Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng về chuỗi cung ứng gà đồi Yên Thế cho thị trường Hà Nội
4.1.2. Hoạt động của từng tác nhân tham gia chuỗi cung ứng
4.1.2.1. Hoạt động cung ứng giống, thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y
a) Người cung cấp giống:
Theo số liệu báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Thế, hiện nay toàn huyện có trên 50 cơ sở ấp nở, tỷ lệ ấp nở trứng trung bình đạt khoảng 85-90% con giống đảm bảo chất lượng, với tổng sản lượng đạt khoảng 8 triệu gà giống/năm, đáp ứng khoảng 50-55% nhu cầu giống cho chăn nuôi gà trên địa bàn huyện, số còn lại các hộ chăn nuôi tự mua từ các cơ sở sản xuất giống bên ngoài huyện như Tân Yên, Hiệp Hòa (Bắc Giang), Phú Bình (Thái Nguyên), Chương Mỹ (Hà Nội), Lương Sơn (Hòa Bình)… Giống gà cung cấp cho các hộ chăn nuôi gồm: Gà Ri lai chiếm khoảng 40%, Mía lai khoảng 60%, còn lại 10% là
Trang trại/Hộ chăn nuôi Bán lẻ: - Siêu thị - Chợ - Quầy KD Giết mổ tập trung; Giết mổ thủ công Người tiêu dùng Hà Nội Trang trại/Hộ chăn nuôi Người thu mua gom tại Yên Thế Người bán buôn Người bán lẻ tại Hà Nội Người tiêu dùng Hà Nội Trang trại/Hộ chăn nuôi Người bán buôn, bán lẻ tại Hà Nội Người tiêu dùng Hà Nội
đầu tư thỏa đáng nên nhiều hộ chăn nuôi sử dụng đàn gà thương phẩm làm đàn cha mẹ để sản xuất con giống, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.
b) Người kinh doanh thức ăn chăn nuôi:
Do nhu cầu thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thế tiêu thụ rất lớn, nên hiện có khoảng 220 đại lý, cửa hàng kinh doanh thức ăn chăn nuôi, trong đó có 56 đại lý cấp I, còn lại là các đại lý cấp II, cấp III và cửa hàng kinh doanh nhỏ. Như vậy trung bình mỗi xã sẽ có 2,6 đại lý cấp một; 7,8 đại lý cấp II, III và cửa hàng kinh doanh nhỏ. Các đại lý, cửa hàng kinh doanh thức ăn chăn nuôi tập trung chủ yếu ở thị trấn Cầu Gồ và các xã có số lượng chăn nuôi nhiều như: Phồn Xương, Đồng Tâm, Tiến Thắng, Tân Sỏi… Lượng thức ăn chăn nuôi tiêu thụ năm 2015 khoảng 70.000 tấn; các hãng thức ăn thường được người chăn nuôi gà sử dụng là Vina Feed, GROW Feed, Nasaco, TOP FEEDS… mỗi hãng đều cho ra các chủng loại thức ăn phong phú, phù hợp với sự tăng trưởng của đàn gà, mang đến cho người chăn nuôi nhiều sự lựa chọn. Thức ăn chăn nuôi được bán chủ yếu là thức ăn đậm đặc và thức ăn hỗn hợp, người chăn nuôi thường sử dụng kết hợp cả hai để tăng hiệu quả chăn nuôi.
