Đặc điểm địa bàn thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi cung ứng gà đồi yên thế cho thị trường hà nội (Trang 46 - 50)

3.1.2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Hà Nội nằm trong vùng châu thổ sông Hồng có độ nghiêng 0,30 theo hướng Tây Bắc - Đông Nam ở vĩ độ 20,530 đến 21,230 vĩ tuyến Bắc, 105,440 đến 106,020 kinh Đông. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố Hà Nội có diện tích là 3.324,92km2.

Hà Nội nằm cạnh sông Hồng và sông Đà, hai con sông lớn của miền Bắc. Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài 163 km, chiếm khoảng một phần ba chiều dài của con sông này trên đất Việt Nam. Sông Đà là ranh giới giữa Hà Nội với Phú Thọ, hợp lưu với dòng sông Hồng ở phía Bắc thành phố, khu vực huyện Ba Vì. Ngoài hai con sông lớn kể trên, qua địa phận Hà Nội còn nhiều con sông khác như sông Đáy, sông Đuống, sông Cầu, sông Nhuệ, sông Công, sông Cà Lồ với chiều dài 1250 km. Độ cao địa hình trung bình từ 6 - 9 m thấp hơn mực nước sông Hồng (mùa lũ lớn từ 12 - 13 m). Hà Nội nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhờ những thuận lợi về điều kiện vị trí, khí hậu, tự nhiên như vậy mà Thủ đô Hà Nội luôn là trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội của cả nước.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo công tác dân số- KHHGĐ Thành phố, Hà Nội là Thành phố đông dân thứ hai cả nước (sau TP Hồ Chí Minh) với dân số ước tính đến 31/12/2015 là 7.558.965 người, chiếm hơn 8% dân số cả nước. Hà Nội đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, tạo điều kiện cung ứng nguồn nhân lực cho các hoạt

động kinh tế - xã hội của Thủ đô. Sau những thay đổi về địa giới hành chính năm 2008, Hà Nội hiện có: 29 đơn vị hành chính cấp huyện: gồm 10 quận, 18 huyện, 1 thị xã với 577 đơn vị hành chính cấp xã: gồm 401 xã, 154 phường, 22 thị trấn.

3.1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội bình quân 5 năm (2011- 2015) ước tăng 9,23%, gấp 1,58 lần mức tăng bình quân chung của cả nước. Quy mô GRDP năm 2015 theo giá hiện hành ước đạt 27,6 tỷ USD, bình quân thu nhập đầu người khoảng 3.600 USD, tăng gấp 1,8 lần so với năm 2010. Bình quân trong giai đoạn này, Hà Nội luôn đóng góp 10% GDP cả nước, thu ngân sách chiếm gần 20% cả nước. Tổng sản phẩm (GDP) năm 2015 ước tăng 6,68% so với năm 2014, mức tăng trưởng cao hơn mục tiêu đề ra 6,2%. Trong mức tăng 6,68% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,41%, thấp hơn mức 3,44% của năm 2014, đóng góp 0,4 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,64%, cao hơn nhiều mức tăng 6,42% của năm trước, đóng góp 3,2 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,33%, đóng góp 2,43 điểm phần trăm (Theo Tình hình kinh tế - xã hội năm 2015, Cục thống kê Hà Nội).

Bảng 3.3. Tốc độ tăng tổng sản phẩm GDP của Hà Nội các năm 2013, 2014 và 2015 Tổng số Tốc độ tăng so với năm trước (%) Đóng góp của các lĩnh vực vào tăng trưởng năm

2015 (%) Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 5,42 5,98 6,68 6,68

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 2,63 3,44 2,41 0,40 Công nghiệp và xây dựng 5,08 6,42 9,64 3,20

Dịch vụ 6,72 6,16 6,33 2,43

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sp 6,42 7,93 5,54 0,65 Nguồn: Cục thống kê TP.Hà Nội

3.1.2.3. Đặc điểm về hạ tầng thương mại

Với mục tiêu xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm thương mại lớn, nơi giao thương kinh tế của cả nước và khu vực theo hướng văn minh, hiện đại, vì vậy những năm vừa qua Hà Nội đã tập trung phát triển các loại hình thương mại sau:

a) Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại:

Theo số liệu của Sở Công Thương Hà Nội, tính đến 31/12/2015, Hà Nội có tổng số 134 siêu thị, 24 trung tâm thương mại, chiếm 38% số lượng siêu thị trong cả nước. Hệ thống siêu thị ở Hà Nội rất đa dạng với nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng và quản lý khai thác.

