Nội dung quản lý công trình thủy lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 26 - 36)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý các công trình thủy lợi

2.1. Cơ sở lý luận về quản lý công trình thủy lợi

2.1.3. Nội dung quản lý công trình thủy lợi

2.1.3.1. Ban hành các văn bản hướng dẫn, quản lý công trình thủy lợi

a. Việc các văn bản hướng dẫn, quản lý công trình thủy lợi

Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi, Luật Thủy lợi là văn bản pháp luật quan trọng nhất về thủy lợi, được Quốc Hội thông qua ngày 19/6/2017 và có hiệu lực vào ngày 01/7/2018.

Để hướng dẫn thi hành Luật Thủy lợi, Chính phủ đã ban hành các văn bản cụ thể như sau: Nghị định số 67/2018/NĐ-CP về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi; Nghị định 62/2018/NĐ-CP ngày 02/5/2018 về việc quy định về hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi; Nghị định số 77/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 về việc Quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; Nghị định 96/2018/NĐ- CP ngày 30/6/2018 về Quy định chi tiết về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi.

Trên cơ sở đó, các bộ đã ban hành các hướng dẫn như: Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/05/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi; Quyết định số 1050a/QĐ-BTC ngày 30/9/2018 của Bộ Tài chính về ban hành giá tối đa sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi giai đoạn 2018-2020.

Các văn bản được ban hành nhìn chung bảo đảm tính khả thi và đáp ứng kịp thời yêu cầu thuỷ lợi phục vụ sản xuất và dân sinh. Tuy nhiên, nhiều địa phương ban hành các văn bản chi tiết để thực thi các nội dung về quản lý, khai thác công trình

thuỷ lợi còn chậm. Một số nội dung của Pháp lệnh đã đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của thực tiễn, tuy nhiên kết quả còn hạn chế, như việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.

Trên cơ sở các văn bản quản lý của các cơ quan có thẩm quyền, Bộ Nông nghiệp & PTNT, UBND các tỉnh thành phố và các đên vị có liên quan phải tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

b. Chính sách cấp bù, miễn thu thủy lợi phí

Trong giai đoạn 2015-01/7/2018: căn cứ thực hiện chính sách cấp bù, miễn thu thủy lợi phí được quy định tại các văn bản: Pháp lệnh số 32/2001/PL- UBTVQH10 khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi ngày 04/4/2001; Nghị định 67/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi; Thông tư 41/2013/TT-BTC ngày 11/4/2013 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012; Quyết định số 08/2013/QĐ-UBND ngày 28/6/2013 về việc quy định mức thu thuỷ lợi phí và tiền nước của các công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; Hướng dẫn liên ngành số 1893/HD-LN:TC- NN&PTNT ngày 09/12/2013 của Liên Sở Tài chính và NN&PTNT về hướng dẫn một số nội dung thuộc chính sách cấp bù thuỷ lợi phí.

Trong đó quy định cụ thể như sau:

- Điều 2, Chương II, Thông tư 41/2013/TT-BTC: Đối tượng miễn thuỷ lợi phí gồm:

+ Miễn thuỷ lợi phí đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp phục vụ nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, diện tích đất trồng cây hàng năm có ít nhất một vụ lúa trong năm; diện tích đất làm muối.

+ Miễn thủy lợi phí đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao; đất nông nghiệp được nhà nước giao cho hộ nghèo.

+ Miễn thủy lợi phí đối với diện tích đất nông nghiệp trong hạn mức giao đất nông nghiệp cho các đối tượng sau đây: Hộ gia đình, cá nhân nông dân được Nhà nước giao hoặc công nhận đất để sản xuất nông nghiệp, bao gồm cả đất được thừa kế, cho tặng, nhận chuyển quyền sử dụng đất; Hộ gia đình, cá nhân là xã viên hợp tác xã sản xuất nông nghiệp đã nhận đất giao khoán ổn định của hợp

tác xã, nông trường quốc doanh (hoặc các công ty nông nghiệp chuyển đổi từ nông trường quốc doanh) để sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật; Hộ gia đình, cá nhân là nông trường viên đã nhận đất giao khoán ổn định của nông trường quốc doanh để sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật; Hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp có quyền sử dụng đất nông nghiệp góp đất của mình để thành lập hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo quy định của Luật Hợp tác xã.

