Quan điểm và định hướng tăng cường quản lý công trình thủy lợi trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 101 - 103)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.1.Quan điểm và định hướng tăng cường quản lý công trình thủy lợi trên

4.3. Giải pháp tăng cường quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

4.3.1.Quan điểm và định hướng tăng cường quản lý công trình thủy lợi trên

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

4.3.1. Quan điểm và định hướng tăng cường quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh địa bàn tỉnh

Để khẳng định vai trò quan trọng của việc quản lý công trình thủy lợi trong sản xuất nông nghiệp, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã thể hiện quan điểm, định hướng trong lĩnh vực thủy lợi tại các văn bản như: Kế hoạch phát triển thủy lợi giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch hiện đại hóa thủy lợi 05 năm; Quy hoạch tổng thể phát triển thủy lợi tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2020. Trong đó đưa ra quan điểm, định hướng như sau:

Phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp đến năm 2020, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành, tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực có tiềm năng và lợi thế cạnh tranh. Huy động nguồn lực, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp - nông thôn; chú trọng xây dựng hạ tầng kỹ thuật vùng sản xuất trọng điểm, nhất là vùng sản xuất hàng hoá chủ lực và vùng khó khăn; đẩy mạnh việc chuyển đổi tư duy về phương thức sản xuất nhằm tăng quy mô, chất lượng sản phẩm hàng hóa bền vững theo chuỗi liên kết. Tập trung chỉ đạo dồn đổi, tích tụ ruộng đất tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, gắn với chế biến sâu và tích cực giải quyết thị trường đầu ra cho nông sản; khắc phục tình trạng nông dân bỏ ruộng, bỏ vụ. Xây dựng chính sách phù hợp, lồng ghép có hiệu quả các chương trình, nguồn kinh phí hỗ trợ sản xuất trên cùng một địa bàn, phát triển nông

nghiệp cận đô thị, nhân rộng các mô hình sản xuất có giá trị gia tăng cao. Chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ nhiệm vụ trọng tâm xây dựng nông thôn mới; chú trọng phát triển các công trình hạ tầng thiết yếu gắn với phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, xây dựng văn hoá cộng đồng, tập quán tốt đẹp của làng quê; phát triển các ngành nghề truyền thống có giá trị kinh tế cao.

Hoàn thiện Công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, thực hiện nhiệm vụ tưới tiêu, phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai, tiết kiệm chi phí, điện năng, nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế xã hội và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước kiểm soát chặt chẽ về chuyên ngành tận dụng tối đa các nguồn lực để đảm bảo hiệuq ủa nhất, tiết kiệm nhất.

Tăng hiệu quả khai thác công trình thuỷ lợi đảm bảo đạt 70-75% năng lực thiết kế, bảo đảm vận hành an toàn, đáp ứng tốt với yêu cầu phục vụ tưới, tiêu, cấp nước, phòng chống lũ, lụt, hạn hán bảo vệ môi trường sinh thái. Đẩy mạh việc khai thác tổng hợp công trình thuỷ lợi phục vụ các ngành nghề kinh tế khác như cấp nước công nghiệp, sinh hoạt, nuôi trồng thuỷ sản và các mục tiêu kinh tế xã hội khác.

Nâng cao tự chủ về tài chính cho các tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi, đa dạng hoá các sản phẩm dịchvụ và ngành nghề hoạt động của các tổ chức này để bù đắp một phần cho các hoạt động công ích, làm giảm sự trợ cấp từ ngân sách Nhà nước.

Tăng cường sự tham gia của các tổ chức cộng đồng như Hội dùng nước, Hiệp hội dùng nước, Hợp tác xã, Ban quản lý…. trong công tác đầu tư, quản lý khai thác công trình thuỷ lợi.

Từng bước hiện đại hoá công tác quản lý thuỷ lợi, ứng dụng công nghệ thông tin và phương pháp quản lý khoa học.

Hoàn thiện khung pháp lý để đẩy nhanh việc phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, làm rõ trách nhiệm giữa Trung ương và địa phương, Nhà nước và người dân trong việc quản lý khai thác công trình thuỷ lợi. Xây dựng và hoàn thiện Công tác đặt hàng theo thông tư 56 của Bộ nông nghiệp và PTNT để huy động các thành phần kinh tế tham gia quản lý, minh bạch hoá các hoạt động của doanh nghiệp, thí điểm đấu thầu quản lý.

Củng cố và nâng cao năng lực các cơ quan chuyên môn quản lý Nhà nước về thuỷ lợi theo hướng tính gọn nhưng có hiệu quả và hiệu quả, một nhiệm vụ chỉ một cơ quan chủ trì thực hiện; sắp xếp củng cố các tổ chức quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, tạo lập hành lang pháp lý để các thành phần kinh tế, các tổ chức cộng đồng tham gia quản lý bảo vệ công trình thuỷ lợi.

Mô hình quản lý phải bảo đảm nguyên tắc quản lý thống nhất, khai thác tổng hợp theo hệ thống công trình không chi cắt theo địa giới hành chính.

Coi trọng việc khai thác sử dụng công trình thuỷ lợi đa mục tiêu, ưu tiê hàng đầu cho sản xuất nông lâm nghiệp và nước sinh hoạt nông thôn, mở rộng khả năng công nghiệp, thuỷ văn, dịch vụ du lịch, duy trì và cải thiện môi trường sinh thái khai thác thuỷ văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 101 - 103)