Đặc điểm chung của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi cung ứng gà đồi yên thế cho thị trường hà nội (Trang 64 - 66)

Diễn giải ĐVT

Theo quy mô

Tính chung Quy mô nhỏ Quy mô vừa Quy mô lớn 1. Tổng số hộ điều tra Hộ 20 40 20 80 2. Số hộ có chủ hộ là nữ Hộ 2 6 1 9

3. Tuổi bình quân của chủ hộ Tuổi 47,8 45,7 44,2 45,9 4. Trình độ văn hóa

- Cấp 2 % 60 30 10 33,3

- Cấp 3 % 40 70 90 66,6

5. Số nhân khẩu/hộ Người 4,3 4,5 4,6 4,5

6. Số lao động/hộ Người 2,1 2,1 2,8 2,46

7. Hệ số nhân khẩu/lao động Người 2,04 2,14 1,64 1,87 8. Số năm kinh nghiệm Năm 11,6 12,5 11,8 11,96

Theo số liệu thống kê của UBND huyện Yên Thế, tính đến tháng 9/2015, số hộ chăn nuôi 500 con/lứa có 1.200 hộ, số hộ chăn nuôi từ 1.000 – 2.000 con/lứa có trên 700 hộ, số hộ chăn nuôi từ 2.000 con/lứa trở lên có trên 200 hộ; cá biệt có một số hộ nuôi từ 5.000 - 10.000 con/lứa. Số nhân khẩu, tỷ lệ lao động, trình độ chuyên môn…đươc thể hiện qua bảng 4.1.

Qua điều tra 80 hộ chăn nuôi gà trên địa bàn huyện Yên Thế cho thấy, tuổi bình quân của những người được phỏng vấn là gần 46 tuổi, số năm kinh nghiệm bình quân là 11,9 năm, với độ tuổi và số năm kinh nghiệm như vậy nên kiến thức trong chăn nuôi gà của các hộ điều tra rất tốt. Trình độ học vấn của những người được phỏng vấn khá cao. Trong tổng số 80 hộ điều tra thì có đến 66,6% chủ hộ có trình độ cấp III, còn lại là cấp II, trong đó có cả người là thú y viên cơ sở. Với trình độ học vấn như vậy rất thuận lợi cho việc phát triển nghề chăn nuôi thông qua học hỏi và trao đổi kinh nghiệm chăm sóc đàn gà. Bình quân nhân khẩu/hộ là 4,5 người, trong đó có từ 2 lao động trở lên trong các gia đình. Phần lớn các hộ có 4 khẩu thì có 2 lao động chính trở lên nên có đủ lao động để tổ chức sản xuất, chăn nuôi. Tuy nhiên khi xét trên từng quy mô cho thấy, việc sử dụng lao động của hộ quy mô nhỏ chưa thực sự hiệu quả, bởi chăn nuôi ở quy mô nhỏ nhưng cần đến trung bình 2,1 lao động trong khi đó các hộ chăn nuôi quy mô vừa cũng chỉ có 2,1 lao động. Các hộ chăn nuôi quy mô lớn công việc nhiều hơn nên số lao động sử dụng trung bình là 3,2 lao động/hộ.

 Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho chăn nuôi của các hộ điều tra: Hiện nay trên địa bàn huyện, các hộ chăn nuôi theo hình thức nhỏ lẻ như trước kia giờ không còn nhiều, thay vào đó là các hộ chăn nuôi với quy mô lớn, đầu tư chuồng trại và trang thiết bị hiện đại, tiện dụng. Cỏ sở vật chất phục vụ cho chăn nuôi của các hộ điều tra được thể hiện qua bảng 4.2.

Qua bảng 4.2 ta thấy, hệ thống chuồng trại, công cụ, dụng cụ phục vụ cho chăn nuôi gà đã được quan tâm và đầu tư nhiều hơn so với trước đây. Đối với các hộ chăn nuôi quy mô lớn diện tích chuồng trại bình quân là 282 m2 và diện tích kho chứa bình quân là 34,8m2; tổng số vốn đầu tư cơ sở vật chất bình quân cho một hộ chăn nuôi là 141 triệu đồng, trong đó đầu tư cho chuồng trại là nhiều nhất hơn 77 % ứng với 84,833 triệu đồng. Chuồng trại của các nhóm hộ này sở dĩ tốn kém nhiều chi phí như vậy là do được đầu tư xây dựng với không gian, diện tích lớn và đảm bảo đúng tiêu chuẩn, có đủ hệ thống sưởi ấm, thông gió, thoát nước, chất thải và làm mát cho chuồng nuôi mùa hè. Nhóm hộ theo quy mô vừa có diện

tích chuồng trại bình quân hộ là 152 m2; tổng số vốn đầu tư cho chăn nuôi của nhóm hộ này là 96,7 triệu đồng, trong đó đầu tư cho hệ thống chuồng trại bình quân 76 triệu đồng, đầu tư cho kho chứa 18,2 triệu đồng. Chuồng trại của các nhóm hộ này tuy được xây dựng kiên cố nhưng vẫn xây theo mô hình chuồng trại cũ, hệ thống thoáng khí, chất thải và hệ thống sưởi ấm mùa đông vẫn chưa được đầu tư đúng mức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi cung ứng gà đồi yên thế cho thị trường hà nội (Trang 64 - 66)