- Điều 3; Chương II, Thông tư 41/2013/TT-BTC: Phạm vi miễn thu thuỷ lợi phí được tính từ vị trí cống đầu kênh của tổ chức hợp tác dùng nước đến công trình đầu mối của công trình thuỷ lợi.

- Điều 19; Nghị định 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012: Mức thu thủy lợi phí và miễn thủy lợi phí:

Bảng 2.2. Mức thu thủy lợi phí và miễn thủy lợi phí đối với cây lúa

TT Vùng và biện pháp công trình

Mức thu (1.000 đồng/ha/vụ)

1 Miền núi cả nước

- Tưới tiêu bằng động lực 1.811 - Tưới tiêu bằng trọng lực 1.267 - Tưới tiêu bằng trọng lực và kết hợp động lực hỗ trợ 1.539 2 Đồng bằng sông Hồng - Tưới tiêu bằng động lực 1.646 - Tưới tiêu bằng trọng lực 1.152 - Tưới tiêu bằng trọng lực và kết hợp động lực hỗ trợ 1.399 3 Trung du Bắc Bộ và Bắc khu IV - Tưới tiêu bằng động lực 1.433 - Tưới tiêu bằng trọng lực 1.003 - Tưới tiêu bằng trọng lực và kết hợp động lực hỗ trợ 1.218

4 Nam khu IV và Duyên hải miền Trung

- Tưới tiêu bằng động lực 1.409 - Tưới tiêu bằng trọng lực 986 - Tưới tiêu bằng trọng lực và kết hợp động lực hỗ trợ 1.197 5 Tây Nguyên - Tưới tiêu bằng động lực 1.629 - Tưới tiêu bằng trọng lực 1.140 - Tưới tiêu bằng trọng lực và kết hợp động lực hỗ trợ 1.385 6 Đông Nam Bộ

- Tưới tiêu bằng động lực 1.329

- Tưới tiêu bằng trọng lực 930

- Tưới tiêu bằng trọng lực và kết hợp động lực hỗ trợ 1.130

7 Đồng bằng sông Cửu Long

- Tưới tiêu bằng động lực 1.055

- Tưới tiêu bằng trọng lực 732

- Tưới tiêu bằng trọng lực và kết hợp động lực hỗ trợ 824 Nguồn: Theo Nghị định 67/2012/NĐ-CP (2012) - Trường hợp tưới, tiêu chủ động một phần thì thu bằng 60% mức phí tại Biểu trên.

- Trường hợp chỉ tạo nguồn tưới, tiêu bằng trọng lực thì thu bằng 40% mức phí tại Biểu trên.

- Trường hợp chỉ tạo nguồn tưới, tiêu bằng động lực thì thu bằng 50% mức phí tại Biểu trên.

- Trường hợp lợi dụng thủy triều để tưới, tiêu thì thu bằng 70% mức phí tưới tiêu bằng trọng lực.

- Trường hợp phải tạo nguồn từ bậc 2 trở lên đối với các công trình được xây dựng theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, mức thu thủy lợi phí được tính tăng thêm 20% so với mức phí tại Biểu trên.

- Trường hợp phải tách riêng mức thu cho tưới, tiêu trên cùng một diện tích thì mức thu thủy lợi phí cho tưới được tính bằng 70%, cho tiêu bằng 30% mức thu quy định tại Biểu trên.

- Đối với diện tích trồng mạ, rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày kể cả cây vụ đông thì mức thu thủy lợi phí bằng 40% mức thủy lợi phí đối với đất trồng lúa.

Trong giai đoạn 01/7/2018-đến nay: Chuyển từ cấp bù miễn thu thủy lợi phí sang giá dịch vụ thủy lợi theo Nghị định 96/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ.

