Các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi cung ứng gà đồi yên thế cho thị trường hà nội (Trang 27 - 30)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng

2.1.3.1. Các yếu tố dẫn dắt chuỗi cung ứng

Thị trường hay cụ thể chính là nhu cầu của khách hàng sẽ là nhân tố quyết định sản phẩm, dịch vụ cũng như phương thức phân phối của chuỗi. Ở một số thị trường khách hàng sẽ sẵn sàng trả cho mức phục vụ cao, sự đáp ứng nhanh, nhưng ở thị trường khác khách hàng lại sẵn sàng chi trả cho những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được tính hiệu quả thể hiện qua giá của sản phẩm. Do đó, việc quyết định sẽ đưa sản phẩm gì, số lượng, chất lượng cũng như giá cả sản phẩm là bao nhiêu là vấn đề mà các công ty cần phải cân nhắc khi đưa bất kì một sản phẩm nào vào thị trường. Nếu như quyết định đó là đúng thì sẽ mang lại hiệu quả cho toàn chuỗi và ngược lại nếu những quyết định này không chính xác thì sẽ ảnh hưởng đến toàn chuỗi.

Hình 2.5: Năm tác nhân thúc đẩy chính của chuỗi cung ứng

Nguồn: Mechael Hugos (2003)

1. Sản xuất

Sản xuất cái gì, như thế nào & khi nào?

2. Tồn kho

Sản xuất bảo nhiêu & cần dự trữ bao nhiêu?

4. Vận tải

Vận chuyển SP bằng phương thức nào & khi nào?

3. Địa điểm

Nơi nào thực hiện tốt nhất cho hoạt động gì?

5. Thông tin

Những vần đề cơ bản để ra những

Không chỉ chịu tác động từ thị trường mà chuỗi tham gia, chuỗi cung ứng còn chịu tác động trực tiếp từ các yếu tố dẫn dắt nó. Đó là: sản xuất, hàng tồn kho, địa điểm, vận chuyển và thông tin.

Về sản xuất: Sản xuất liên quan đến năng lực của chuỗi cung ứng để sản xuất và tồn trữ sản phẩm. Các phương tiện trong sản xuất như là các nhà xưởng và nhà kho. Vấn đề cơ bản của nhà quản lý khi ra quyết định sản xuất là: giải quyết cân đối giữa tính đáp ứng và tính hiệu quả như thế nào. Nếu nhà xưởng và nhà kho được xây dựng với công suất thừa cao thì khả năng linh động và đáp ứng nhanh khối lượng lớn về nhu cầu sản phẩm nhưng điều này làm cho sản xuất kém hiệu quả vì làm lãng phí nguồn lực hơn nữa còn chưa đựng nhiều rủi ro bởi nhu cầu luôn thay đổi.

Về hàng tồn kho: Hàng tồn kho bao gồm nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm do nhà sản xuất, nhà phân phối và người bán lẻ tồn trữ dàn trải trong suốt chuỗi cung ứng. Các nhà quản lý phải quyết định phải tồn trữ ở đâu nhằm cân đối giữa tính đáp ứng và tính hiệu quả. Tồn trữ số lượng hàng tồn kho lớn cho phép công ty đáp ứng nhanh chóng những biến động về nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, việc xuất hiện và tồn trữ hàng tồn kho tạo ra một chi phí đáng kể và để đạt hiệu quả cao thì phí tồn kho nên thấp nhất có thể được.

Về địa điểm: Địa điểm liên quan đến vị trí, hoạt động được thực hiện ở các bộ phận của chuỗi cung ứng. Sự lựa chọn ở đây chính là tính đáp ứng nhanh và tính hiệu quả. Các quyết định sẽ tập trung vào hoạt động ở một số khu vực để đạt được hiệu quả và tính kinh tế nhờ quy mô. Các quyết định sẽ giảm tập trung vào các hoạt động ở các khu vực gần khách hàng và nhà cung cấp để hoạt động đáp ứng kịp thời hơn.