Tại Hà Nội, hệ thống siêu thị kinh doanh các mặt hàng thực phẩm tươi sống chủ yếu là: hệ thống Siêu thị Fivimart (trên 20 siêu thị) nổi tiếng với rau quả, thực phẩm sơ chế; hệ thống Siêu thị BigC (05 đại siêu thị) với đa dạng các loại thực phẩm tươi sống có giá thành cạnh tranh; hệ thống Siêu thị Hapro (08 siêu thị và 9 của hàng tiện ích) có nhiều thực phẩm gia cầm được người tiêu dùng quan tâm lựa chọn; hệ thống siêu thị Vincom, Copmax, Hiway… cũng đã tăng sản lượng các mặt hàng thực phẩm bày bán trong hệ thống. Đa số khách hàng vào siêu thị mua sắm họ cho rằng vào siêu thị có thể “mua được mọi thứ” nên sẽ tiết kiệm thời gian, công sức, tuy giá cả hàng hóa có cao hơn bên ngoài một chút nhưng chất lượng đảm bảo. Theo số liệu điều tra khảo sát của Sở Công Thương, gần đây người dân Hà Nội không chỉ quan tâm tới chất lượng hàng hóa khi vào siêu thị, nhiều người cho rằng vào siêu thị có thể dễ dàng tìm được những thứ hàng hóa mình cần nhanh nhất và thực phẩm thịt gà, thịt gia cầm cũng đã được nhiều người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn khi mua tại các siêu thị.

b) Hệ thống chợ (chợ đầu mối, chợ truyền thống):

Theo số liệu tổng hợp của Sở Công Thương Hà Nội, tính đến 31/12/2015, trên toàn thành phố có 245 chợ, trong đó có 4 chợ đầu mối chuyên doanh (bán buôn) gia súc, gia cầm. Mặc dù siêu thị được lựa chọn làm địa điểm mua sắm ngày càng nhiều, nhưng người dân Hà Nội vẫn có thói quen mua sắm hàng thực phẩm tiêu dùng hàng ngày ngoài chợ, vì theo khảo sát, nhiều người dân cho rằng mua hàng ngoài chợ gần nhà tiện lợi hơn rất nhiều, lại mua được đồ tươi sống, đặc biệt là có thể mặc cả giá thành sản phẩm… hoặc tiện đường đi làm về, họ tạt

qua chợ mua thực phẩm nhanh hơn là phải gửi xe vào siêu thị. Siêu thị chỉ phù hợp với họ khi mua số lượng lớn, đặc biệt là mua sắm cho cả tuần tiêu dùng, hoặc cả tháng đối với những sản phẩm để được lâu dài… Thói quen mua hàng ngoài chợ đang dần thay đổi nhưng sẽ còn lâu dài, vì những người kinh doanh ở chợ sẽ thay đổi cách thức bán hàng để đáp ứng với những đòi hỏi mới của khách hàng. Mặc dù chợ, hàng rong, hay cửa hàng tổng hợp vẫn chiếm tỷ lệ cao trong mua sắm hàng tiêu dùng, nhưng người dân ngày càng quan tâm đến chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm, mà đó là điểm yếu của các địa điểm mua sắm truyền thống.

c) Hệ thống nhà hàng, khách sạn và các cửa hàng kinh doanh thực phẩm:

Theo số liệu báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 10/2015 thành phố Hà Nội có 1.208 khách sạn, 1.586 Nhà hàng ăn uống.

Ngoài ra hệ thống cửa hàng kinh doanh thực phẩm có khoảng 1.585 cửa hàng lớn nhỏ về lĩnh vực thực phẩm, chú trọng đến thực phẩm sạch. Hệ thống các khách sạn trên địa bàn Hà Nội là tương đối lớn so với cả nước nhưng các khách sạn chủ yếu là quy mô vừa và nhỏ. Về dịch vụ ăn uống trong các khách sạn này cũng đặc biệt chú trọng cả về chất lượng và số lượng. Các món ăn, đồ uống, công thức chế biến, phong cách phục vụ… luôn được nâng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách. Các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ khách được trang bị đồng bộ, chất lượng cao. Do vậy vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm rất đảm bảo.

Tóm lại, từ điều kiện tự nhiên, dân số và đặc điểm kinh tế - xã hội, có thể thấy nhu cầu sử dụng thịt gia súc, gia cầm nói chung, thịt gà nói riêng trên địa bàn Hà Nội là khá lớn, chủ yếu chú trọng vào chất lượng sản phẩm dịch vụ. Hà Nội là một thị trường tiềm năng nhưng cũng là thị trường khá khó tính. Thành phố Hà Nội là nơi tập trung đông dân cư, vì vậy nhu cầu về thực phẩm rất lớn, đa dạng về cả chất lượng và số lượng. Do nhu cầu về số lượng cũng như nhu cầu về chất lượng cao cho nên tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm trên thị trường Hà Nội ngày càng phức tạp, khó kiểm soát, nguyên nhân là do nguồn cung ứng thực phẩm cho Hà Nội chủ yếu ở các nơi khác chở đến, các nguồn thực phẩm này đều là nguồn thực phẩm trôi nổi, không được kiểm soát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi cung ứng gà đồi yên thế cho thị trường hà nội (Trang 46 - 50)