Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 51)

3.1.1. Vị trí địa lý

Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc (vị trí địa lý mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng Tây - Đông - Bắc).

Có vị trí giới hạn về địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp với tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang. - Phía Nam giáp với tỉnh Hoà Bình.

- Phía Đông giáp với tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Nội. - Phía Tây giáp với tỉnh Sơn La.

Hình 3.1. Bản đồ tỉnh Phú Thọ

Vùng nghiên cứu gồm toàn bộ 13 huyện, thành, thị xã của tỉnh Phú Thọ bao gồm: Thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, các huyện: Cẩm Khê, Đoan Hùng, Hạ Hoà, Tam Nông, Thanh Ba, Thanh Thủy, Yên Lập, Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Sơn và Tân Sơn.

3.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng

* Địa hình

Phú Thọ là tỉnh miền núi, diện tích rộng, điểm nổi bật là địa hình bị chia cắt tương đối mạnh vì nằm ở phía cuối dãy Hoàng Liên Sơn, nơi chuyển tiếp giữa miền núi cao và gò đồi, độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Căn cứ vào địa hình, chia Phú Thọ thành 3 vùng sau:

- Vùng đồng bằng: Gồm các cánh đồng ven sông Đà, sông Lô và sông Thao. Cao độ phổ biến từ +10m đến +18m. Tổng diện tích vùng đồng bằng chiếm khoảng 10% diện tích tự nhiên toàn tỉnh (UBND tỉnh Phú Thọ, 2016).

- Vùng trung du: Dạng địa hình này khá phổ biến, chủ yếu là các đồi độc lập xen kẽ các đồi gò liên tiếp nhau có sườn thoải. Cao độ địa hình phổ biến từ +15m đến +25m nằm xen kẹp giữa đồi gò cao từ 50m đến 100m và tập trung ở các huyện Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thuỷ. Diện tích vùng trung du chiếm khoảng 40% diện tích tự nhiên toàn tỉnh (UBND tỉnh Phú Thọ, 2016).

- Vùng miền núi: Bao gồm phần diện tích phía Tây, Tây Bắc và Tây Nam của tỉnh, phân bố ở các huyện Yên Lập, Tân Sơn, Thanh Sơn, Hạ Hoà và một phần phía Tây Bắc huyện Đoan Hùng. Cao độ địa hình ở đây phổ biến từ +100m đến vài trăm mét, diện tích dạng địa hình này chiếm 50% diện tích tự nhiên toàn tỉnh (UBND tỉnh Phú Thọ, 2016).

* Địa chất

- Cấu tạo địa tầng: Theo kết quả thăm dò của Đoàn địa chất 29 trước đây về cấu tạo địa tầng ở Phú Thọ có thể đánh giá như sau: Tuyệt đại bộ phận đất đai của Phú Thọ được hình thành bởi các đá mẹ cổ, đã bị biến chất mạnh. Riêng lũng sông Đà, sông Thao, sông Lô hình thành do bồi đắp phù sa kỷ đệ tứ (UBND tỉnh Phú Thọ, 2016).

- Cấu tạo địa chất: Địa chất tỉnh Phú Thọ được hình thành từ sản phẩm phong hóa của một số nhóm đá mẹ sau: Nhóm đá hỗn hợp (h); nhóm đá trầm tích và biến chất có kết cấu min (s); nhóm đá vôi và biến chất của đá vôi (v); nhóm đá

trầm tích và biến chất kết cấu hạt thô (q); nhóm đá Mácma axít (a) (UBND tỉnh Phú Thọ, 2016).