Các đại lý, cửa hàng kinh doanh thức ăn chăn nuôi ở huyện Yên Thế thường chấp nhận bỏ ra một lượng vốn lớn để nhập hàng về, nhưng do đã ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp nên các đại lý cũng đỡ phần nào đó gánh nặng. Người chăn nuôi gà đồi Yên Thế thường mua chịu, sau khi gà xuất chuồng sẽ đến thanh toán với người kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Giữa người kinh doanh thức ăn chăn nuôi và người chăn nuôi chủ yếu là hợp đồng miệng và tin tưởng nhau, khi nhận thức ăn chăn nuôi hay thanh toán tiền chỉ cần ký vào sổ theo dõi công nợ. Hình thức bán chịu đã tạo điều kiện cho người chăn nuôi có khả năng đầu tư tốt hơn và hiệu quả hơn ngay cả khi người chăn nuôi có ít vốn. Do chi phí thức ăn chiếm một phần rất lớn trong chi phí chăn nuôi, nên một số hộ chăn nuôi theo quy mô lớn hiện nay còn kiêm luôn đại lý thức ăn chăn nuôi, vừa có thể giảm giá thành sản xuất vừa có thể kiếm thêm lợi nhuận từ việc cung cấp thức ăn chăn nuôi cho các hộ chăn nuôi khác.
c) Người kinh doanh thuốc thú y:
Mạng lưới các trạm thú y đã hình thành và quản lý hoạt động thống nhất từ tỉnh, huyện, thành phố đến các xã, phường. Đàn gà cơ bản đều được tiêm phòng phù hợp theo ngày tuổi và liều lượng, bình quân khoảng 5 loại vaccine cho 01 lứa gà. Theo báo cáo của Trạm thú y huyện Yên Thế, tính đến tháng 9 năm
2015 trên địa bàn huyện có 51 cửa hàng bán thuốc thú y, trong đó chỉ có 38 cửa hàng có chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc thú y. Các cửa hàng này có thể chỉ chuyên kinh doanh thuốc thú y, cũng có thể kết hợp cả kinh doanh thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y. Nguồn gốc thuốc thú y cũng khá đa dạng, có thể là thuốc được sản xuất trong nước cũng có thể là thuốc được nhập ngoại về. Giá cả vì thế cũng có chênh lệnh khá lớn, thuốc ngoại thường đắt hơn nhiều so với thuốc trong nước, tuy nhiên lại được người dân tin tưởng hơn về công dụng và chất lượng. Qua điều tra các hộ chăn nuôi cho biết, có rất nhiều bệnh thường gặp ở đàn gà thả vườn, nhưng bệnh khó chữa nhất là bệnh cầu trùng (Coccidiosis avium) một loại bệnh gây thiệt hại không nhỏ cho các hộ chăn nuôi, vì khí hậu nước ta nóng ẩm là điều kiện cho loại cầu trùng phát triển; đối với gà thả vườn môi trường tiếp xúc rộng càng dễ nhiễm bệnh này. Tuy đã có vắc-xin phòng bệnh nhưng không thể triệt để, vì thế khi gà mắc bệnh lại phải điều trị bằng các loại thuốc đắt tiền làm tăng chi phí và dễ dẫn đến thua lỗ nếu đàn gà bị mắc bệnh.
4.1.2.2. Hoạt động cung ứng của các hộ chăn nuôi gà đồi Yên Thế
a) Tình hình cơ bản của nhóm hộ điều tra
Đặc điểm chung của các hộ điều tra
Bảng 4.1. Đặc điểm chung của các hộ điều tra
Diễn giải ĐVT
Theo quy mô
Tính chung Quy mô nhỏ Quy mô vừa Quy mô lớn 1. Tổng số hộ điều tra Hộ 20 40 20 80 2. Số hộ có chủ hộ là nữ Hộ 2 6 1 9
3. Tuổi bình quân của chủ hộ Tuổi 47,8 45,7 44,2 45,9 4. Trình độ văn hóa
- Cấp 2 % 60 30 10 33,3
- Cấp 3 % 40 70 90 66,6
5. Số nhân khẩu/hộ Người 4,3 4,5 4,6 4,5
6. Số lao động/hộ Người 2,1 2,1 2,8 2,46
7. Hệ số nhân khẩu/lao động Người 2,04 2,14 1,64 1,87 8. Số năm kinh nghiệm Năm 11,6 12,5 11,8 11,96
Theo số liệu thống kê của UBND huyện Yên Thế, tính đến tháng 9/2015, số hộ chăn nuôi 500 con/lứa có 1.200 hộ, số hộ chăn nuôi từ 1.000 – 2.000 con/lứa có trên 700 hộ, số hộ chăn nuôi từ 2.000 con/lứa trở lên có trên 200 hộ; cá biệt có một số hộ nuôi từ 5.000 - 10.000 con/lứa. Số nhân khẩu, tỷ lệ lao động, trình độ chuyên môn…đươc thể hiện qua bảng 4.1.
