Kết quả và HQKT hoạt động bán lẻ gà đã qua giết mổ, chế biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi cung ứng gà đồi yên thế cho thị trường hà nội (Trang 79 - 81)

(Tính BQ/điểm bán lẻ/ngày)

Chỉ tiêu ĐVT Siêu thị, TTTM Quầy bán thực phẩm

1. Số lượng gà tiêu thụ BQ/ngày Kg 443,62 52,26

2. Doanh thu 1.000 đồng 66.543 7.839

3. Chi phí 1.000 đồng 58.320,6 7.203,8

- Chi phí mua gà 1.000 đồng 57.670,6 6.793.8

- Chi phí nhân công 1.000 đồng 450 -

- Chi phí, điện, nước 1.000 đồng 100 10

- Chi phí khác 1.000 đồng 100 100

4. Thu nhập (2-3) 1.000 đồng 8.222,4 935,2

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015) Qua bảng 4.10 ta thấy, mức tiêu thụ của một siêu thị hoặc TTTM bình quân mỗi ngày là 443,62 kg gà thịt, với doanh thu là 66,543 triệu đồng, chi phí trung

gian là 58,32 triệu đồng, thu nhập bình quân mỗi ngày là 8,222 triệu đồng và ta tính được lợi nhuận trước thuế mỗi tháng là 246,672 triệu đồng. Đối với quầy bán lẻ của hộ kinh doanh mỗi ngày tiêu thụ 52,26 kg, với doanh thu 7,839 triệu đồng, chi phí trung gian là 7,203 triệu đồng, thu nhập bình quân mỗi ngày là 0,935 triệu đồng và ta tính được lợi nhuận trước thuế mỗi tháng là 28,050 triệu đồng.

4.1.2.6. Hoạt động của các hộ tiêu dùng

Thịt gà từ lâu đã trở thành món ăn ngon dùng để tiếp đãi bạn bè, khách quý, chế biến thành các món ăn thường ngày và đặc biệt, gà là lễ vật không thể thiếu trong mâm cơm thờ cúng của người Việt. Gà được bán chủ yếu ở các chợ truyền thống, sản phẩm thịt gà đã qua giết mổ, chế bến được bán tại các siêu thị, TTTM, sàn giao dịch thực phẩm tươi sống và các quầy kinh doanh thịt gia cầm. Thịt gà có rất nhiều ưu điểm như nhiều dưỡng chất, giá cả phải chăng, dễ chế biến, có thể chế biến thành nhiều món khác nhau, khẩu vị quen thuộc với người tiêu dùng…

Viện chăn nuôi Việt Nam dẫn nguồn thống kê của Poultry Internationa vào tháng 6/2015 cho biết, Việt Nam tiêu thụ bình quân 11,5 kg thịt gia cầm/người/năm. Tuy nhên, qua điều tra từ các hộ tiêu dùng cho thấy, mỗi năm các hộ điều tra tiêu thụ bình quân 9,3 kg thịt gà/người. Lượng tiêu thụ gần như chia đều cho các tháng trong năm, những thời điểm mà tiêu dùng thịt gà tăng đó là các ngày lễ, ngày tết.

Kinh tế phát triển, đời sống của người dân tăng cao thì mức chi tiêu cho nhu cầu vê ăn uống cũng tăng lên, nhất là yêu cầu về sản phẩm chất lượng cao, giàu dinh dưỡng và an toàn. Người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cao hơn cho sản phẩm có thương hiệu, rõ nguồn gốc, xuất xứ, đảm bảo chất lượng và tươi ngon. Hiện nay, người tiêu dùng Hà Nội và các địa phương khác có thể dễ dàng phân biệt sản phẩm gà đồi Yên Thế. Để có thể mua được đúng sản phẩm gà đồi Yên Thế, ngoài việc quan sát ngoại hình, kiểm tra tem nhãn, người tiêu dùng thường chọn mua sản phẩm gà đồi Yên Thế ở những địa đểm quen biết, có uy tín.

4.1.3. Sự thay đổi giá bán gà đồi Yên Thế qua các tác nhân trong chuỗi

Sản phẩm nói chung, gà đồi Yên Thế nói riêng sẽ có sự thay đổi giá bán qua các tác nhân trong chuỗi cung ứng. Qua các khâu, các chuỗi tiêu thụ, gá sản phẩm sẽ phải cộng thêm chi phí trung gian, chính vì vậy mà giá bán của người thu mua gom khác với giá bán của người bán lẻ (Bảng 4.11).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi cung ứng gà đồi yên thế cho thị trường hà nội (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)