- Địa chất thuỷ văn: Theo khảo sát sơ bộ thấy rằng trữ nước dưới đất ở địa bàn tỉnh Phú Thọ khá phong phú, kết quả điều tra khảo sát ban đầu toàn tỉnh có trữ lượng khai thác cấp công nghiệp từ 71.000 đến 87.600 m3/ngày đêm. Độ khoáng hoá của nước ở cả 3 mức độ siêu nhạt (0,1g/lít), nhạt (0,1 - 1g/l) và lợ (1 - 3g/l). Đây là nguồn nước có thể dùng bổ sung cho nơi thiếu các nguồn nước mặt, tuy nhiên hiện còn gặp khó khăn về giải pháp và kinh phí đầu tư khi khai thác nguồn nước này (UBND tỉnh Phú Thọ, 2016).

3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.3.1. Đất đai

* Quỹ đất: Theo số liệu điều tra niên giám thống kê năm 2017 của Cục Thống kê Phú Thọ, tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 353.455,57 ha, đang sử dụng vào các mục đích như sau:

- Đất nông nghiệp:

+ Đất sản xuất nông nghiệp: + Đất lâm nghiệp: + Đất nuôi trồng thủy sản: + Đất nông nghiệp khác:

- Đất phi nông nghiệp: 297.175,42 ha. 118.398,45 ha. 170.609,01 ha. 7.987,59 ha. 180,37 ha. 53.616,76 ha. * Thổ nhưỡng

Đất đai trong vùng có nguồn gốc khác nhau nên phân bố phức tạp và thay đổi nhiều. Đất đồi núi và trung du hình thành do phong hóa đá mẹ tại chỗ là chủ yếu. Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng gần đây, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 26 đơn vị đất thuộc 7 nhóm đất chính bao gồm:

Nhóm đất cát (C) - Arenosols (AR) Nhóm đất phù sa (P) - Fluvisols (FL) Nhóm đất glây (GL) - Gleysol (GL) Nhóm đất có tầng sét loang lổ (L) - Plinthosols (PT) Nhóm đất xám (X) - Acrisols (AC) Đất tầng mỏng (E) - Leptosols (LP)

Nhóm đất đỏ (F) - Ferralsols (FR)

3.1.3.2. Dân số - Lao động

 Dân số:

Dân số toàn tỉnh Phú Thọ năm 2017 có 1.391.710 người, trong đó dân số thành thị 244.028 người (chiếm 18,2%), dân số nông thôn 1.096.785 người (chiếm 81,8%). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 15,42‰; mật độ dân số bình quân 379,5 người/km2, cao nhất là thành phố Việt Trì (1.722,6 người/km2), thấp nhất là huyện Tân Sơn (113,1 người/km2) (UBND tỉnh Phú Thọ, 2016).

 Nguồn nhân lực:

Tính đến năm 2017, số lao động trong độ tuổi hiện có khoảng 893,3 nghìn người, chiếm 62% tổng dân số. Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 710,9 nghìn người; trong đó ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản là 438,4 nghìn người. Cơ cấu lao động đang có sự chuyển dịch sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Năm 2005 lao động nông nghiệp chiếm 72,88%, lao động công nghiệp và xây dựng chiếm 13,46%, lao động khu vực dịch vụ chiếm 13,66%; năm 2013 tỷ lệ cơ cấu lao động làm việc trong ngành kinh tế tương ứng là 53%; 8,5% và 9,8% (UBND tỉnh Phú Thọ, 2016).

3.1.3.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của cơ cở

Giai đoạn 2010-2017, nền kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng cao, sản xuất kinh doanh các ngành, lĩnh vực tiếp tục phát triển. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 10,7%, trong đó: Nông lâm nghiệp tăng 5,2%, công nghiệp - xây dựng tăng 12,3%, dịch vụ tăng 12,9%. Quy mô của nền kinh tế tăng 2,24 lần, GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 11,8 triệu đồng (tương đương 633 USD), tăng gần gấp đôi so năm 2009 (UBND tỉnh Phú Thọ, 2016).

Năm 2017 tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng 5,8%; trong đó: Nông lâm nghiệp tăng 5,07%, công nghiệp - xây dựng tăng 2,43%, dịch vụ tăng 10,93%; GDP bình quân đầu người 20,42 triệu đồng (UBND tỉnh Phú Thọ, 2016).

