Nhận thức của người dân đối với việc quản lý, bảo vệ công trình thủy lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 100 - 101)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.5.Nhận thức của người dân đối với việc quản lý, bảo vệ công trình thủy lợi

4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công trình thủy lợi trên địa

4.2.5.Nhận thức của người dân đối với việc quản lý, bảo vệ công trình thủy lợi

Sự tham gia và ý thức bảo vệ công trình của người dân đây là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả quản lý các công trình, bởi vì cộng đồng là những người trực tiếp hưởng lợi từ các công trình. Nếu phát huy được sự phối hợp quản lý của cộng đồng hưởng lợi thì hiệu quả công trình sẽ được nâng cao.

Nhận thức của một số lãnh đạo quản lý và người dân chưa đúng, chưa đủ về các chính sách hiện hành trong quản lý công trình thuỷ lợi, đặc biệt là chính sách miễn, giảm thuỷ lợi phí. Trong khi đó thực chất đây là sự hỗ trợ của nhà nước nhằm giảm gánh nặng chi phí sản xuất nông nghiệp cho người dân và có nguồn kinh phí để tu sửa, chống xuống cấp công trình. Ở một số địa phương, người dân vẫn có tư tưởng coi công tác thuỷ lợi là trách nhiệm của nhà nước. Tư tưởng ỷ lại vào nhà nước còn nặng nề, đặt nặng vấn đề đầu tư xây dựng công trình, xem nhẹ vấn đề quản lý, chưa khơi dậy và huy động được sức mạnh toàn dân, toàn xã hội tham gia vào xây dựng, quản lý khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.

Hộp 4.11. Ý kiến về ảnh hưởng nhận thức người dân đối với quản lý, bảo vệ công trình thủy lợi

“Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, hầu hết các công trình đều xuất hiện hiện tượng vi phạm hành lang công trình thủy lợi, các hộ dân thường xuyên trồng cây trên mặt đập, dựng nhà trại chăn nuôi, hay sử dụng đăng đó đến chặn dòng nuôi thủy sản dẫn đến ảnh hưởng đến khả năng cấp nước cũng như an toàn của công trình khi vận hành. ”

Nguồn: Theo Bà Nguyễn Thị Bạch Kim - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Phú Thọ vào hồi 9h00 ngày 10 tháng 3 năm 2018 tại Chi cục Thủy lợi Phú Thọ Trong thời gian qua, ý thức bảo vệ công trình thuỷ lợi của người dân trên địa bàn huyện đã được nâng cao. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận ý thức chưa cao, nên đã có các hành vi vi phạm Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình

thuỷ lợi như: nạn đập phá bê tông mái kênh, lấy cắp thiết bị thuỷ lợi, xây dựng công trình, lấn chiếm lòng kênh, gây ách tắc dòng chảy trên kênh… từ đó dẫn đến hệ thống kênh mương, thiết bị trạm bơm và cống điều tiết bị xuống cấp, làm giảm hiệu quả sử dụng các công trình thủy lợi.

Người dân chưa hiểu rõ chính sách cấp bù miễn thu thủy lợi phí, họ hiểu rằng khi nhà nước cấp bù toàn bộ kinh phí là người dân không phải làm gì. Trong khi đó, chính sách cấp bù, miễn thu thủy lợi phí chỉ cấp trả cho phần đến cống đầu kênh, còn việc đưa nước vào ruộng người dân phải tự thực hiện. Từ đó, dẫn đến sự ỷ nại, trông chờ vào đơn vị quản lý thủy nông, không chủ động trong việc lấy nước, tiết kiệm nguồn nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 100 - 101)