Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.5. Phương pháp phân tích số liệu
3.2.5.1. Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng các chỉ tiêu phân tích trong dãy số biến động theo thời gian như tốc độ tăng trưởng, bình quân, lượng tăng giảm... để phân tích đặc điểm của địa bàn nghiên cứu và thực trạng chăn nuôi gia cầm nói chung và gà thịt nói riêng của cả tỉnh và huyện Yên Thế trong thời gian qua.
Bằng việc sử dụng các chỉ tiêu thống kê mô tả như số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, chúng tôi xác định các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của hoạt động chăn nuôi gà; xác định chi phí, kết quả và HQKT trong chăn nuôi của các nhóm hộ khác nhau.
3.2.5.2. Phương pháp thống kê so sánh
Để so sánh trị trung bình về các chỉ tiêu như chi phí, kết quả và hiệu quả chăn nuôi của các nhóm hộ khác nhau có ý nghĩa kinh tế và thống kê hay không, tác giả sử phương pháp kiểm định trị trung bình tổng thể. Trong trường hợp có hai tổng thể mẫu độc lập thì kiểm định Independent - samples T-test được sử dụng, còn trong trường hợp có 3 nhóm tổng thể mẫu độc lập thì tác giả sử dụng phân tích phương sai (ANOVA).
Sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu tình hình thực hiện trong các năm 2013 - 2015. Từ đó, đánh giá, xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu này để so sánh kết quả giữa các năm với nhau.
3.2.5.3. Phương pháp phân tích chi phí, lợi nhuận
Áp dụng các công thức đo lường chi phí và lợi nhuận trong chuỗi giá trị theo Kaplinsky and Morris (2001) đã đưa ra để phân tích chi phí và lợi nhuận của các tác nhân trong chuỗi, từ đó sẽ xác định được chi phí và lợi nhuận được phân chia giữa những người tham gia chuỗi (bảng 3.5). Qua đó cũng xác định toàn bộ giá trị gia tăng được sản sinh ra bởi chuỗi cung ứng gà đồi Yên Thế và tỷ trọng
của các giai đoạn khác nhau, và từ đó xác định được ai có lợi ích từ sự tham gia trong chuỗi.
Bảng 3.5. Phương pháp phân tích chi phí - lợi nhuận (theo Kaplinsky and Morris, 2001)
Tác nhân Chi phí/đơn vị sản phẩm Doanh thu/đơn vị sản phẩm Lợi nhuận/đơn vị sản phẩm
Doanh thu gia tăng/đơn vị sản phẩm Tổng Chi phí gia tăng % Chi phí gia tăng Giá bán Lợi nhuận % Lợi nhuận Doanh thu gia tăng % Doanh thu gia tăng Hộ chăn nuôi
A -- A/F G G-A (G-A)/
(K-F) G G/K Thương lái thu gom G+B B B/F H H-B-G (H-B- G)/ (K-F) H-G (H-G)/K Cơ sở chế biến H+C C C/F I I-C-H (I-C-H)/ (K-F) I-H (I-H)/K Bán
buôn I+D D D/F J J-D-I
(J-D-I)/
(K-F) J-I (J-I)/K
Bán lẻ J+E E E/F K K-E-J (K-E-J)/
(K-F) K-J (K-J)/K Tổng F= A+ B+C+D +E 100 K-F 100 K 100 3.2.6. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích
Để phân tích chuỗi cung ứng gà đồi Yên Thế, tác giả sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hoạt động của các tác nhân và mối liên kết; đánh giá về mặt kinh tế của chuỗi bao gồm chi phí, lợi nhuận... và nhóm chỉ tiêu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng (bảng 3.6).