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh; năm 2017, công nghiệp - xây dựng chiếm 41,3%, dịch vụ chiếm 31,4% và nông lâm nghiệp 27,3%. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng tỷ lệ lao động trong công nghiệp và dịch vụ, giảm lao động nông nghiệp (UBND tỉnh Phú Thọ, 2016).

3.1.3.4. Tình hình sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông lâm nghiệp mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh; song phát triển với tốc độ khá cao và ổn định, theo hướng sản xuất hàng hóa. Giá trị sản xuất tăng 1,21 lần, giá trị sản phẩm bình quân trên 1ha đất canh tác đạt 50,2 triệu đồng. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn từng bước được tăng cường, xây dựng nông thôn mới được quan tâm, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới. Cơ cấu nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tiếp tục chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, phù hợp tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

a. Ngành trồng trọt

Tổng diện tích gieo trồng cây năm 2017 đạt 149,092 nghìn ha, trong đó diện tích cây lương thực có hạt 86,552 nghìn ha. Mặc dù diện tích gieo trồng lúa có xu hướng giảm nhưng do năng suất được mùa (lúa đạt 54,29 tạ/ha, ngô đạt 45,53 tạ/ha mức cao nhất từ trước đến nay) nên sản lượng lương thực cả năm đạt 454,708nghìn tấn, trong đó sản lượng lúa đạt 375,6 nghìn tấn. Ổn định diện tích cây chè 15,9 nghìn ha; sản lượng chè búp tươi 128 nghìn tấn. Các cây trồng khác: Diện tích sắn 9.197 ha, năng suất bình quân ước đạt 13,2 tấn/ha; cây đỗ tương 908,8 ha; cây lạc 4,99 nghìn ha; rau, đậu các loại 13,29 nghìn ha; năng suất, sản lượng các cây rau, màu đều tăng (UBND tỉnh Phú Thọ, 2016).

b. Ngành chăn nuôi

Chăn nuôi gia súc, gia cầm cơ bản ổn định, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Chăn nuôi trên địa bàn toàn tỉnh nhìn chung có xu hướng giảm về số lượng đầu con trong đàn đại gia súc nhưng tăng đầu đàn lợn và gia cầm. Tổng đàn lợn đạt 735 nghìn con, tổng đàn gia cầm đạt 10,28 triệu con. Tuy nhiên, chăn nuôi trâu, bò có xu hướng thu hẹp về quy mô tổng đàn: Tổng đàn trâu đạt 73,4 nghìn con, tổng đàn bò đạt 91,8 nghìn con. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 119 nghìn tấn (UBND tỉnh Phú Thọ, 2016).

c. Thủy sản

Phát triển thủy sản có bước chuyển biến tích cực: Mở rộng diện tích nuôi các giống thủy sản ngắn ngày, các giống thủy sản có giá trị kinh tế cao kết hợp nuôi thâm canh, bán thâm canh để tăng năng suất, sản lượng, giá trị và hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Diện tích nuôi đạt 9,85 nghìn ha, tổng sản lượng khai thác đạt 23,3 nghìn tấn, trong đó sản lượng nuôi đạt 22,5 ngàn tấn (UBND tỉnh Phú Thọ, 2016).

d. Lâm nghiệp

Phát triển lâm nghiệp là một trong những thế mạnh đang được Tỉnh quan tâm và chú trọng cả về trồng và khai thác. Tính đến năm 2017, tổng diện tích trồng rừng tập trung 5,8 nghìn ha, khoán bảo vệ rừng 33,4 nghìn ha, chăm sóc rừng trồng 15,97 nghìn ha, khoanh nuôi tái sinh 1,1 nghìn ha; sản lượng gỗ khai thác 355,7 nghìn m3. Độ che phủ rừng đạt 50%. Bên cạnh các hoạt động trồng và phát triển rừng, khai thác và chế biến lâm sản cũng đạt được tăng trưởng khá. Sản lượng gỗ khai thác đạt 270,6 nghìn m3, trong đó gỗ nguyên liệu giấy khai thác đạt 229,95 nghìn m3, chiếm 84,94% tổng khối lượng gỗ khai thác; tre, vầu, luồng khai thác đạt khoảng 5.748,2 triệu cây (UBND tỉnh Phú Thọ, 2016).

