Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Các số liệu đã được công bố là các số liệu, dữ liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Nhằm cung cấp những lý luận liên quan tới chuỗi cung ứng gà đồi, nguồn số liệu chủ yếu lấy ở sách, báo, tạp chí các loại.
Thu thập từ các báo cáo hàng năm, từ năm 2013 đến năm 2015 của các ngành Nông nghiệp, Cục Thống kê Tỉnh chúng tôi thu thập được các thông tin và tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang. Thu thập từ trang website chính thức của Tổng cục thống kê, Cục thống kê thành phố Hà Nội về tình hình kinh tế, xã hội của thành phố Hà Nội.
Thu thập từ những cơ quan Nhà nước về chủ trương chính sách bao gồm các Nghị quyết TW, các văn bản, chính sách của Đảng, của Nhà nước, của các sở, ban ngành nhằm hỗ trợ phát triển ngành chăn nuôi gà.
3.2.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Nguồn số liệu sơ cấp là các số liệu mới cần được điều tra và thu thập liên quan đến chuỗi cung ứng, từ người chăn nuôi đến người kinh doanh và người tiêu dùng cuối cùng. Đề tài luận văn sử dụng cả dữ liệu định tính và định lượng để phân tích các vấn đề nghiên cứu có liên quan.
Cách thức triển khai thu thập thông tin dữ liệu định tính và định lượng, nghiên cứu tiến hành 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Thu thập thông tin định tính, sử dụng phương pháp RMA (Rapid Market Apprasal- Đánh giá nhanh thị trường) để xác định tác nhân, chức năng, vai trò, hoạt động giao dịch của các tác nhân…
Phỏng vấn, trao đổi bán cấu trúc trực tiếp các nhóm tác nhân mục tiêu (target actors) trong chuỗi cung ứng gà, bao gồm:
- Nhóm hộ dân chăn nuôi gà - Nhóm thu mua gom (thương lái)
- Nhóm chế biến (cơ sở giết mổ, chế biến) - Nhóm kinh doanh (bán buôn, bán lẻ).
Mỗi một nhóm phỏng vấn khoảng 6 - 8 người. Các nhóm tác nhân tham gia trong chuỗi cung ứng gà đồi Yên Thế chưa có địa chỉ rõ ràng, vì vậy giả thiết có các nhóm tham gia trong chuỗi cung ứng như hình 3.2. Quá trình trao đổi và thu thập thông tin được thực hiện trình tự theo dòng sản phẩm, bắt đầu từ hộ dân để mô tả được chuỗi cung ứng gà đồi Yên Thế cho thị trường Hà Nội
Hình 3.2. Các nhóm tham gia chuỗi cung ứng gà đồi Yên Thế
Những cuộc phỏng vấn này dựa trên danh mục kiểm tra đã được xây dựng từ trước. Các danh mục kiểm tra hướng dẫn thảo luận, giúp người phỏng vấn nhớ được các vấn đề chính và định hướng thảo luận. Với giả thiết một tác nhân có thể tham gia vào một vài hoạt động. Vì vậy, thiết kế câu hỏi định hướng chung cho
Trang trại/Hộ chăn nuôi gà
Thu mua gom
Giết mổ, chế biến biến Người bán lẻ Người tiêu dùng Hà Nội Người bán buôn
các đối tượng nhưng chia theo từng hoạt động trong chuỗi cung ứng. Danh mục kiểm tra.
Kết thúc giai đoạn 1, xác định được các nhóm tác nhân tham gia, mô tả được đặc điểm của các chuỗi cung ứng gà đối Yên Thế cho thị trường Hà Nội. Sau đó tiến hành lựa chọn các chuỗi cung ứng gà đối Yên Thế điển hình, là những chuỗi sản phẩm có dòng luân chuyển dài, khối lượng lớn nhất và chuỗi sản phẩm có dòng luân chuyển ngắn nhất để nghiên cứu sâu.
Giai đoạn 2: Thu thập thông tin định lượng bằng phỏng vấn có cấu trúc (structure interview).