Qua điều tra 80 hộ chăn nuôi gà trên địa bàn huyện Yên Thế cho thấy, tuổi bình quân của những người được phỏng vấn là gần 46 tuổi, số năm kinh nghiệm bình quân là 11,9 năm, với độ tuổi và số năm kinh nghiệm như vậy nên kiến thức trong chăn nuôi gà của các hộ điều tra rất tốt. Trình độ học vấn của những người được phỏng vấn khá cao. Trong tổng số 80 hộ điều tra thì có đến 66,6% chủ hộ có trình độ cấp III, còn lại là cấp II, trong đó có cả người là thú y viên cơ sở. Với trình độ học vấn như vậy rất thuận lợi cho việc phát triển nghề chăn nuôi thông qua học hỏi và trao đổi kinh nghiệm chăm sóc đàn gà. Bình quân nhân khẩu/hộ là 4,5 người, trong đó có từ 2 lao động trở lên trong các gia đình. Phần lớn các hộ có 4 khẩu thì có 2 lao động chính trở lên nên có đủ lao động để tổ chức sản xuất, chăn nuôi. Tuy nhiên khi xét trên từng quy mô cho thấy, việc sử dụng lao động của hộ quy mô nhỏ chưa thực sự hiệu quả, bởi chăn nuôi ở quy mô nhỏ nhưng cần đến trung bình 2,1 lao động trong khi đó các hộ chăn nuôi quy mô vừa cũng chỉ có 2,1 lao động. Các hộ chăn nuôi quy mô lớn công việc nhiều hơn nên số lao động sử dụng trung bình là 3,2 lao động/hộ.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho chăn nuôi của các hộ điều tra: Hiện nay trên địa bàn huyện, các hộ chăn nuôi theo hình thức nhỏ lẻ như trước kia giờ không còn nhiều, thay vào đó là các hộ chăn nuôi với quy mô lớn, đầu tư chuồng trại và trang thiết bị hiện đại, tiện dụng. Cỏ sở vật chất phục vụ cho chăn nuôi của các hộ điều tra được thể hiện qua bảng 4.2.
Qua bảng 4.2 ta thấy, hệ thống chuồng trại, công cụ, dụng cụ phục vụ cho chăn nuôi gà đã được quan tâm và đầu tư nhiều hơn so với trước đây. Đối với các hộ chăn nuôi quy mô lớn diện tích chuồng trại bình quân là 282 m2 và diện tích kho chứa bình quân là 34,8m2; tổng số vốn đầu tư cơ sở vật chất bình quân cho một hộ chăn nuôi là 141 triệu đồng, trong đó đầu tư cho chuồng trại là nhiều nhất hơn 77 % ứng với 84,833 triệu đồng. Chuồng trại của các nhóm hộ này sở dĩ tốn kém nhiều chi phí như vậy là do được đầu tư xây dựng với không gian, diện tích lớn và đảm bảo đúng tiêu chuẩn, có đủ hệ thống sưởi ấm, thông gió, thoát nước, chất thải và làm mát cho chuồng nuôi mùa hè. Nhóm hộ theo quy mô vừa có diện
tích chuồng trại bình quân hộ là 152 m2; tổng số vốn đầu tư cho chăn nuôi của nhóm hộ này là 96,7 triệu đồng, trong đó đầu tư cho hệ thống chuồng trại bình quân 76 triệu đồng, đầu tư cho kho chứa 18,2 triệu đồng. Chuồng trại của các nhóm hộ này tuy được xây dựng kiên cố nhưng vẫn xây theo mô hình chuồng trại cũ, hệ thống thoáng khí, chất thải và hệ thống sưởi ấm mùa đông vẫn chưa được đầu tư đúng mức.
