thế giới
2.2.1.1. Thái Lan
Thái Lan là một quốc gia có nền chăn nuôi tương đối phát triển, đặc biệt là chăn nuôi gà. Lượng gà tiêu thụ chủ yếu thông qua ký kết hợp đồng chiếm khoảng 80%, còn lại khoảng 20% được người chăn nuôi tiêu thụ trực tiếp ra thị trường.
Mô hình sản xuất theo hợp đồng đầu tiên ở Thái Lan do Tập đoàn CP (Charoen Pokphand) thực hiện. CP bắt đầu ký hợp đồng với nông dân để chăn
nuôi gà gia công vào đầu thập niên 1970. Đây là mô hình thành công và được nhân rộng khắp Thái Lan. Đến cuối thập niên 1990, gần 100% hộ chăn nuôi gà ở Thái Lan đều sản xuất gia công cho các doanh nghiệp chế biến. Ngoài ra, các tổ chức của chính phủ, các ngân hàng, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài hỗ trợ tích cực việc thực hiện sản xuất theo hợp đồng, nên mô hình sản xuất theo hợp đồng đã lan tỏa sang nhiều sản phẩm nông sản khác.
Để phát triển hình thức sản xuất theo chuỗi cung ứng, có hợp đồng chặt chẽ, nhiều tổ chức của nhà nước đã tham gia vào xúc tiến việc sản xuất theo hợp đồng như Ủy ban Đầu tư (BOI- Board of Investment), Ủy ban Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia (NESDB – National Economic and Social Development Board),… Tuy nhiên, có hai tổ chức hỗ trợ phát triển mạnh sản xuất theo hợp đồng là Cục khuyến nông (DOAE – Department of Agricultural Extension) thuộc Bộ Nông nghiệp; HTX và BAAC thuộc Bộ Tài chính. Hai cơ quan này xúc tiến phát triển mô hình lồng ghép giữa mô hình đa chủ thể, mô hình trung gian và mô hình phi chính thức. Để đảm bảo công bằng cho các bên, năm 1999, Cục Nội thương đã ban hành quy định về các điều khoản trong thỏa thuận sản xuất theo hợp đồng.
Đối với liên kết giao dịch theo hợp đồng thì Cục Nội thương trực thuộc Bộ Thương mại thiết lập thị trường để phục vụ cho các giao dịch theo hợp đồng giữa người nông dân hoặc tổ chức nông nghiệp với những người mua hàng. Cục Nội thương đề ra tiêu chuẩn hàng hóa, hợp đồng mẫu, điều tiết các hoạt động ký kết, giám sát thực hiện hợp đồng, tham gia cùng với ban trọng tài và các bên ký kết giải quyết mâu thuẫn khi có tranh chấp. Đồng thời thường xuyên tuyên truyền phổ biến kiến thức rộng rãi về việc ký kết hợp đồng nông sản và phân loại chất lượng nông sản, hỗ trợ tài chính cho người mua.
Với hình thức liên kết này, người nông dân sẽ bớt chịu áp lực về điều kiện thời tiết, dịch bệnh thay đổi, áp lực về giá từ thị trường trong và ngoài nước, áp lực giá từ thương lái... Họ sẽ được hỗ trợ nhiều hơn nữa và có sự đảm bảo đầu ra, hơn thế nữa chất lượng sản phẩm cũng được đánh giá cao hơn do phải đáp ứng yêu cầu về chất lượng cho những người mua, ở đây là các doanh nghiệp chế biến hoặc người thu mua gom. Cùng với đó thì doanh nghiệp cũng có sự đảm bảo số lượng cũng như chất lượng về nguyên liệu tốt hơn, và nhà nước có sự giám sát quản lý sát sao hơn. Người tiêu dùng có sự đảm bảo hơn về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm tiêu dùng.
2.2.1.2. Trung Quốc
Một nghiên cứu gần đây của Shahid G. Khokhar và các đồng nghiệp, được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu ứng dụng gia cầm, đã đi sâu xem xét các kênh phân phối thịt gia cầm ở Trung Quốc, và cúm gia cầm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng như thế nào? Các tác giả đã xem xét sự bùng phát của virus H7N9, đã bắt đầu lan sang người trong năm 2013. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng loại này của bệnh là mối quan tâm bởi vì hầu hết các bệnh nhân bị bệnh nặng. Virus này cũng được liên quan chặt với gia cầm (hoặc môi trường bị ô nhiễm bởi gia cầm), đặc biệt là các chợ bán gia cầm sống. WHO cho biết bệnh H7N9 không truyền dễ dàng từ người sang người. Các biện pháp an toàn sinh học là cần thiết để kiểm soát H7N9 ở Trung Quốc, nhưng các quy trình đó rất khó để thực thi và điều chỉnh chuỗi cung ứng thịt gia cầm vì số lượng các nhà sản xuất và buôn bán nhỏ rất lớn. Như vậy cần đến những thay đổi lớn trong việc tổ chức các chuỗi cung ứng thịt gia cầm mới có thể kiểm soát cúm gia cầm.
