Diễn giải ĐVT
Theo quy mô
Tính chung Quy mô nhỏ Quy mô vừa Quy mô lớn 1. Vay vốn Hộ 6 18 13 37 2. Số tiền vay 1000 đ 60.000 360.000 650.000 1.070.000 3. Nguồn vốn vay - Ngân hàng 1000 đ 0 270.000 550.000 820.000 - Quỹ tín dụng 1000 đ 60.000 90.000 0 150.000 - Họ hàng, người quen 1000 đ 0 0 100.000 100.000 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015) Nguồn vốn để vay của các hộ có thể huy động rất da dạng, có nguồn vay từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội, vay từ Quỹ tín dụng. Ngoài ra còn có các chương trình vay vốn hỗ trợ phát triển kinh tế thông qua các tổ chức xã hội, anh em họ hàng, bạn bè. Theo kết quả điều tra thì có rất ít các hộ phải đi vay vốn để chăn nuôi, hầu hết là vốn tự có của gia đình. Vốn vay được các hộ sử dụng chủ yếu để mua vườn đồi, xây dựng chuồng trại chăn nuôi.
Qua kết quả điều tra 80 hộ chăn nuôi thì có 37 hộ vay vốn, chiếm 46,25%, mức vay bình quân là 28,9 triệu đồng/hộ. Nguồn vay chủ yếu của Ngân hàng Nông nghiệp và Quỹ tín dụng với lãi suất ưu đãi chỉ 6-8%/năm.
Trong chăn nuôi, chi phí thức ăn chăn nuôi chiếm một phần rất lớn, người chăn nuôi có hai sự lựa chọn là mua thức ăn chăn nuôi xong trả tiền ngay hoặc nợ lại sau khi bán gà sẽ thanh toán với mức giá mỗi bao cám hỗn hợp 25 kg cao hơn 6 – 8 nghìn đồng. So với việc vay vốn ở các nguồn chính thống như ngân hàng hay các tổ chức tín dụng thì mua chịu thức ăn từ các đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi dễ dàng hơn và cũng kịp cho kỳ chăn nuôi, nếu gặp rủi ro trong quá trình chăn nuôi cũng có thể giãn nợ mà không gặp quá nhiều khó khăn. Vì vậy cho nên hiện nay các hộ thiếu tiền vốn thường chọn mua chịu cám ở các đại lý, đây có thể xem như là sự hỗ trợ lớn từ phía các đại lý thức ăn chăn nuôi.
b) Hoạt động chăn nuôi và công tác thú y của các hộ điều tra
Hoạt động chăn nuôi
Trong quá trình điều tra tại địa phương tác giả nhận thấy tập quán chăn nuôi của người dân đã thay đổi. Hiện nay, các hộ chăn nuôi theo quy trình an toàn sinh học, VietGHAP đã thay thế cho hình thức chăn thả tự do trước kia. Nguyên nhân là chăn nuôi theo phương thức cũ mất rất nhiều thời gian, sản phẩm không đảm bảo an toàn, rủi ro cao. Mặt khác, hiện nay hệ thống đại lý phân phối thức ăn chăn nuôi trên địa bàn rất phát triển, hệ thống đại lý về tận thôn xóm nên rất thuận tiện cho người chăn nuôi trong việc mua thức ăn. Ngoài ra, các hộ chăn nuôi cũng được tham gia rất nhiều các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi như: quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, VietGHAP, GlobalGAP do Chi cục chăn nuôi - Sở NN&PTNT và Phòng Nông nghiệp huyện tổ chức. Ở đây người dân được học cách sử dụng thức ăn chăn nuôi để thu được hiệu quả kinh tế cao và an toàn.
Công tác thú y
Theo báo cáo của Trạm thú y huyện Yên Thế, công tác thú y, phòng chống dịch bệnh là yếu tố rất quan trọng trong chăn nuôi gà. Trong chăn nuôi gà thả vườn, loại bệnh thường gặp là bệnh Marek, nhất là khi chăn nuôi ở quy mô lớn, nhiều nông hộ vì không biết nên đã mua phải những con giống chưa được tiêm phòng vaccine Markek. Việc tiêm phòng Marek cho gà giống ngay khi mới nở là liệu pháp bắt buộc để phòng bệnh là tốt nhất. Nếu không tiêm phòng, khi dịch bùng phát thì đàn gà của bà con chỉ còn cách tiêu hủy và không có cách nào cứu chữa được.