Bảng 3.6. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích
Nội dung nghiên cứu Chỉ tiêu phân tích
Chỉ tiêu đánh giá mối liên kết của các tác nhân dọc theo chuỗi
Hoạt động và kết quả hoạt động của các tác nhân (bao gồm: Cung ứng đầu vào, chăn nuôi, thu mua gom, giết mổ, chế biến, bán buôn, bán lẻ)
- Giá trị sản xuất (GO) – Doanh thu, giá trị gia tăng (VA), chi phí trung gian (IC), tổng chi phí (TC), lãi ròng (NPr)
- GO/TC, VA/TC, NPr/TC
Chỉ tiêu về các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng gà đồi Yên Thế
1) Chỉ tiêu về các nhân tố ảnh hưởng đến mối liên kết của các tác nhân
- Thời gian tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh của tác nhân
- Số năm kinh nghiệm của các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng
- Số lượng tác nhân và tỷ lệ tác nhân liên kết ổn định phân theo thời gian hoạt động trong chuỗi cung ứng
- Nhóm tổ chức sản xuất, kinh doanh
- Tỷ lệ tác nhân tham gia vào các tổ chức như: các hội, hiệp hội, hợp tác xã…
- Số tác nhân và tỷ lệ tác nhân liên kết ổn định phân theo sự tham gia vào các tổ chức
2) Chỉ tiêu về các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế trong chuỗi cung ứng
- Công nghệ, kỹ thuật
- Tỷ lệ tác nhân sử dụng dây chuyền công nghệ giết mổ tập trung, tác nhân sử dụng công cụ, dụng cụ thô sơ giết mổ thủ công
- Công suất giết mổ bình quân/ngày
- Nguồn vốn của các tác nhân
- Tỷ lệ tác nhân vay vốn từ các ngân hàng, quỹ tín dụng
- Tỷ lệ tác nhân vay vốn từ bạn bè, người thân trong gia đình
3) Chỉ tiêu về các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chuỗi
- Trình độ của các tác nhân - Tỷ lệ tác nhân có trình độ cấp 1, cấp 2, cấp 3 và trên cấp 3.
- Quy mô của tác nhân trong chuỗi cung ứng
- Số lượng gà nuôi bình quan/lứa; số lứa nuôi bình quân/năm
- Số lượng gà vận chuyển bình quân/chuyến
4) Chỉ tiêu về các nhân tố ảnh hưởng khác
- Khuyến nông - Tỷ lệ tác nhân tham gia hoạt động khuyến nông - Các cơ chế, chính sách hỗ trợ của
nhà nước
- Tỷ lệ các tác nhân có nhu cầu được hỗ trợ như kỹ thuật, vốn,…
Trong đó có một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của các tác nhân được tính toán như sau:
a) Giá trị sản xuất (GO) hoặc Doanh thu (TR)
GOi = Qi × Pi
Trong đó: Qi : Là lượng sản phẩm i. Pi : Giá bán sản phẩm i.
- Đối với tác nhân người chăn nuôi thì lượng sản phẩm nhân với đơn giá chính là giá trị sản xuất (GO)
- Đối với tác nhân kinh doanh: Thương nhân thu mua gom, thương nhân bán buôn, bán lẻ thì lượng sản phẩm nhân với đơn giá chính là doanh thu (TR)
b) Chi phí gia tăng
Chi phí gia tăng là chi phí phát sinh của mỗi tác nhân khi sản phẩm đi qua, là chi phí ngoài chi phí đầu vào như chi phí dự trữ, bảo quản; chi phí lưu thông cho việc mua đầu vào và bán đầu ra, chi phí điện, nước,…
c) Chi phí
- Tổng chi phí của mỗi tác nhân bao gồm chi phí đầu vào cộng với chi phí gia tăng - Chi phí trung gian là một bộ phận cấu thành của GO
d) Giá trị gia tăng (VA)
- Đối với người chăn nuôi: Giá trị gia tăng (VA) là phần giá trị tăng thêm của một quá trình sản xuất, được thể hiện bằng công thức:
VA = GO – Chi phí trung gian
- Đối với các tác nhân khác như: thương nhân thu mua gom, người bán buôn, bán lẻ và người giết mổ, chế biến: Giá trị gia tăng (VA) là phần giá trị tăng thêm khi sản phẩm đi qua tác nhân, được tính bằng cách lấy giá bán trừ đi chi phí đầu vào tính trên 1 đơn vị sản phẩm, được tính bằng công thức:
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG VỀ CHUỖI CUNG ỨNG GÀ ĐỒI YÊN THẾ CHO THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI TRƯỜNG HÀ NỘI
