình, nguồn kinh phí hỗ trợ sản xuất trên cùng một địa bàn, phát triển nông (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghiệp cận đô thị, nhân rộng các mô hình sản xuất có giá trị gia tăng cao. Chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ nhiệm vụ trọng tâm xây dựng nông thôn mới; chú trọng phát triển các công trình hạ tầng thiết yếu gắn với phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, xây dựng văn hoá cộng đồng, tập quán tốt đẹp của làng quê; phát triển các ngành nghề truyền thống có giá trị kinh tế cao.

Hoàn thiện Công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, thực hiện nhiệm vụ tưới tiêu, phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai, tiết kiệm chi phí, điện năng, nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế xã hội và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước kiểm soát chặt chẽ về chuyên ngành tận dụng tối đa các nguồn lực để đảm bảo hiệuq ủa nhất, tiết kiệm nhất.

Tăng hiệu quả khai thác công trình thuỷ lợi đảm bảo đạt 70-75% năng lực thiết kế, bảo đảm vận hành an toàn, đáp ứng tốt với yêu cầu phục vụ tưới, tiêu, cấp nước, phòng chống lũ, lụt, hạn hán bảo vệ môi trường sinh thái. Đẩy mạh việc khai thác tổng hợp công trình thuỷ lợi phục vụ các ngành nghề kinh tế khác như cấp nước công nghiệp, sinh hoạt, nuôi trồng thuỷ sản và các mục tiêu kinh tế xã hội khác.

Nâng cao tự chủ về tài chính cho các tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi, đa dạng hoá các sản phẩm dịchvụ và ngành nghề hoạt động của các tổ chức này để bù đắp một phần cho các hoạt động công ích, làm giảm sự trợ cấp từ ngân sách Nhà nước.

Tăng cường sự tham gia của các tổ chức cộng đồng như Hội dùng nước, Hiệp hội dùng nước, Hợp tác xã, Ban quản lý…. trong công tác đầu tư, quản lý khai thác công trình thuỷ lợi.

Từng bước hiện đại hoá công tác quản lý thuỷ lợi, ứng dụng công nghệ thông tin và phương pháp quản lý khoa học.

Hoàn thiện khung pháp lý để đẩy nhanh việc phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, làm rõ trách nhiệm giữa Trung ương và địa phương, Nhà nước và người dân trong việc quản lý khai thác công trình thuỷ lợi. Xây dựng và hoàn thiện Công tác đặt hàng theo thông tư 56 của Bộ nông nghiệp và PTNT để huy động các thành phần kinh tế tham gia quản lý, minh bạch hoá các hoạt động của doanh nghiệp, thí điểm đấu thầu quản lý.

Củng cố và nâng cao năng lực các cơ quan chuyên môn quản lý Nhà nước về thuỷ lợi theo hướng tính gọn nhưng có hiệu quả và hiệu quả, một nhiệm vụ chỉ một cơ quan chủ trì thực hiện; sắp xếp củng cố các tổ chức quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, tạo lập hành lang pháp lý để các thành phần kinh tế, các tổ chức cộng đồng tham gia quản lý bảo vệ công trình thuỷ lợi.

Mô hình quản lý phải bảo đảm nguyên tắc quản lý thống nhất, khai thác tổng hợp theo hệ thống công trình không chi cắt theo địa giới hành chính.

Coi trọng việc khai thác sử dụng công trình thuỷ lợi đa mục tiêu, ưu tiê hàng đầu cho sản xuất nông lâm nghiệp và nước sinh hoạt nông thôn, mở rộng khả năng công nghiệp, thuỷ văn, dịch vụ du lịch, duy trì và cải thiện môi trường sinh thái khai thác thuỷ văn.

4.3.2. Giải pháp tăng cường quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh

4.3.2.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý, bảo vệ công trình thủy lợi, triển khai thực hiện Luật Thủy lợi.

Sau khi Luật Thủy lợi có hiệu lực vào ngày 01/7/2018, ban hành các văn bản dưới luật để hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh ban hành quyết định triển khai thực hiện cụ thể với đặc thù của tỉnh Phú Thọ.

Làm rõ các cơ sở pháp lý, hoạt động theo sự điều chỉnh của cơ sở pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 97)