Theo Điều 3, NĐ 96/2018/NĐ-CP. Giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi được tính: Giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi được tính bằng tiền đồng (VNĐ) cho một đơn vị sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi đối với từng biện pháp tưới nước, biện pháp tiêu nước, từng loại hình sản phẩm, dịch vụ. Cụ thể như sau:

- Tưới cho cây trồng: đồng/ha/vụ hoặc đồng/m3.

- Cấp nước cho nuôi trồng thủy sản: đồng/ha/năm hoặc đồng/ha/vụ hoặc đồng/m3 hoặc đồng/m2 mặt thoáng/năm; cấp nước cho sản xuất muối: đồng/ha/năm hoặc đồng/ha/vụ hoặc đồng/m3 hoặc bằng 2% giá trị muối thành phẩm.

- Cấp nước cho chăn nuôi: đồng/m3.

- Tiêu, thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, khu vực nông thôn và đô thị trừ vùng nội thị: đồng/nội dung công việc/năm. Trường hợp không xác định được cụ thể nội dung công việc thì tính theo đồng/ha lưu vực tiêu thoát nước, nhưng mức giá tối đa không quá 5% mức giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi của tưới đối với đất trồng lúa/vụ.

- Thoát lũ, ngăn lũ, ngăn triều cường, ngăn mặn, đẩy mặn, rửa mặn, rửa phèn, giữ ngọt: đồng/nội dung công việc.

Theo Điều 4, NĐ 96/2018/NĐ-CP 1. Giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác được tính bằng tiền đồng (VNĐ) cho một đơn vị sản phẩm, dịch vụ thủy lợi đối với từng loại hình sản phẩm, dịch vụ:

- Cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp: đồng/m3.

- Tiêu nước cho khu công nghiệp bao gồm cả các nhà máy công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao: đồng/nội dung công việc hoặc đồng/ha lưu vực tiêu, nhưng mức giá tối đa không quá 50% mức giá phẩm, dịch vụ thủy lợi của tưới đối với đất trồng lúa.

- Kết hợp phát điện: đồng/đồng doanh thu (% giá trị sản lượng điện thương phẩm).

- Kinh doanh, du lịch và các hoạt động vui chơi giải trí khác: đồng/đồng doanh thu. Trường hợp được giao đất hoặc thuê đất phục vụ các mục đích nêu trên năm trong khu vực thuộc chỉ giới cắm mốc phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thì tính theo đồng/ha/năm.

- Nuôi trồng thủy sản trong các hồ chứa nước: đồng/ha mặt thoáng/năm. - Kết hợp giao thông: đồng/tấn/lần hoặc đồng/m2/lượt.

2.1.3.2. Quy hoạch các công trình thủy lợi

Quy hoạch phát triển thủy lợi (gọi tắt là quy hoạch thủy lợi) là việc quy hoạch tổng hợp, đưa ra các giải pháp thích hợp để bảo vệ, khai thác, sử dụng có

hiệu quả nguồn nước cũng như phòng chống thiên tai do nước gây ra nhằm phục vụ các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và đưa ra phương thức triển khai các nguồn lực dự kiến để đạt được các mục tiêu đề ra (Tiêu chuẩn Việt Nam, TCVN 8302:2009).

Quy hoạch các công trình thủy lợi được lập mới, rà soát, điều chỉnh thống nhất theo lưu vực sông, hệ thống công trình thủy lợi, phù hợp với đặc điểm từng vùng, miền, kết hợp đồng bộ giải pháp công trình và giải pháp phi công trình; phù hợp với chiến lược phát triển thủy lợi, quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và khả năng của nền kinh tế; các quy hoạch khác có liên quan phải phù hợp với quy hoạch thủy lợi.