Sau khi có được thông tin định tính, xác định được chuỗi cung ứng sản phẩm gà đồi Yên Thế cho thị trường Hà Nội, tác giả tiến hành thu thập thông tin định lượng bằng phỏng vấn có cấu trúc. Tác giả phỏng vấn trực tiếp từng tác nhân: cung ứng đầu vào, chăn nuôi, thu mua gom, giết mổ, chế biến, bán buôn, bán lẻ tham gia vào chuỗi.
- Chọn mẫu điều tra: Các mẫu điều tra được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên không lặp theo danh sách. Với tỷ lệ chọn mẫu, cứ 10 hộ chăn nuôi chọn 1 thương nhân thu mua gom, 1 cơ sở giết mổ, chế biến, 3 thương nhân bán buôn, 5 thương nhân bán lẻ, 5 người tiêu dùng. Tuy nhiên, thực tế trong quá trình điều tra do điều kiện hoàn cảnh nên số lượng mẫu cũng có một ít thay đổi nhưng không đáng kể (bảng 3.4).
- Người thu mua gom/cơ sở giết mổ, chế biến: Để xác định tác nhân này, tác giả kết hợp thông tin thu thập của hộ chăn nuôi và danh sách tổng hợp số lượng các tác nhân chuyên làm công việc thu mua gom, chế biến từ chính quyền địa phương, Hội chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Yên Thế và chọn ngẫu nhiên để phỏng vấn.
- Người bán buôn: Tác nhân này được xác định qua thông tin và danh sách thu thập được từ Hội chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Yên Thế; bao gồm bán buôn tại tỉnh Bắc Giang, bán buôn tại các chợ đầu mối trên địa bàn thành phố Hà Nội và chọn ngẫu nhiên trong danh sách để phỏng vấn.
- Người bán lẻ: Là các tác nhân bán lẻ sản phẩm dưới các hình thức tại các siêu thị, trung tâm thương mại, các chợ, cửa hàng thực phẩm, sàn giao dịch rau quả thực phẩm,… trên địa bàn thành phố Hà Nội. Số lượng người bán lẻ khá lớn
và phân bố rải rác nên tác giả lựa chọn ngẫu nhiên người bán lẻ đại diện cho các chợ, các siêu thị, các cửa hàng thực phẩm đã được xác định ở tác nhân kế trước.
Bảng 3.4. Số lượng mẫu điều tra tác nhân trong chuỗi
Đơn vị tính: Người
Tác nhân Tổng
1. Người cung cấp giống 05
2. Người kinh doanh thức ăn chăn nuôi 06
3. Người kinh doanh thuốc thú y 04
4. Hộ chăn nuôi 80
5. Thương nhân thu mua gom 10
6. Cơ sở giết mổ, chế biến
(03 cơ sở giết mổ tập trung có dây chuyền hiện đại, 05 cơ sở giết mổ thủ công)
08
7. Người bán buôn
(Tỉnh Bắc Giang: 10; TP Hà Nội 20)
30
8. Người bán lẻ trên địa bàn TP Hà Nội
(Các điểm bán lẻ gà sống tại các chợ và các điểm bán lẻ gà đã giết mổ, chế biến tại các siêu thị, TTTM, quầy kinh doanh thực phẩm)
40
9. Người tiêu dùng 30
Tổng 213
Để bảo đảm độ tin cậy của thông tin thu thập, chúng tôi tiến hành điều tra trực tiếp từng tác nhân đã xác định của chuỗi cung ứng gà đồi Yên Thế cho các chuỗi khác nhau bằng bộ câu hỏi đã được chuẩn hóa ở Phụ lục, để hiểu được vai trò của các bên liên quan, đánh giá các hoạt động của các tác nhân tham gia trong chuỗi cung ứng; mối liên kết của các tác nhân, các loại hợp đồng và các hình thức giao dịch giữa các tác nhân trong các chuỗi cung ứng gà
đối Yên Thế ở Bắc Giang. Qua các tác nhân chúng tôi sẽ đánh giá được sự phân phối lợi ích, tính linh hoạt, khả năng đáp ứng và chất lượng sản phẩm của toàn chuỗi cung ứng gà.