Ngành chăn nuôi gia cầm của Trung Quốc chủ yếu dựa vào các trang trại chăn nuôi gia cầm truyền thống và các gia đình nuôi tại nhà, tuy vậy các trang trại gia cầm thương mại cũng đã lớn là một xu hướng mới nổi trong thời gian gần đây, và giúp đáp ứng nhu cầu thịt gà tiêu dùng tăng cao. Ngành chăn nuôi này đã phát triển nhanh chóng, và các trang trại lớn có mức sản xuất tương tự như ở phương Tây. Sự thay đổi trong phương thức sản xuất này đã kéo theo phong trào quan tâm lớn hơn về an toàn thực phẩm của người tiêu dùng, họ mua thịt nhiều hơn từ các siêu thị. Tuy vậy các chợ bán gà sống vẫn chiếm lĩnh tỉ lệ lớn cung cấp thịt gà cho xã hội. Dân chúng cho rằng thịt gà tươi ngon hơn thịt gà đông lạnh. Các nhà chăn nuôi nhỏ cung cấp hầu hết gia cầm sống không được kiểm soát tốt về môi trường nuôi…, và vì thế làm tăng nguy cơ lây lan bệnh cúm nhiều hơn so với trang trại lớn. Những người buôn bán và khâu vận chuyển gà sống từ nơi chăn nuôi ra chợ cũng thường không kiểm soát được vệ sinh. Tại các chợ bán gia cầm sống, giết mổ.. cũng xảy ra, trong khi đó người bán lẫn người mua… không sử dụng quần áo bảo hộ hoặc các phương pháp vệ sinh khác... Các nhà chức trách Trung Quốc đã sử dụng chiến lược là đóng cửa các chợ bán gia cầm sống tạm thời một khi H7N9 xảy ra, và triệt để làm sạch chợ, tiêu huỷ gia cầm và xử lý chất thải thích hợp. Kết quả nghiên cứu cho thấy 80% gia đình ở Quảng Châu khai rằng một năm ít nhất một lần họ mua gà sống từ chợ. Một cuộc điều tra của các nhà chức trách Trung Quốc đã cho thấy rằng các mẫu từ các chợ bán
gia cầm sống bị nhiễm bệnh hơn so với các mẫu từ các lò giết mổ, các trang trại hoặc các vùng có chim hoang dã. Điều này tạo cơ hội lớn cho bệnh lan truyền sang người. Xem xét tất cả các đặc tính của chuỗi cung ứng thịt gia cầm Trung Quốc, các tác giả khuyến cáo thực hiện quy trình của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) như là những ngày nghỉ có cần làm sạch chợ, tách riêng các loại gà, vịt…, làm sạch lồng và đeo thiết bị bảo hộ cá nhân. Sự tăng cường an toàn sinh học đã ngăn cản thành công lây lan H7N9 tại Quảng Châu. Bên cạnh đó, cần phải được đào tạo nhiều hơn cho các nhà khai thác thị trường gia cầm sống và các thành viên khác trong chuỗi cung ứng đảm bảo cho họ biết làm thế nào để thực hiện an toàn sinh học, cũng như quản lý tốt hơn để đảm bảo họ giữ các quy tắc. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ có chăn nuôi gia cầm quy mô lớn và nhà đầu tư mới có thể tồn tại trên thị trường. Cũng cần nghiên cứu thêm việc sử dụng các biện pháp an toàn sinh học sao cho tốt hơn trong chuỗi cung ứng thịt gia cầm của Trung Quốc. Tổng thể, nghiên cứu đưa ra ba kết luận, sau:
- Phạm vi của quan hệ đối tác công-tư nhằm tạo ra nhận thức về các biện pháp an toàn sinh học trong thị trường gia cầm sống cần được nhân rộng trên khắp Trung Quốc.
- Người chăn nuôi và nhà buôn nhỏ, lẻ cần phải đăng ký với cơ quan chính phủ để kiểm tra tại chỗ việc thực hành an toàn sinh học.
- Họ cần sự giúp đỡ từ chính phủ, có thể thiết lập các khu vực giết mổ tách biệt và các cơ sở giết mổ quy mô lớn được kiểm soát trung tâm…
Nguồn: Impacts of Bird Flu Outbreak on China's Poultry Meat Supply Chain (04 August 2015)