Về vận tải: Vận tải liên quan đến việc di chuyển từ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm trong chuỗi cung ứng. Việc cân đối giữa tính đáp ứng nhanh và tính hiệu quả thể hiện qua việc lựa chọn phương thức vận tải. Chi phí vận tải có thể bằng 1/3 chi phí vận hành của chuỗi cung ứng nên quyết định chọn lựa phương thức vận chuyển ở đây là rất quan trọng.

Về thông tin: Thông tin là một vấn đề quan trọng để ra quyết định đối với bốn tác nhân thúc đẩy của chuỗi cung ứng. Đó là sự kết nối giữa tất cả các hoạt động trong một chuỗi cung ứng. Trong phạm vi này, sự kết nối là mạnh (ví dụ như dữ liệu chính xác, kịp thời và đầy đủ) thì các công ty trong chuỗi cung ứng

sẽ có thể quyết định tốt đối với các hoạt động của riêng họ. Điều này giúp cho việc cực đại hóa lợi nhuận của toàn bộ chuỗi cung ứng.

2.1.3.2. Hiệu ứng “Roi da” trong chuỗi cung ứng

Trong nền kinh tế hiện đại, thông tin có thể thay thế cho tồn kho. Điều này đồng nghĩa với việc nắm bắt được thông tin ảnh hưởng lớn tới chi phí của toàn bộ chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng chịu sự tác động mạnh mẽ của hiện tượng “cái roi da”. Đây chính là kết quả của thông tin không chính xác và đầy đủ. Hiện tượng này cho biết những thay đổi nhỏ về nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm ở phần đầu chuỗi cung ứng biến thành những dao động ngày càng lớn hơn về nhu cầu ở các công ty ở phía cuối chuỗi cung ứng. Dao động này bắt đầu khi nhu cầu thị trường lớn mạnh tạo ra sự thiếu hụt sản phẩm. Các nhà sản xuất và phân phối gia tăng sản xuất và mức tồn kho để đáp ứng nhu cầu cung ứng sản phẩm lớn hơn mức nhu cầu đáp ứng. Và kết quả của hiệu ứng này chính là sự dư thừa sản phẩm do cung vượt xa khỏi nhu cầu của thị trường.

Q

t

Hình 2.6. Hiệu ứng “Roi da”trong chuỗi cung ứng

Nguồn: Chin-Hung Chen (2002) Tác động “Roi da” có thể mô hình hóa trong chuỗi cung ứng đơn giản bao gồm nhà bán lẻ, nhà phân phối và nhà sản xuất.

Cách xử lý tốt nhất đối với tác động “Roi da” chính là sự chia sẻ dữ liệu về nhu cầu bao gồm những con số về mức tiêu thụ, dự đoán mức tiêu thụ, về những quyết định trong tất cả các công ty, các thành viên của chuỗi cung ứng.

Lượng bán

Bởi sự thành công của từng thành viên, của một phần chuỗi cung ứng sẽ tạo nên thành công của cả chuỗi cung ứng. Đó như một phản ứng dây chuyền.

Hình 2.7. Tác động roi da

Nguồn: Nicheal Hugos, 2006 Nếu mỗi công ty có nhu cầu thông tin từ nhữg công ty khác trong chuỗi cung ứng, thì thông tin đó sẽ hỗ trợ cho mỗi quyết định về năng suất sản xuất và mức lưu trữ hàng tồn kho. Các công ty cần xem xét nhu cầu thông tin từ khách hàng trực tiếp và cũng từ khách hàng cuối cùng. Các công ty có thể làm việc với nhau để tạo ra các chuỗi cung ứng hiệu quả thì đó sẽ là những công ty làm việc hiệu quả nhất trong dài hạn. Các công ty có thể quyết định cách chia sẻ dữ liệu một cách hiệu quả thì sẽ là những công ty tạo ra các chuỗi cung ứng có khả năng cạnh tranh nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi cung ứng gà đồi yên thế cho thị trường hà nội (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)