4.1.1. Sơ đồ chuỗi cung ứng gà đồi Yên Thế cho thị trường Hà Nội
Chuỗi cung ứng gà đồi Yên Thế điển hình gồm các tác nhân: Cung ứng đầu vào, chăn nuôi, thu mua gom, giết mổ, chế biến, phân phối (bán buôn, bán lẻ) và tiêu dùng cuối cùng (hình 4.1) 22 % 31,3 % 12 % 78% 88% 68,7
Hình 4.1. Tổng quan chuỗi cung ứng gà đồi Yên Thế cho thị trường Hà Nội
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015) Qua hình 4.1 ta thấy, các chuỗi tiêu thụ gà đồi Yên Thế có đầy đủ các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng: cơ sở cung cấp giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, trang trại/hộ chăn nuôi, thương nhân thu mua gom, DN/hộ giết mổ, chế biến, thương nhân phân phối (bán buôn, bán lẻ) và người tiêu dùng. Hộ chăn nuôi nếu không thể tự cung cấp con giống thì có thể mua giống từ cơ sở (lò ấp) trong
Trang trại, Hộ chăn nuôi gà Giết mổ, chế biến Hộ mua gom Bán lẻ Thương nhân bán buôn Thươn g nhân bán lẻ Nguời tiêu dùng Hà Nội Cung ứng đầu vào: - Giống - Thức ăn chăn nuôi - Thuốc thú y - Vật tư Dòng sản phẩm Dòng giá trị Dòng thông tin Người tiêu dùng Hà Nội
và ngoài huyện theo đơn đặt hàng, đồng thời mua thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y từ các thương nhân chuyên kinh doanh thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y trong huyện. Thương nhân thu mua gom là người trực tiếp thu mua gà từ người chăn nuôi, bán cho cơ sở giết mổ trong và ngoài huyện hoặc vận chuyển đến các chợ đầu mối gia cầm giao buôn cho thương nhân phân phối (bán buôn, bán lẻ). Tuy nhiên, các cơ sở giết mổ, chế biến trên địa bàn huyện Yên Thế mua gà qua thương nhân thu mua gom không nhiều; các cơ sở giết mổ thường mua gà trực tiếp từ người chăn nuôi để giảm bớt chi phí trung gian. Các thương nhân thu mua gom chủ yếu tiêu thụ ra bên ngoài huyện (tại các chợ gia cầm). Các thương nhân bán buôn, bán lẻ thường mua gà của thương nhân mua gom rồi bán cho khách hàng và hưởng chênh lệch giá (lãi).
Để chuỗi tiêu thụ hoạt động tốt thì dòng sản phẩm, dòng thông tin và dòng giá trị có vai trò vô cùng quan trọng. Theo dòng giá trị sản phẩm, dòng thông tin, người tiêu dùng chính là tác nhân đem lại lợi nhuận cho toàn chuỗi nên thông tin về nhu cầu của họ đối với sản phẩm, mức giá họ sẵn lòng chi trả là yếu tố quan trọng giúp chuỗi tiếp thu hoạt động. Dòng vật chất sẽ chuyển từ tay người sản xuất, qua các trung gian và đến tay người tiêu dùng. Cứ như thế, ba dòng này tạo thành vòng tròn khép kín, nối tiếp nhau tạo động lực cho chuỗi cung ứng hoạt động.
Từ kết quả nghiên cứu và sơ đồ tổng quan chuỗi cung ứng sản phẩm gà đồi Yên Thế nêu trên, tác giả xác định được các chuỗi tiêu thụ chính đối với sản phẩm gà đồi Yên Thế cho thị trường Hà Nội qua bảng (Hình 4.2).
Từ hình 4.2 ta thấy, gà đồi Yên Thế được tiêu thụ theo 2 dòng sản phẩm, đó là, sản phẩm gà chưa giết thịt và sản phẩm gà đã giết thịt. Trong đó:
- Chuỗi tiêu thụ 1 gồm 4 tác nhân: người chăn nuôi, người giết mổ, chế biến, người bán lẻ và người tiêu dùng cuối cùng. Đây là chuỗi tiêu thụ gà đã qua giết mổ, chế biến, sản lượng tiêu thụ thông qua kênh này là 31,3%.
- Chuỗi tiêu thụ 2 gồm 5 tác nhân: người chăn nuôi, người thu mua gom, người bán buôn, người bán lẻ và người tiêu dùng cuối cùng. Đây là chuỗi tiêu thụ có nhiều tác nhân tham gia nhất trong các chuỗi cung ứng gà đối Yên Thế. Trong chuỗi này, người thu mua gom đến 78% sản lượng gà của người chăn nuôi, sau đó người thu mua gom bán trên 80% sản lượng thu mua được cho người bán buôn, bán lẻ và 12% cho các cơ sở giết mổ, chế biến.
