Nhóm giải pháp về cung ứng đầu vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi cung ứng gà đồi yên thế cho thị trường hà nội (Trang 89 - 91)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ gà đồi Yên Thế theo chuỗi cung ứng

4.3.1. Nhóm giải pháp về cung ứng đầu vào

4.3.1.1. Giải pháp về sản xuất và cung ứng giống

Trong chỗi cung ứng, giống là khâu then chốt, quyết định phần lớn đến năng suất, chất lượng thịt. Bên cạnh đó, sự sẵn có về con giống sẽ giúp người chăn nuôi tiết giảm chi phí, gia tăng hiệu quả kinh tế và chủ động hơn trong hoạt động chăn nuôi. Vì vậy để giải quyết vấn đề này trong thời gian tới cần thực hiện các giải pháp sau:

- Tạo mọi điều kiện hỗ trợ các tổ chức và cá nhân đầu tư xây dựng lò ấp chọn lọc, lai tạo nâng cao năng suất, chất lượng giống gà tại địa phương nhằm giải quyết nhu cầu giống tại chỗ phục vụ chăn nuôi.

- Hình thành và phát triển các vùng giống nhân dân, khuyến khích lai tạo giống địa phương và các giống nhập nội để tạo ra những đặc trưng, khác biệt và tránh lai tạo đồng huyết, cận huyết.

- Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất giống trên địa bàn tỉnh với dây chuyền công nghệ hiện đại nhằm chủ động việc tổ chức chăn nuôi và giảm giá thành sản phẩm.

4.3.1.2. Giải pháp về thức ăn chăn nuôi

chăn nuôi, hay nói cách khác giá cả và chất lượng thức ăn chăn nuôi ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế trong chuỗi cung ứng. Vì thế, để nâng cao hiệu quả kinh tế cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

- UBND tỉnh cần nghiên cứu, tạo mọi điều kiện thuận lợi để khuyến khích thu hút các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng và phát triển các nhà máy sản suất, chế biến thức ăn chăn nuôi trên địa bàn nhằm chủ động nguồn thức ăn công nghiệp tại chỗ và giúp người chăn nuôi tiết giảm chi phí đầu vào.

- Sở NN&PTNT cần rà soát lại diện tích, cơ cấu vật nuôi cây trồng, nghiên cứu, bố trí lại cơ cấu một số cây trồng nhằm tăng diện tích trồng ngô, đậu tương... để tăng nguồn thức ăn thô tại chỗ và nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi.

- Thúc đẩy chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại, chăn nuôi tập trung để các đại lý cấp I, nhà máy sản xuất thức ăn có thể phân phối trực tiếp đến người chăn nuôi mà không cần qua các đại lý cấp II, cấp III trung gian nhằm tiết giảm chi phí.

- Chính quyền địa phương cần hỗ trợ xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa người chăn nuôi, ngân hàng và công ty sản xuất thức ăn trong việc vay vốn thế chấp và mua bán thức ăn chăn nuôi. Nghiên cứu hình thức thương thuyết, đàm phán phù hợp với các nhà máy sản xuất, đại lý để giảm giá bán thức ăn.

- Hỗ trợ, tư vấn người chăn nuôi có hiệu quả hơn trong việc lựa chọn khẩu phần thức ăn phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của đàn gà để tăng hiệu quả chuyển hoá thức ăn.

- Khuyển khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân nghiên cứu nhằm tìm ra các loại thức ăn mới có hiệu quả cao trong chăn nuôi gà.

4.3.1.3. Giải pháp về thú y và phòng trừ dịch bệnh

Tỷ lệ hao hụt có ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế trong chuỗi, khi tỷ lệ hao hụt tăng 1% thì NB giảm gần 18 ngàn đồng/100kg và NB/TC giảm 0,004 lần. Vì thế để hạn chế tối đa dịch bệnh, giảm thiểu tỷ lệ hao hụt nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và tạo niềm tin cho người tiêu dùng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

các biện pháp an toàn sinh học để đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y của các cơ sở chăn nuôi. Tổ chức kiểm dịch gia cầm trước khi nhập và xuất chuồng, kiểm soát chặt chẽ các khâu chăn nuôi, giết mổ, chế biến, lưu thông và tiêu thụ sản phẩm tại các chợ buôn bán gia cầm sống.

- Cung ứng kịp thời, đầy đủ về số lượng, chất lượng và chủng loại vaccine, thuốc thú y, hoá chất, vật tư, dụng cụ để phòng, chống các loại dịch bệnh gia cầm mới đang phát sinh tại các địa phương. .

- Củng cố và phát triển hệ thống mạng lưới thú y cơ sở. Tạo mọi điều kiện nâng cao về phụ cấp kinh phí cho cán bộ phòng chống dịch bệnh hàng năm; đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thú y cơ sở để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ trước diễn biến dịch bệnh ngày càng khó lường và phức tạp.

- Tăng cường về năng lực và trang thiết bị để hệ thống thú y thực hiện tốt việc kiểm tra, chuẩn đoán, xét nghiệm và có biện pháp phòng, trị hiệu quả các dịch bệnh thường gặp ở địa phương và một số dịch bệnh mới phát sinh.

- Tuyên truyền, vận động người chăn nuôi đặc biệt là các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ về ý thức phòng trừ dịch bệnh.

- Hạn chế tối đa chăn nuôi nhỏ lẻ ở các khu vực đông dân cư, khuyến khích chăn nuôi theo quy mô trang trại, gia trại, tập trung ở các vùng xa khu dân cư để hạn chế tối đa khả năng lây lan dịch bệnh và thuận lợi cho việc thực hiện các giải pháp phòng trừ dịch bệnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi cung ứng gà đồi yên thế cho thị trường hà nội (Trang 89 - 91)