Nhóm giải pháp về thị trường tiêu thụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi cung ứng gà đồi yên thế cho thị trường hà nội (Trang 93 - 95)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ gà đồi Yên Thế theo chuỗi cung ứng

4.3.4. Nhóm giải pháp về thị trường tiêu thụ

Kết quả nghiên cứu cho thấy, thị trường tiêu thụ còn nhiều khó khăn bất cập như: sự nắm bắt thông tin thị trường của người chăn nuôi còn nhiều hạn chế, năng lực của các tác nhân yếu, tính hợp tác liên kết thấp và được tiêu thụ chủ yếu dưới dạng gà lông tươi sống nên VA tạo ra thấp và được phân phối không đồng đều. Chính những điều này đã gây khó khăn cho hoạt động chăn nuôi và làm giảm hiệu quả kinh tế, vì thế trong thời gian tới cần thực hiện có hiệu quả các giải pháp sau:

- Có các chính sách hỗ trợ tích cực về vốn tín dụng, kiến thức thị trường, khả năng hạch toán kinh doanh, từng bước hoàn thiện và nâng cao năng lực cho các tác nhân trong chuỗi cung ứng để họ mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh và nâng cao giá trị.

- Sở Công thương và các cơ quan chức năng cần nghiên cứu cơ chế, hỗ trợ để khuyến khích sự hợp tác giữa những người chăn nuôi như thành lập các nhóm hộ chăn nuôi, các HTX để tăng sản lượng gà xuất bán, tăng khả năng tự vệ, đàm phán và sức mạnh thị trường. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, hỗ trợ để xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa người chăn nuôi với các đơn vị cung ứng các sản phẩm đầu vào và các đơn vị bao tiêu sản phẩm đầu ra trên cơ sở có ký kết hợp đồng kinh tế để cùng chia sẽ lợi nhuận và rủi ro trước những biến động của giá cả thị trường hay dịch bệnh.

- Do khả năng nắm bắt, xử lý và phán đoán diễn biến thị trường của người chăn nuôi rất hạn chế. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần hỗ trợ họ về vấn đề này. Chẳng hạn nên cử cán bộ hay thành lập tổ hỗ trợ thông tin thị trường ở huyện, xã nhằm cung cấp cho người chăn nuôi những thông tin diễn biến về giá cả thị trường, quy luật tiêu dùng, xu hướng tiêu dùng... và tư vấn cho họ thời điểm vào đàn, tái đàn, quy mô... trong từng giai đoạn.

- Tăng cường thúc đẩy phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, hình thành các khu công nghiệp, các bếp ăn tập thể để góp phần mở

rộng quy mô và tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm gà thịt trên địa bàn.

- Tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết như quy mô chăn nuôi, chất lượngsản phẩm, giá thành, VSATTP, liên doanh liên kết... để mở rộng thị trường tiêu thụ sang các tỉnh, thành phố khác và tiến tới xuất khẩu sang các nước như chủ trương của Bộ NN&PTNT đã đề ra.

- Hỗ trợ xây dựng các kho lạnh bảo quản sản phẩm gắn với cơ sở giết mổ, chế biến và cơ sở tiêu thụ sản phẩm đã qua giết mổ, chế biến nhằm khắc phục tình trạng hư hỏng, giảm chất lượng sản phẩm.

- Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thịt gà với các dây chuyền sản xuất tiên tiến, hiện đại để góp phần giải quyết đầu ra cho người chăn nuôi.

- Các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, xử lý để ngăn chặn triệt để hiện tượng gà thải loại nhập lậu, sản phẩm thịt gà không rõ nguồn gốc trà trồn vàọ sản phẩm gà đồi Yên Thế để giữ uy tín, thương hiệu, tạo niềm tin cho người tiêu dùng và hạn chế lây lan dịch bệnh.

- Tăng cường công tác truyền thông vê phòng trừ dịch bệnh cho cả người chăn nuôi và các thương nhân kinh doanh; tích cực kiểm tra, giám sát về VSATTP trong chăn nuôi, thu mua, giết mổ, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ gà đồi Yên Thế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi cung ứng gà đồi yên thế cho thị trường hà nội (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)