Theo Điều 11 của Luật Thủy lợi quy định Quy hoạch công trình thủy lợi gồm có các nội dung:

- Quy hoạch thủy lợi tổng hợp được lập trên phạm vi toàn quốc, vùng, lưu vực sông, hệ thống công trình thủy lợi, đơn vị hành chính để giải quyết tổng hợp các vấn đề cấp, tưới, tiêu, thoát nước; phòng, chống thiên tai liên quan đến nước;

- Quy hoạch thủy lợi chuyên đề được lập trên phạm vi vùng, lưu vực sông, hệ thống công trình thủy lợi, đơn vị hành chính để giải quyết một trong các vấn đề cấp, tưới, tiêu, thoát nước; phòng, chống thiên tai liên quan đến nước.

- Quy hoạch thủy lợi vùng, quy hoạch hệ thống công trình thủy lợi, quy hoạch thủy lợi theo đơn vị hành chính phải phù hợp với quy hoạch thủy lợi toàn quốc, quy hoạch thủy lợi lưu vực sông.

- Quy hoạch thủy lợi được lập cho giai đoạn 10 năm, tầm nhìn 20 năm hoặc dài hơn và được rà soát theo định kỳ 05 năm.

- Quy hoạch thủy lợi được điều chỉnh khi có sự điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, chiến lược thủy lợi hoặc khi có biến động lớn tác động đến mục tiêu chính của quy hoạch thủy lợi.

Theo điều 3 khoản 2 của Nghị định 143/2003/NĐ-CP của Chính phủ có nêu "Việc khai thác, sử dụng tổng hợp công trình thuỷ lợi phải tuân thủ theo quy hoạch, kế hoạch, quy trình..."

Quy hoạch công trình thủy lợi phải gắn chặt với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ thủy lợi và tổ chức lại sản xuất trong

nông nghiệp. Đồng thời, phải kết hợp với nâng cao hiệu quả quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi, nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ nước có thu, khuyến khích hợp tác đầu tư công - tư tạo nguồn lực cho phát triển thủy lợi.

2.1.3.3. Xây dựng mới, duy tu, bảo dưỡng công trình thuỷ lợi

Hoạt động xây dựng công trình thủy lợi bao gồm lập quy hoạch thủy lợi, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, thẩm tra, thẩm định dự án, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình thủy lợi (Bộ NN& PTNT, 2012).

Để công trình thuỷ lợi bảo đảm khả năng vận hành theo yêu cầu thiết kế, thì công tác duy tu, bảo dưỡng thường xuyên công trình, theo quy định tại khoản 2 điều 20 của Nghị định 143/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi có nêu: "Doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thuỷ lợi, tổ chức hợp tác dùng nước trực tiếp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi có trách nhiệm duy tu, bảo dưỡng thường xuyên công trình thuỷ lợi".

Theo Điều 15 của Luật Thủy lợi quy định yêu cầu đối với đầu tư xây dựng công trình thủy lợi như sau:

- Phù hợp với quy hoạch thủy lợi;

- Áp dụng các giải pháp để giảm thiểu tổn thất nước và giảm diện tích đất phải sử dụng khi xây dựng công trình;

- Phải tính đến yếu tố kết nối giữa các công trình thủy lợi, giữa công trình thủy lợi với công trình hạ tầng kỹ thuật khác có liên quan, giữa các vùng, nguồn nước;

- Đồng bộ từ công trình đầu mối đến công trình thủy lợi nội đồng, khép kín trong hệ thống công trình thủy lợi;

- Kết hợp hài hòa giải pháp công trình và phi công trình;

- Bố trí đủ nguồn lực để thi công công trình trong giai đoạn vượt lũ, chống lũ an toàn;

- Bảo đảm an toàn công trình thủy lợi.

Quy định về duy tu (sửa chữa thường xuyên) tài sản cố định được quy định như sau: "Sửa chữa thường xuyên tài sản cố định của doanh nghiệp khai

thác công trình thuỷ lợi là tu sửa, nạo vét, bồi trúc, thay thế đối với các bộ phận công trình, kênh mương, nhà xưởng, máy móc thiết bị của doanh nghiệp bị hư hỏng nhỏ, bồi lấp hàng năm, chưa ảnh hưởng lớn đến năng lực hoạt động nhưng phải tu sửa, nạo vét ngay để chống xuống cấp và bảo đảm công trình làm việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 26 - 36)