3.1.3.5. Điều kiện liên quan đến lĩnh vực thủy lợi

Nằm ở trung lưu của hệ thống sông Hồng, Phú Thọ tiếp nhận nguồn nước của 3 sông lớn là sông Lô, sông Thao và sông Đà với 2 chi lưu là sông Chảy, sông Bứa và nhiều suối, ngòi chằng chịt, chảy qua địa bàn toàn tỉnh. Đặc điểm chủ yếu của sông ngòi như sau:

Sông Thao là dòng chính của sông Hồng bắt nguồn từ Trung Quốc, có diện tích lưu vực tính đến Việt Trì là 51.800 km2 với chiều dài sông là 902 km. Sông Thao chảy tương đối thẳng theo hướng chảy Tây Bắc - Đông Nam. Độ cao bình quân lưu vực là 647m. Độ dốc bình quân lưu vực là 29,9%. Phần diện tích lưu vực riêng Việt Nam là 11.173 km2, chiều dài chảy qua Phú Thọ từ Hậu Bổng (Hạ Hòa) đến Bến Gót (Việt Trì) khoảng 109,5 km. Các sông nhánh của sông Thao đều ngắn và rất dốc, mật độ sông khá dày (UBND tỉnh Phú Thọ, 2016).

Sông Lô cũng phát nguồn từ Trung Quốc, có chiều dài 274 km, sông Lô có 2 phụ lưu lớn là: sông Chảy, chỉ lưu phía hữu ngạn, hợp lưu tại thị trấn Đoan Hùng, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ và sông Gâm, chỉ lưu phía tả ngạn, đổ vào sông Lô ở Khe Lau, tỉnh Tuyên Quang. Chiều dài chảy qua Phú Thọ từ Chí Đám (Đoan Hùng) đến Bến Gót (Việt Trì) khoảng 73,5 km chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam gần như song song với sông Thao (UBND tỉnh Phú Thọ, 2016).

Sông Đà là phụ lưu lớn nhất thuộc hệ thống sông Hồng. Phần diện tích lưu vực sông Đà thuộc Việt Nam là 26.800 km2. Chiều dài sông chảy qua tỉnh Phú Thọ từ Tinh Nhuệ (Thanh Sơn) đến Hồng Đà (Tam Nông) khoảng 43,5 km theo hướng Nam - Bắc (UBND tỉnh Phú Thọ, 2016).

Sông Chảy là nhánh lớn của sông Lô, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, song song với sông Thao, dài 319 km, diện tích ở Việt Nam 4.580 km2.

Chiều dài sông phần hạ lưu chảy vào tỉnh Phú Thọ khoảng 18 km (UBND tỉnh Phú Thọ, 2016).

Sông Bứa nằm gần trọn trong tỉnh Phú Thọ và trải khắp huyện Thanh Sơn, chỉ có phần nhỏ thượng nguồn nằm trong tỉnh Sơn La. Sông Bứa có tổng diện tích là 1.370 km2, chiều dài sông là 73,5 km, độ cao bình quân lưu vực 302m, độ dốc bình quân lưu vực là 22,2%. Có mật độ sông suối là 1,03 km/km2 (UBND tỉnh Phú Thọ, 2016).