Bảng 4.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ chăn nuôi (BQ/hộ điều tra) (BQ/hộ điều tra)
Diễn giải ĐVT
Theo quy mô
Tính chung Quy mô nhỏ Quy mô vừa Quy mô lớn 1. Về số lượng
- Diện tích chuồng trại m2 75 152 282 169
- Diện tích kho chứa m2 10,2 18,2 35,8 21,4
- Quạt điện thông gió cái 1,2 2,6 4,6 2,8
- Chụp đèn sửi ấm cái 2,1 3,5 6,8 4,1
- Máy bơm nước cái 1,1 1,4 2,3 1,6
- Vật tư (cót, lưới, bạt) m 2 51,3 85,6 165,7 100,8
- Máng ăn uống cái 12,3 23,6 42,8 26,2
2. Về giá trị đầu tư 1000 đ 49.199,9 96.751,7 181.337,4 108.977,8
- Diện tích chuồng trại 1000 đ 37.500 76.000 141.000 84.833 - Diện tích kho chứa 1000 đ 10.200 18.200 35.800 21.400 - Quạt điện thông gió 1000 đ 460 996 1.763 1.073 - Chụp đèn sửi ấm 1000 đ 210 350 680 413,3
- Máy bơm nước 1000 đ 550 700 1.150 800
- Vật tư (cót, lưới, bạt) 1000 đ 133,3 222,5 430,8 143,7 - Máng ăn uống 1000 đ 147,6 283,2 513,6 314,8 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)
Nguồn vốn chăn nuôi của các hộ điều tra
Nguồn vốn chăn nuôi của các hộ điều tra chủ yêu là vốn tự có, trong đó tài sản cố định và cơ sở vật chất như vườn đồi, chuồng trại, công cụ, dụng cụ các hộ chăn nuôi tự dầu tư, mua sắm; riêng vốn lưu động thì vay mượn hoặc mua chịu sản phẩm đầu vào (giống, thức ăn chăn nuôi…), cụ thể như sau:
Bảng 4.3. Nguồn vốn vay của các hộ đều tra
Diễn giải ĐVT
Theo quy mô
Tính chung Quy mô nhỏ Quy mô vừa Quy mô lớn 1. Vay vốn Hộ 6 18 13 37 2. Số tiền vay 1000 đ 60.000 360.000 650.000 1.070.000 3. Nguồn vốn vay - Ngân hàng 1000 đ 0 270.000 550.000 820.000 - Quỹ tín dụng 1000 đ 60.000 90.000 0 150.000 - Họ hàng, người quen 1000 đ 0 0 100.000 100.000 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015) Nguồn vốn để vay của các hộ có thể huy động rất da dạng, có nguồn vay từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội, vay từ Quỹ tín dụng. Ngoài ra còn có các chương trình vay vốn hỗ trợ phát triển kinh tế thông qua các tổ chức xã hội, anh em họ hàng, bạn bè. Theo kết quả điều tra thì có rất ít các hộ phải đi vay vốn để chăn nuôi, hầu hết là vốn tự có của gia đình. Vốn vay được các hộ sử dụng chủ yếu để mua vườn đồi, xây dựng chuồng trại chăn nuôi.
Qua kết quả điều tra 80 hộ chăn nuôi thì có 37 hộ vay vốn, chiếm 46,25%, mức vay bình quân là 28,9 triệu đồng/hộ. Nguồn vay chủ yếu của Ngân hàng Nông nghiệp và Quỹ tín dụng với lãi suất ưu đãi chỉ 6-8%/năm.
