Chi phí và VA của các tác nhân trong chuỗi cung ứng gà Mía lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi cung ứng gà đồi yên thế cho thị trường hà nội (Trang 82 - 84)

ĐVT: 1000đ/kg

Tác nhân Chuỗi 1 Chuỗi 2 Chuỗi 3 SL % SL % SL %

- Giá bán của người chăn nuôi (GO) 65 31,3 65 48,7 65 20 - Chi phí trung gian (IC) 41,5 48,8 41,5 50,6 43,5 39,5 - Giá trị gia tăng (VA) 3,5 4,1 6,5 5,9 3,5 4,2 - Giá bán của người thu gom (GO) 72,0 58,8 72,0 64,6 - - - Chi phí trung gian (IC) 3,5 4,1 6,0 7,3 - -

- Giá trị gia tăng (VA) 2,5 1,8 2,0 2,5 - -

- Giá bán của người bán buôn (GO) 80,0 23,0 80,0 70,5 - - - Chi phí trung gian (IC) 2,0 2,3 - - 4,5 4,0 - Giá trị gia tăng (VA) 8,0 9,4 - - 13,5 12,4 - Giá bán của người bán lẻ (GO)

+ Gà đã qua giết mổ, chế biến 130 100,0 130 45,2 - -

+ Gà chưa giết thịt - - 85,0 55,8 85 100,0

- Chi phí trung gian (IC) 10,0 11,7 11,5 14,0 12,1 14,7 - Giá trị gia tăng (VA) 15,0 17,8 17,5 21,4 18,9 19,1 - Giá bán của cơ sở chế biến (GO) 130,0 100,0 - - - -

- Chi phí trung gian (IC) 9,0 8,2 - - - -

- Giá trị gia tăng (VA) 33,0 30,0 - - - -

* Tổngchi phí trung gian (IC) 57,0 59,0 57,0 * Tổng giá trị gia tăng (VA) 28,0 23,0 53,0

Chuỗi 2, người chăn nuôi bỏ ra 46,6 ngàn đồng/kg, VA họ nhận được là 6,5 ngàn đồng/kg. Người thu mua gom và người bán buôn bỏ ra IC là 6 ngàn đồng/kg (bao gồm chi phí vận chuyển, kiểm dịch, phí tiêu độc khử trùng, thuế chợ…), nhưng VA họ nhận được lên đến 8 ngàn đồng/kg. Người bán lẻ bỏ ra IC là 10 ngàn đồng/kg (bao gồm chi phí thuê địa điểm, phí môi trường và giết mổ…) và VA họ nhận được là 15 ngàn đồng/kg.

Chuỗi 3, chi phí bỏ ra và VA nhận được trên 1 kg sản phẩm là có sự khác biệt đáng kể giữa các tác nhân. Thường thì mối quan hệ “mua tận gốc bán tận ngọn” phải bỏ ra chi phí nhiều hơn nhưng cũng nhận được VA trên 1kg sản phẩm cao hơn.

Nhìn chung, VA tạo trong các chuỗi tiệu thụ gà Ri lai khá nhiều và phần lớn thuộc về các trung gian như người bán buôn và bán lẻ, đặc biệt là cơ sở giết mổ, chế biến thông qua các hoạt động tuyển chọn và chế biến. Chuỗi 3 tạo ra VA nhiều nhất, và đây cũng là chuỗi mang lại lợi ích lớn nhất cho người chăn nuôi, chuỗi này chi phí trung gian ít nhưng sản lượng tiêu thụ qua chuỗi này thấp.

4.1.4.2. Chuỗi cung ứng Gà Ri lai

Chuỗi 1, người chăn nuôi bỏ ra khoản chi phí trung gian lớn nhất 53,7 ngàn đồng/kg và họ nhận được 18,3 ngàn đồng VA/kg (cao hơn so với gà Mía lai). Người giết mổ chế biến bỏ ra 5,6 ngàn đồng IC/kg và họ nhận được 6,4 ngàn đồng VA. Người bán lẻ bỏ ra 9,5 ngàn đồng IC và họ nhận được 16,5 ngàn đồng VA.

Chuỗi 2, người chăn nuôi bỏ ra 53,7 ngàn đồng IC và nhận được 18,3 ngàn đồng VA/kg. Cũng như đối với sản phẩm gà Mía lai, VA trong chuỗi này chủ yếu được tạo ra ở các cơ sở giết mổ, chế biến, trong trường hợp này các cơ sở bán lẻ bỏ ra 10 ngàn đồng IC và VA họ nhận được là 16 ngàn đồng/kg.

Chuỗi 3, người chăn nuôi bán trực tiếp sản phẩm của mình cho người bán lẻ, nên dù IC bỏ ra có cao hơn chuỗi 1 và 2 nhưng VA họ nhận được cũng được cải thiện đáng kể, 20 ngàn đồng/kg. Người bán lẻ mua gà từ người chăn nuôi, sau đó họ mang ra chợ bán lẻ hoặc giết mổ và bán cho người tiêu dùng. IC họ bỏ ra là gần 13 ngàn đồng/kg và VA họ nhận được là khoảng 20 ngàn đồng/kg.

Như vậy, chuỗi 2 tạo ra được VA nhiều nhất nhưng chuỗi 3 mới mang lại lợi ích lớn nhất cho người chăn nuôi, vì chuỗi này ngắn gọn, ít các trung gian nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi cung ứng gà đồi yên thế cho thị trường hà nội (Trang 82 - 84)