Những bài học kinh nghiệm cho chuỗi cung ứng gà đồi Yên Thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi cung ứng gà đồi yên thế cho thị trường hà nội (Trang 39 - 42)

Từ thực tiễn kinh nghiệm chuỗi cung ứng gia cầm của một số nước trên thế giới và chuỗi cung ứng gà của một số tỉnh trong nước, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho chuỗi cung ứng gà đồi Yên Thế như sau:

Bài học 1: Xác định chuỗi cung ứng là một trong những lợi thế cạnh tranh

Yếu tố cơ bản để cạnh tranh ngày nay trong các công ty hàng đầu là sở hữu được một chuỗi cung ứng trội hơn hẳn đối thủ, như ở Thái Lan ngay từ thập niên 1990, Thái Lan đã có gần 100% hộ chăn nuôi gà sản xuất gia công cho các doanh nghiệp chế biến, từ đó các doanh nghiệp ổn định sản xuất và cung ứng cho thị trường. Nói cách khác thì quản trị chuỗi cung ứng không còn là một chức năng mang tính hoạt động của các công ty hàng đầu mà trở thành một bộ phận chiến lược của công ty. Trong quá trình tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, Hà Nội đã xác định, xây dựng và phát triển các chuỗi cung ứng của mình thành một lợi thế cạnh tranh. Với việc đầu tư vào xây dựng chuỗi cung ứng thành một lợi thế, các cơ sở sản xuất, kinh doanh mong muốn giảm được thời gian từ lúc nhận đơn đặt hàng cho đến khi giao sản phẩm cuối cùng đến nhà bán lẻ. Hơn thế nữa, việc đầu tư này sẽ giúp chuỗi cung ứng trở nên gọn nhẹ (lean supply chain)

và có thể đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng.

Bài học 2: Sự hỗ trợ về chính sách, tài chính, công nghệ kỹ thuật của nhà nước, hiệp hội trong ngành chăn nuôi có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của chuỗi cung ứng

Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng xây dựng và triển khai các chuỗi cung ứng. Vai trò này của nhà nước thể hiện ở việc xây dựng đồng bộ hệ thống chính sách, trong đó có chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi

theo hướng bền vững. Và một điều không thể phủ nhận tác động từ việc hỗ trợ của nhà nước trong việc phát triển chuỗi cung ứng gà. Khi dịch bệnh đối với gia cầm tràn lan trên diện rộng thì sự chủ động của quản lý nhà nước càng phải đẩy mạnh hơn nữa. Thực tế ở Việt Nam điều này chưa được phát huy hiệu quả đến mức tối đa. Có rất nhiều cơ quan chuyên trách hỗ trợ người chăn nuôi tiêu thụ, với những trình độ kiến thức kỹ thuật sẵn có, các cơ quan này cần nhanh chóng chủ động đưa ra phương án để giảm thiểu rủi ro nhiều nhất cho người chăn nuôi.

Đối với liên kết giao dịch theo hợp đồng ở Thái Lan, Cục Nội thương thiết lập thị trường để phục vụ cho các giao dịch theo hợp đồng giữa người nông dân hoặc tổ chức nông nghiệp với những người mua hàng. Cục Nội thương đề ra tiêu chuẩn hàng hóa, hợp đồng mẫu, điều tiết các họat động ký kết, giám sát thực hiện hợp đồng, tham gia cùng với ban trọng tài và các bên ký kết giải quyết mâu thuẫn khi có tranh chấp. Đồng thời thường xuyên tuyên truyền phổ biến kiến thức rộng rãi về việc ký kết hợp đồng nông sản và phân loại chất lượng nông sản, hỗ trợ tài chính cho người mua. Với hình thức liên kết này, người nông dân sẽ bớt chịu áp lực về điều kiện thời tiết, dịch bệnh thay đổi, áp lực về giá từ thị trường trong và ngoài nước, áp lực giá từ thương lái... Họ sẽ được hỗ trợ nhiều hơn nữa và có sự đảm bảo đầu ra.

Ở Hà Nội, để phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững, gắn kết chặt chẽ các khâu từ sản xuất điến tiêu dùng, UBND thành phố đã ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích xây dựng các chuỗi cung ứng; theo đó việc xây dựng chuỗi liên kết được thành phố hỗ trợ kinh phí tuyên tuyền, tạo lập thị trường, tổ chức các kênh phân phối…

Bài học 3: Xây dựng hệ thống thông tin là hết sức quan trọng và không thể thiếu trong quản trị chuỗi cung ứng

Thông tin có một vai trò hết sức to lớn trong quản trị. Kinh nghiệm về chuỗi cung ứng trên thế giới và trong nước cho thấy, mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp muốn các hoạt động quản trị có hiệu quả thì điều không thể thiếu được, đó là phải xây dựng một hệ thống thông tin tốt. Hơn thế nữa hiệu quả sản xuất, kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp dựa vào hệ thống thông tin là rất cao, đặc biệt là trong chăn nuôi, nếu không nắm được thông tin thị trường để đưa ra quyết định sản xuất hay thông tin dịch bệnh để có biện pháp ngăn chặn thì thiệt hại sẽ rất lớn, chính vì vậy nên cần quan tâm đầu tư mua sắm những phương tiện kỹ

thuật điện tử hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng hệ thống thông tin trong quản trị.

Bài học 4: Tổ chức sản xuất kinh doanh gắn với quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi

Để quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi hiệu quả cần có cơ chế chính sách về quy hoạch sản xuất tập trung, quy hoạch cơ sở giết mổ tập trung. Để tham gia sản xuất hàng hóa đưa ra tiêu thụ trên thị trường, nhà sản xuất/ hợp tác xã sản xuất cần có đăng ký và hội tụ đủ các yêu cầu tối thiểu về quy mô sản xuất. Việc sản xuất tập trung/quy mô sản xuất tối thiếu mới đưa vào chương trình giám sát, đảm bảo hiệu quả chi phí trong việc tổ chức quản lý và kiểm soát. Yêu cầu này cũng giúp cho các nhà sản xuất cần phải liên kết với nhau để sản xuất hoặc tham gia các tổ hợp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Từ kinh nghiệm chuỗi cung ứng gia cầm của Trung Quốc cho thấy, các biện pháp an toàn sinh học là cần thiết để kiểm soát dịch bệnh H7N9, nhưng các quy trình đó rất khó để thực thi và điều chỉnh chuỗi cung ứng thịt gia cầm, vì số lượng các nhà sản xuất và buôn bán nhỏ rất lớn. Vì vậy cần đến những thay đổi lớn trong việc tổ chức các chuỗi cung ứng thịt gia cầm mới có thể kiểm soát cúm gia cầm.

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi cung ứng gà đồi yên thế cho thị trường hà nội (Trang 39 - 42)