Thông thường gà thả vườn đồi có sức đề kháng cao hơn so với gà nuôi nhốt công nghiệp. Tuy nhiên, do đặc trưng chăn thả trong tự nhiên nên chúng có thể mắc một số bệnh như bệnh dịch tả, bệnh thương hàn, bạch lỵ, bệnh tụ huyết trùng, bệnh đậu gà và thậm trí là cúm A (H5N1)… Tùy theo điều kiện tự nhiên, thời tiết ở từng thời điểm, gà có thể mắc một số bệnh khác như bệnh cầu trùng, bệnh san, bệnh viêm đường hô hấp (CGD), bệnh E.coli.
Qua điều tra các hộ chăn nuôi thường thực hiện lịch phòng bệnh cho gà theo hướng dẫn của cán bộ thú y như sau: gà từ 3 – 5 ngày tuổi nhỏ Gum 1 lần. Gà từ 5 – 7 ngày tuổi nhỏ LXT 1 lần. Gà từ 10 – 11 ngày tuổi nhỏ Gum 2 lần. Gà từ 18 ngày tuổi nhỏ LXT 2 lần. Gà từ 22 – 23 ngày tuổi nhỏ Gum 3 lần.
Gà từ 7 tuần tuổi chủng đậu lần 1. Gà từ 60 – 120 ngày tuổi chủng đậu lần 2. Tiềm hệ 1 lúc 60-65 ngày và 120 ngày tuổi.
Mạng lưới cán bộ thú y cơ sở chưa thực sự đồng đều và rộng khắp. Thuốc thú y hiện nay khá phong phú, nhiều chủng loại cả thuốc trong nước và nhập ngoại. Các hộ chăn nuôi ở huyện Yên Thế đã có nhiều kinh nghiệm chăn nuôi nhiều năm nên cũng có kinh nghiệm trong việc phòng ngừa. Khi phát hiện gà có triệu chứng bị bệnh các hộ chăn nuôi đã chủ động mua thuốc về tự chữa, nếu không khỏi họ mới nhờ đến nhân viên thú y. Các hộ chăn nuôi hiện nay đã có ý thức hơn trong việc vệ sinh chuồng trại, trước khi vào đàn đều thực hiện việc tiêu độc, khử trùng để tránh dịch bệnh.
c) Phương thức giao dịch và thanh toán trong quá trình mua bán gà
Phương thức giao dịch
Khi gà đến thời điểm xuất bán, người chăn nuôi thường liên hệ với những người thu mua gom hoặc doanh nghiệp giết mổ, chế biến để họ đến xem và mua gà. Hoặc cũng có trường hợp thương lái mua gom, doanh nghiệp giết mổ chủ động liên hệ với người chăn nuôi để mua gà theo hợp đồng từ trước. Hợp đồng thu mua chủ yếu là hợp đồng bằng miệng dựa trên mối quan hệ quen biết và tin tưởng nhau là chính. Người chăn nuôi và người mua thỏa thuận giá bán, cân gà ngay tại trang trại, hộ chăn nuôi nhưng giá chủ yếu vẫn bị người mua áp đặt. Hiện nay người chăn nuôi tiêu thụ gà theo một số cách sau:
- Bán gà cho người thu mua gom trên địa bàn huyện, sau đó các thương nhân mua gom vận chuyển đi tiêu thụ tại các chợ đầu mối trên địa bàn thành phố Hà Nội như: Chợ Hà Vĩ, chợ Hải Bối, chợ Bắc Thăng Long, chợ Lam Điền - Chương Mỹ, chợ Na Khê - Hà Đông, chợ Gia Quất - Gia Lâm và trung chuyển qua chợ đầu mối gia cầm Từ Sơn – Bắc Ninh. Cách này thường áp dụng cho những hộ chăn nuôi quy mô lớn. Người mua gom và người chăn nuôi thường quen biết nhau, vì vậy họ nắm chắc thời điểm gà xuất bán.
