Đặc điểm địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi cung ứng gà đồi yên thế cho thị trường hà nội (Trang 42 - 46)

3.1.1.1. Đặc điểm về vị trí địa lý và địa hình

Yên Thế là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, nằm ở vùng trung du và miền núi phía Bắc. Trung tâm huyện cách thủ đô Hà Nội 75 km về hướng Đông Bắc. Yên Thế gồm 21 xã, thị trấn, có vị trí tiếp giáp với các địa phương của tỉnh Bắc Giang và các tỉnh khác như sau:

Phía Đông giáp huyện Lạng Giang - Bắc Giang

Phía Tây giáp các huyện Hợp Tiến, Võ Nhai, Phú Bình – Thái Nguyên Phía Nam giáp với huyện Tân Yên - Bắc Giang

Phía Bắc giáp với huyện Hữu Lũng – Lạng Sơn

Với vị trí địa lý như vậy, Yên Thế rất thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế với các huyện khác trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, trên địa bàn huyện có thị trấn Cầu Gồ là trung tâm tập trung dân cư đông đúc, tiềm năng phát triển to lớn chắc chắn sẽ thúc đẩy kinh tế toàn huyện, nói chung, từng xã nói riêng.

3.1.1.2. Đặc điểm về dân số và lao động

Lao động là một yếu tố đặc biệt quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất. Vai trò này càng được thể hiện rõ hơn trong sản xuất nông nghiệp, khi mà trình độ cơ giới hóa còn chưa theo kịp đòi hỏi của thực tế sản xuất. Dân số và lao động của huyện cũng có nhiều điểm chung với các huyện miền núi khác của tỉnh Bắc Giang.

Qua bảng 3.1 tổng dân số của huyện năm 2015 là 126.355 người, tăng 8,12% so với năm 2014 (tương ứng với 9.485 người). Bình quân qua 3 năm, dân số của huyện tăng 4,585%. Số nhân khẩu nông nghiệp liên tục giảm, bình quân trong 3 năm giảm 0,86%/năm, số nhân khẩu phi nông nghiệp luôn tăng, bình quân trong 3 năm tăng 25,9%/ năm. Tuy nhiên số nhân khẩu trong nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ khá cao là 73,1% trong cơ cấu dân số toàn huyện năm 2015.

Năm 2015, toàn huyện có 34.440 hộ, trong đó 72,1% là hộ nông nghiệp. Bình quân qua 3 năm tổng số hộ tăng lên 4,59%, số hộ nông nghiệp bình quân trong 3 năm giảm 0,095, số hộ phi nông nghiệp tăng bình quân nhanh là 20,53%.

Bảng 3.1. Tình hình dân số và lao động huyện Yên Thế qua 3 năm (2013 - 2015)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 14/13 15/14

1 Tổng số nhân khẩu khẩu 115.654 100 116.870 100 126.355 100 101,05 108,12 1.1 Khẩu nông nghiệp khẩu 93.992 81 92.531 79 92.375 73,1 98,45 99,83 1.2 Khẩu phi nông nghiệp khẩu 21.662 19 24.339 21 33.980 26,9 112,36 139,61

2 Tổng số hộ hộ 31.483 100 32.940 100 34.440 100 104,63 104,55

2.1 Hộ nông nghiệp hộ 24.845 79 24.986 76 24.797 72,1 100,57 99,24 2.2 Hộ phi nông nghiệp hộ 6.638 21 7.954 24 9.643 27,9 119,83 121,23 3 Tổng số lao động lao động 60.612 100 61.423 100 63.423 100 101,34 103,26 3.1 Lao động nông nghiệp lao động 48.670 80 48.805 79 50.140 79,05 100,28 102,74 3.2 Lao động phi nông nghiệp lao động 11.942 20 12.618 21 13.283 20,95 105,66 105,27 4 Một số chỉ tiêu bình quân

4.1 Nhân khẩu/hộ khẩu/hộ 3,67 3,55 3,67 96,73 103,35

4.2 Lao động/hộ Lđ/hộ 1,93 1,86 1,84 96,86 98.76

Về lực lượng lao động, bình quân qua 3 năm chỉ tiêu này tăng 3,26%. Trong đó, lao động nông nghiệp tuy đã có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ khá cao là 79,05% năm 2015. Lao động phi nông nghiệp liên tục tăng qua 3 năm bình quân là 5,27%. Vài năm trở lại đây, nhiều lao động trên địa bàn huyện đã di cư đến các thành phố lớn, xuất khẩu lao động ra nước ngoài. Đây là một hướng mới giải quyết lao động dư thừa ở nông thôn Việt Nam nói chung, lao động nông thôn huyện Yên Thế nói riêng.