Các ao, hồ, đầm: Ngoài các sông ngòi, Phú Thọ còn có hệ thống ao, hồ, đầm. Tổng diện tích ao hồ, đầm trong tỉnh có khoảng 3.000ha. Tác dụng của ao hồ đầm là nguồn cung cấp nước, điều tiết lũ vào mùa mưa và nuôi trồng thuỷ sản (như đầm Ao Châu, đầm Đào, đầm Dị Nậu, đầm Bạch Thuỷ, đầm Chính Công... và hệ thống ao hồ ở phía Nam Việt Trì..v.v.) (UBND tỉnh Phú Thọ, 2016).

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Trên địa bàn tỉnh hiện có 2.039 công trình tưới, trong đó: 1.341 hồ, đập dâng; 432 phai dâng; 222 trạm bơm tưới, 31 trạm bơm tưới tiêu kết hợp và nhiều công trình tạm, 13 trạm bơm chuyên tiêu. Năng lực tưới hiện tại đảm bảo tưới được: Lúa chiêm 29.500/36.500 ha đạt 80,8%; lúa mùa 26.300/33.100 ha đạt 79,6%; diện tích màu 2.100/14.100 ha đạt 15%. Ngoài ra đã cấp nước tạo nguồn tưới cho 909 ha diện tích cây vùng đồi, cấp nước cho 1.300 ha diện tích nuôi trồng thủy sản (UBND tỉnh Phú Thọ, 2016).

Nguồn vốn hỗ trợ cho sửa chữa, nâng cấp, xây mới công trình thủy lợi trên dịa bàn tỉnh Phú Thọ khoảng 200 tỷ đồng, với các chương trình, dự án về lĩnh vực thủy lợi được các cơ quan cấp trên tạo điều kiện tham gia như: Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7); Dự án “Sửa chữa và nâng cao an toàn đập” (WB8) (UBND tỉnh Phú Thọ, 2016).

Xuất phát từ hiện trạng thực tế trên, việc đưa ra các giải pháp tăng cường quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.

Chọn điểm nghiên cứu chúng tôi đã dựa vào các căn cứ sau:

- Đặc điểm tự nhiên và điều kiện sản xuất của từng vùng, địa điểm nghiên cứu phải thể hiện tính đại diện cho vùng sinh thái, đặc điểm tự nhiên địa hình rõ nét. - Các công trình thủy lợi được chọn nghiên cứu có đặc điểm chung thuộc những xã có hệ thống thủy lợi đa dạng và phong phú.

- Xã, huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn.

- Những xã, huyện đang tổ chức quản lý công trình thủy lợi và có tỷ lệ lao động nông nghiệp cao.

Với những lý do trên, chúng tôi đã chọn các huyện, xã đại diện cho điều kiện địa hình, sinh thái khác nhau để tiến hành điều tra nghiên cứu. Đó là huyện Lâm Thao (gồm các xã Sơn Dương và Vĩnh Lại); huyện Đoan Hùng (gồm các xã Chí Đám, Ngọc Quan). Đây là những huyện, xã có hệ thống hạ tầng thủy lợi lớn, đang tiếp tục phát triển hệ thống thủy lợi đặc biệt là kiên cố hóa kênh mương để phục vụ sản xuất và đời sống, điều này còn mang tính chất đại diện về kinh tế xã hội đặc trưng với các vùng sản xuất khác nhau. Mỗi xã đều đã có cứng hóa kênh mương và chưa cứng hóa kênh mương.

Xuất phát từ những vấn đề trên, việc nghiên cứu quản lý các công trình thủy lợi để đưa ra những định hướng phát triển và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh nói chung và các xã, huyện nghiên cứu nói riêng là rất cần thiết.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Nguồn số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài được thu thập từ các nguồn chủ yếu sau đây:

- Nghị quyết số 12/2015/NQ-HĐND ngày 14/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ về Quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

- Kế hoạch số 92/KH-UBND ngày 08/01/2017 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” tỉnh Phú Thọ đến năm 2020.

- Quyết định số 09/2014/QĐ-UBND của UBND Tỉnh Phú Thọ về việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)