- Bán gà cho cơ sở giết mổ (03 cơ sở giết mổ tập trung tại huyện Yên Thế và các cơ sở giết mổ thủ công trên địa bàn Hà Nội); Cách này áp dụng cho tất cả hộ chăn nuôi: hộ chăn nuôi quy mô lớn thì bán cho cơ sở giết mổ tập trung, còn hộ chăn nuôi quy mô nhỏ thì bán cho cơ sở giết mổ thủ công. Thông thường các hộ chăn nuôi lớn đã ký hợp đồng và ứng trước một khoản tiền từ cơ sở giết mổ.
Các cơ sở giết mổ tập trung sau khi thu mua gà, thực hiện việc giết thịt, để nguyên con hoặc phân loại, đóng gói, dán nhãn, bảo quản và vận chuyển đến giao buôn cho các cơ sở bán lẻ (siêu thị, TTTM, quầy kinh doanh thực phẩm) trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Bán gà trực tiếp cho thương nhân mua buôn, bán lẻ trên địa bàn Hà Nội: Cách này thường chiếm tỉ lệ không nhiều, vì người chăn nuôi thường không có phương tiện xe ô tô nên phải vận chuyển bằng xe máy. Tuy nhiên, theo xu hướng cạnh tranh của thị trường như hiện nay, cách này đang dần có xu hướng phát triển, vì phương tiện xe ô tô có thể thuê hoặc một nhóm hộ mua chung.
Hiện nay, gà bán cho người tiêu dùng tại Hà Nội chủ yếu dưới 2 dạng: Dạng thứ nhất là, gà lông (gà chưa giết thịt): gà lông được người thu mua gom vận chuyển đến giao buôn thương nhân tại các chợ đầu mối, bán buôn gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội, sau đó các thương nhân bán lẻ mua và vận chuyển đến các chợ dân sinh, chợ truyền thống để bán lẻ cho người tiêu dùng.
Dạng thứ hai là, gà đã giết mổ, chế biến: được doanh nghiệp giết mổ, chế biến cung ứng vào các siêu thị tại Hà Nội như Siêu thị Fivimart, BigC, Hapro, Intimex, Metro Thăng Long, Sài Gòn Co.op, HiWay... và các quầy, cửa hàng thực phẩm để bán cho người tiêu dùng. Ngoài ra còn được các cơ sở giết mổ thủ công tại các địa bàn dân cư, các chợ thực hiện việc giết mổ rồi bán cho người tiêu dùng.
Phương thức thanh toán
Phương thức thanh toán rất đa dạng, gà xuất bán cho người thu mua gom và cơ sở giết mổ ở địa phương khác chủ yếu thanh toán tiền ngay sau khi bắt gà. Đối với cơ sở giết mổ trong huyện, ngoài số tiền ứng trước cho các hộ chăn nuôi để giữ ổn định nguồn hàng, số tiền còn lại chủ yếu là trả sau từ 5 - 10 ngày (sau khi bắt gà về giết mổ và bán xong 2 - 5 ngày mới trả tiền cho hộ chăn nuôi). Các hộ chăn nuôi theo quy mô lớn chủ yếu bán cho các hộ thu mua gom hoặc cơ sở giết mổ tập trung, công nghiệp, bởi chỉ có họ mới có khả năng mua một lần hết cả đàn gà. Tuy nhiên để giảm thiểu rủi ro, tăng khả năng quay vòng vốn và có nguồn thu nhập đều đặn qua các tháng thì hầu hết các hộ chăn nuôi đều lựa chọn hình thức nuôi gối và bán cho mọi đối tượng.
d) Kết quả, hiệu quả chăn nuôi của các hộ điều tra
Nhìn chung tình hình cung ứng gà đồi Yên Thế cho thị trường Hà Nội tương đối ổn định. Tuy gà xuất bán theo từng lứa nhưng do nhiều hộ chăn nuôi đã thực hiện việc nuôi gối đàn nên ngày nào cũng có gà cung ứng ra thị trường.