- Chuỗi tiêu thụ 3 là chuỗi đơn giản nhất, ngắn nhất trong các chuỗi tiêu thụ gà đồi Yên Thế. Trong trường hợp này các hộ chăn nuôi bán trực tiếp cho người bán buôn, bán lẻ, sau đó người bán lẻ bán cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, sản lượng tiêu thụ theo chuỗi này không nhiều, chỉ chiếm khoảng 20% sản lượng chăn nuôi. Chuỗi tiêu thụ1: Chuỗi tiêu thụ 2: Chuỗi tiêu thụ 3:
Hình 4.2. Các chuỗi tiêu thụ gà đồi Yên Thế chủ yếu
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)
4.1.2. Hoạt động của từng tác nhân tham gia chuỗi cung ứng
4.1.2.1. Hoạt động cung ứng giống, thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y
a) Người cung cấp giống:
Theo số liệu báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Thế, hiện nay toàn huyện có trên 50 cơ sở ấp nở, tỷ lệ ấp nở trứng trung bình đạt khoảng 85-90% con giống đảm bảo chất lượng, với tổng sản lượng đạt khoảng 8 triệu gà giống/năm, đáp ứng khoảng 50-55% nhu cầu giống cho chăn nuôi gà trên địa bàn huyện, số còn lại các hộ chăn nuôi tự mua từ các cơ sở sản xuất giống bên ngoài huyện như Tân Yên, Hiệp Hòa (Bắc Giang), Phú Bình (Thái Nguyên), Chương Mỹ (Hà Nội), Lương Sơn (Hòa Bình)… Giống gà cung cấp cho các hộ chăn nuôi gồm: Gà Ri lai chiếm khoảng 40%, Mía lai khoảng 60%, còn lại 10% là
Trang trại/Hộ chăn nuôi Bán lẻ: - Siêu thị - Chợ - Quầy KD Giết mổ tập trung; Giết mổ thủ công Người tiêu dùng Hà Nội Trang trại/Hộ chăn nuôi Người thu mua gom tại Yên Thế Người bán buôn Người bán lẻ tại Hà Nội Người tiêu dùng Hà Nội Trang trại/Hộ chăn nuôi Người bán buôn, bán lẻ tại Hà Nội Người tiêu dùng Hà Nội
đầu tư thỏa đáng nên nhiều hộ chăn nuôi sử dụng đàn gà thương phẩm làm đàn cha mẹ để sản xuất con giống, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.
b) Người kinh doanh thức ăn chăn nuôi:
Do nhu cầu thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thế tiêu thụ rất lớn, nên hiện có khoảng 220 đại lý, cửa hàng kinh doanh thức ăn chăn nuôi, trong đó có 56 đại lý cấp I, còn lại là các đại lý cấp II, cấp III và cửa hàng kinh doanh nhỏ. Như vậy trung bình mỗi xã sẽ có 2,6 đại lý cấp một; 7,8 đại lý cấp II, III và cửa hàng kinh doanh nhỏ. Các đại lý, cửa hàng kinh doanh thức ăn chăn nuôi tập trung chủ yếu ở thị trấn Cầu Gồ và các xã có số lượng chăn nuôi nhiều như: Phồn Xương, Đồng Tâm, Tiến Thắng, Tân Sỏi… Lượng thức ăn chăn nuôi tiêu thụ năm 2015 khoảng 70.000 tấn; các hãng thức ăn thường được người chăn nuôi gà sử dụng là Vina Feed, GROW Feed, Nasaco, TOP FEEDS… mỗi hãng đều cho ra các chủng loại thức ăn phong phú, phù hợp với sự tăng trưởng của đàn gà, mang đến cho người chăn nuôi nhiều sự lựa chọn. Thức ăn chăn nuôi được bán chủ yếu là thức ăn đậm đặc và thức ăn hỗn hợp, người chăn nuôi thường sử dụng kết hợp cả hai để tăng hiệu quả chăn nuôi.
Các đại lý, cửa hàng kinh doanh thức ăn chăn nuôi ở huyện Yên Thế thường chấp nhận bỏ ra một lượng vốn lớn để nhập hàng về, nhưng do đã ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp nên các đại lý cũng đỡ phần nào đó gánh nặng. Người chăn nuôi gà đồi Yên Thế thường mua chịu, sau khi gà xuất chuồng sẽ đến thanh toán với người kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Giữa người kinh doanh thức ăn chăn nuôi và người chăn nuôi chủ yếu là hợp đồng miệng và tin tưởng nhau, khi nhận thức ăn chăn nuôi hay thanh toán tiền chỉ cần ký vào sổ theo dõi công nợ. Hình thức bán chịu đã tạo điều kiện cho người chăn nuôi có khả năng đầu tư tốt hơn và hiệu quả hơn ngay cả khi người chăn nuôi có ít vốn. Do chi phí thức ăn chiếm một phần rất lớn trong chi phí chăn nuôi, nên một số hộ chăn nuôi theo quy mô lớn hiện nay còn kiêm luôn đại lý thức ăn chăn nuôi, vừa có thể giảm giá thành sản xuất vừa có thể kiếm thêm lợi nhuận từ việc cung cấp thức ăn chăn nuôi cho các hộ chăn nuôi khác.
c) Người kinh doanh thuốc thú y:
Mạng lưới các trạm thú y đã hình thành và quản lý hoạt động thống nhất từ tỉnh, huyện, thành phố đến các xã, phường. Đàn gà cơ bản đều được tiêm phòng phù hợp theo ngày tuổi và liều lượng, bình quân khoảng 5 loại vaccine cho