3.1.1.3. Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội

Cùng với xu thế đổi mới chung của cả nước, những năm gần đây đặc biệt là từ năm 2013 đến nay, kinh tế của tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Yên Thế nói riêng đã đạt được những kết quả phát triển vượt bậc.

Năm 2015, thực hiện chương trình phát triển kinh tế, xã hôi của huyện ủy, tình hình kinh tế xã hội của huyện tiếp tục có bước phát triển nhanh, toàn diện và vững chắc. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất năm 2015 đạt 15,7% đã đạt kế hoạch đề ra. Các đề án thuộc chương trình phát triển nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa đã bắt đầu phát huy hiệu quả. Sản xuất công nghiệp – thủ công nghiệp phát triển cao cả về giá trị và cơ cấu. Việc tranh thủ các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn huyện tương đối tốt.

Bảng 3.2. Giá trị sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ của huyện Yên Thế qua 3 năm (2013 – 2015)

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%) GT (Tr.đ) CC (%) GT (Tr.đ) CC (%) GT (Tr.đ) CC (%) 14/13 15/14 BQ

Tổng giá trị sản xuất 635.791 100,00 730.201 100,00 844.842 100,00 114,85 115,70 115,27

I. Ngành nông, lâm nghiệp 318.117 50,03 391.709 53,64 419.815 49,69 123,13 107,18 115,15 1. Trồng trọt 145.926 22,95 144.057 19,73 128.923 15,53 98,72 89,49 94,11 2. Chăn nuôi - thuỷ sản 136.033 21,40 203.894 27,92 236.809 28,03 149,89 116,14 133,01 3. Lâm nghiệp 28.028 4,41 34.412 4,71 40.975 4,85 122,78 119,07 120,92 4. Dịch vụ nông nghiệp 8130 1,28 9.346 1,28 10.814 1,28 114,96 115,71 115,33

II. Ngành CN - TTCN - XDCB 153.549 24,15 168.431 23,07 205.115 24,28 109,69 121,78 115,74 1. Công nghiệp 32.957 5,18 36.521 5,00 43.931 5,20 110,81 120,29 115,55 2. Tiểu thủ công nghiệp 41.358 6,50 47.213 6,47 55.083 6,52 114,16 116,67 115,41 3. Xây dựng cơ bản 79.234 12,46 84.697 11,60 106.101 12,56 106,89 125,27 116,08

III. Ngành thương mại, dịch vụ 164.125 25,81 170.061 23,29 219.912 26,03 103,62 129,31 116,47

IV. Một số chỉ tiêu bình quân

1. GTSX/Nhân khẩu 6,73 7,67 6,69 113,91 87,17 100,57

2. GTSX NN/Nhân khẩu NN 4,17 5,15 4,54 123,26 88,25 105,87

3. GTSX/LĐ 13,02 14,83 13,32 113,87 89,82 101,86 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. GTSX NN/LĐNN 8,01 9,80 8,37 122,46 85,44 103,89

Qua bảng 3.2 cho thấy, tổng giá trị sản xuất của huyện năm 2014 là 730.201 triệu đồng tăng 94.410 triệu đồng so với năm 2013, tức là tăng 14,85%; năm 2015 tăng 114.641 triệu đồng (tăng 15,7%) so với năm 2014.

Ngành chăn nuôi gà có xu hướng tăng mạnh qua 3 năm, bình quân tăng 20,0%. Có được kết quả này là do sự phát triển mạnh chăn nuôi gà đồi, và theo đó là phát triển đàn bò ở các xã trọng điểm, phát triển đàn lợn theo hướng nạc hóa tại một số xã đặc biệt khó khăn của huyện. Chăn nuôi gia súc gia cầm được đẩy mạnh bằng việc đưa các kiến thức tiến bộ kỹ thuật mới kết hợp với kinh nghiệm sản xuất truyền thống của nông dân đã góp phần mở rộng quy mô chăn nuôi và làm tăng GTSX ngành chăn nuôi. Sự gia tăng vượt bậc của ngành chăn nuôi đã nâng GTSX ngành nông nghiệp toàn huyện cao hơn nhiều so với kế hoạch đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi cung ứng gà đồi yên thế cho thị trường hà nội (Trang 42 - 46)