Trong chăn nuôi, chi phí thức ăn chăn nuôi chiếm một phần rất lớn, người chăn nuôi có hai sự lựa chọn là mua thức ăn chăn nuôi xong trả tiền ngay hoặc nợ lại sau khi bán gà sẽ thanh toán với mức giá mỗi bao cám hỗn hợp 25 kg cao hơn 6 – 8 nghìn đồng. So với việc vay vốn ở các nguồn chính thống như ngân hàng hay các tổ chức tín dụng thì mua chịu thức ăn từ các đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi dễ dàng hơn và cũng kịp cho kỳ chăn nuôi, nếu gặp rủi ro trong quá trình chăn nuôi cũng có thể giãn nợ mà không gặp quá nhiều khó khăn. Vì vậy cho nên hiện nay các hộ thiếu tiền vốn thường chọn mua chịu cám ở các đại lý, đây có thể xem như là sự hỗ trợ lớn từ phía các đại lý thức ăn chăn nuôi.
b) Hoạt động chăn nuôi và công tác thú y của các hộ điều tra
Hoạt động chăn nuôi
Trong quá trình điều tra tại địa phương tác giả nhận thấy tập quán chăn nuôi của người dân đã thay đổi. Hiện nay, các hộ chăn nuôi theo quy trình an toàn sinh học, VietGHAP đã thay thế cho hình thức chăn thả tự do trước kia. Nguyên nhân là chăn nuôi theo phương thức cũ mất rất nhiều thời gian, sản phẩm không đảm bảo an toàn, rủi ro cao. Mặt khác, hiện nay hệ thống đại lý phân phối thức ăn chăn nuôi trên địa bàn rất phát triển, hệ thống đại lý về tận thôn xóm nên rất thuận tiện cho người chăn nuôi trong việc mua thức ăn. Ngoài ra, các hộ chăn nuôi cũng được tham gia rất nhiều các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi như: quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, VietGHAP, GlobalGAP do Chi cục chăn nuôi - Sở NN&PTNT và Phòng Nông nghiệp huyện tổ chức. Ở đây người dân được học cách sử dụng thức ăn chăn nuôi để thu được hiệu quả kinh tế cao và an toàn.
Công tác thú y
Theo báo cáo của Trạm thú y huyện Yên Thế, công tác thú y, phòng chống dịch bệnh là yếu tố rất quan trọng trong chăn nuôi gà. Trong chăn nuôi gà thả vườn, loại bệnh thường gặp là bệnh Marek, nhất là khi chăn nuôi ở quy mô lớn, nhiều nông hộ vì không biết nên đã mua phải những con giống chưa được tiêm phòng vaccine Markek. Việc tiêm phòng Marek cho gà giống ngay khi mới nở là liệu pháp bắt buộc để phòng bệnh là tốt nhất. Nếu không tiêm phòng, khi dịch bùng phát thì đàn gà của bà con chỉ còn cách tiêu hủy và không có cách nào cứu chữa được.
Thông thường gà thả vườn đồi có sức đề kháng cao hơn so với gà nuôi nhốt công nghiệp. Tuy nhiên, do đặc trưng chăn thả trong tự nhiên nên chúng có thể mắc một số bệnh như bệnh dịch tả, bệnh thương hàn, bạch lỵ, bệnh tụ huyết trùng, bệnh đậu gà và thậm trí là cúm A (H5N1)… Tùy theo điều kiện tự nhiên, thời tiết ở từng thời điểm, gà có thể mắc một số bệnh khác như bệnh cầu trùng, bệnh san, bệnh viêm đường hô hấp (CGD), bệnh E.coli.
Qua điều tra các hộ chăn nuôi thường thực hiện lịch phòng bệnh cho gà theo hướng dẫn của cán bộ thú y như sau: gà từ 3 – 5 ngày tuổi nhỏ Gum 1 lần. Gà từ 5 – 7 ngày tuổi nhỏ LXT 1 lần. Gà từ 10 – 11 ngày tuổi nhỏ Gum 2