Kết quả và HQKT của thương nhân thu mua gom

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi cung ứng gà đồi yên thế cho thị trường hà nội (Trang 75 - 78)

(Tính BQ/chuyến: 2100kg)

ĐVT: 1000 đồng

Chỉ tiêu Giá trị

1. Doanh thu 168.000

2. Chi phí trung gian

- Chi phí mua gà - Chi phí kiểm dịch - Chi phí tiêu độc khử trùng

- Chi phí thuê nhân công (bắt gà, bốc xếp lên xe...) - Chi phí vận chuyển - Chi phí hao hụt - Chi phí khác 165.310 157.500 130 40 1.000 2.500 3.750 390 3. Thu nhập (1-2) 2.690

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015) Qua bảng 4.7 ta thấy lượng vốn mà hộ thu gom bỏ ra mỗi chuyến là khá lớn, mỗi chuyến bình quân họ phải bỏ ra 165,31 triệu đồng; tương ứng với trọng lượng gà thu mua, vận chuyển mỗi chuyến là 2,1 tấn, sau khi trừ đi các khoản chi phí, người thu mua gom được hưởng mức thu nhập là 2,69 triệu đồng. Với mức thu mua, vận chuyển bình quân mỗi tháng 30 chuyến ta tính được thu nhập bình

quân của hộ kinh doanh thu mua gom 1 tháng là 80,7 triệu đồng, với lượng lao động bình quân là 2 người ta cũng tính được thu nhập/ngày/người của hộ thu mua gom là 1,345 triệu đồng. Như vậy có thể thấy mức thu nhập của hộ thu mua gom là tương đối cao. Tuy nhiên mức thu nhập trên chưa tính lãi suất tiền vốn và gá cả thị trường không ổn định.

Có thể thấy, những người thu mua gom đã thu mua một lượng gà rất lớn nên cần có sự tác động vào tác nhân này và tác nhân giết mổ, chế biến giúp người thu gom vừa có thể tăng cường hoạt động mua bán gà chưa giết thịt, vừa có thể cung ứng gà đã giết thịt cho thị trường Hà Nội. Tác nhân này góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển nên cũng thúc đẩy chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả hơn.

4.1.2.4. Hoạt động của cơ sở giết mổ, chế biến

Cơ sở giết mổ, chế biến có thể là doanh nghiệp có nhà máy giết mổ tập trung theo dây chuyền công nghệ hiện đại, nhưng cũng có thể là hộ giết mổ thủ công. Hiện nay trên địa bàn huyện Yên Thế có 03 cơ sở giết mổ gia cầm tập trung đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là: Công ty Cổ phần Giang Sơn; Công ty Cổ phần chăn nuôi và chế biến gia cầm Trường Anh và Công ty cổ phẩn xây dựng và thương mại Hoàng Trường Anh. Sản phẩm gà sau giết mổ, chế biến được đóng túi nilon, hút chân không và bảo quản lạnh để vận chuyển đi tiêu thụ. Quy trình giết mổ của các công ty được thực hiện theo quy trình giết mổ tập trung, bảo đảm được vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường, chất lượng sản phẩm bước đầu được thị trường Hà Nội chấp nhận. Tuy nhiên các sản phẩm gà chế biến chưa phong phú, chủ yếu là tiêu thụ gà nguyên con đóng gói, chưa đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.

Ngoài các cơ sở giết mổ tập trung còn có các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, thủ công, quy mô hộ gia đình; thực hiện việc giết mổ ngay tại nhà riêng hoặc tại các chợ dân sinh hoặc cửa hàng kinh doanh thực phẩm. Tuy việc giết mổ, chế biến này không đảm bảo vệ sinh, nhưng lại hợp với thói quen của nhiều người tiêu dùng muốn nhìn thấy con gà trước khi giết thịt phải còn sống và tự tay lựa chọn, vì vậy lượng gà giết mổ cung ứng cho thị trường qua các cơ sở giết mổ thủ công là khá lớn.

Bảng 4.8. Hoạt động cung ứng của cơ sở giết mổ, chế biến gà (Tính BQ/cơ sở giết mổ)

Số TT

Chỉ tiêu ĐVT Cơ sở giết mổ tập trung CN

Cơ sở giết mổ thủ công

1 Số lượng gà giết mổ BQ/ngày Con 860 40

2

Sản lượng gà đã giết thịt cung

ứng ra thị trường BQ/ngày Kg 1.014 52,26 - Qua hệ thống siêu thị, TTTM Kg 764 - - Qua hệ thống cửa hàng KD thực phẩm tại các chợ, khu phố Kg - 41,06 - Qua hệ thống khách sạn, nhà hàng, bếp ăn tập thể Kg 250 11,2 3

Sản lượng gà đã chế biến cung

ứng ra thị trường (giò gà) Kg 50 -

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015) Nhìn vào bảng 4.8 ta thấy, bình quân một cơ sở giết mổ tập trung mỗi ngày giết thịt 860 con gà, cung ứng ra thị trường 1.014 kg gà thịt và 50 kg giò gà; trong khi đó mỗi cơ sở giết mổ thủ công, quy mô hộ gia đình một ngày giết thịt và bán ra thị trường bình quân là 40 con gà, tương ứng với 52,26 kg thịt.

Qua điều tra, khảo sát cho thấy, các cơ sở giết mổ tập trung có khoảng 15 lao động, trong khi các hộ giết mổ nhỏ lẻ chỉ 2 lao động, thậm trí có cơ sở chỉ có 01 lao động. Để kịp giao hàng cho khách vào buổi sáng, người giết mổ thường bắt đầu công việc của mình từ 1 - 2 giờ sáng, đến khoảng 5 - 6 giờ họ phải chuyển gà đã giết thịt đến các chợ, nhà hàng, siêu thị. Phương tiện vận chuyển của cơ sở giết mổ tập trung chủ yếu bằng xe ô tô chuyên dùng, còn phương tiện vận chuyển của cơ sở giết mổ thủ công là xe máy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi cung ứng gà đồi yên thế cho thị trường hà nội (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)