Phân tích chi tiết sự biến động hàng tồn kho

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc tài chính và cân bằng tài chính tại công ty TNHH thái vinh gia (Trang 55 - 57)

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu 2014 2015 2016

1. Nguyên vật liệu tồn kho 0 0 0

2. Chi phí SXKD dở dang 162.367.565 6.312.549.375 6.165.370.070 3. Công cụ, dụng cụ tồn kho 0 0 0 4. Thành phẩm tồn kho 0 0 0 5. Dự phòng giảm giá HTK 0 0 0 6. Hàng tồn kho 162.367.565 6.312.549.375 6.165.370.070 7. Tỷ trọng NVL tồn kho (7) = (1) / (6) 0% 0% 0% 8. Tỷ trọng chi phí SXKD dở dang (8) = (2) / (6) 100% 100% 100% 9. Tỷ trọng công cụ, dụng cụ tồn kho (9) = (3) / (6) 0% 0% 0% 10. Tỷ trọng thành phẩm tồn kho (10) = (4) / (6) 0% 0% 0% (

Để thấy rõ sự biến động của từng khoản mục trong tổng hàng tồn kho được minh hoạ qua biểu đồ sau:

Đồ thị 2.2. Tỷ trọng các khoản mục trong hàng tồn kho

Từ bảng phân tích sự biến động của khoản mục HTK cho thấy khoản mục HTK chỉ chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi khoản mục chi phí SXKD dở dang. Và hai khoản mục này cũng mang đặc thù rất rõ của ngành xây dựng. Vì là ngành xây dựng nên nguyên vật liệu chỉ mua để phục vụ đủ cho công trình, nên việc còn thừa nguyên vật liệu vào cuối năm là rất phổ biến. Tuy nhiên, gía trị nguyên vật liệu tồn kho tại các thời điểm cuối kỳ bằng 0, nghĩa là công ty đã dự toán mua nguyên vật liệu bao nhiêu thì đã sử dụng hết bấy nhiêu. Điều này cho thấy công tác mua và dự trữ nguyên vật liệu phục vụ thi công công trình của công ty được lên kế hoạch và thực hiện rất tốt dù trong điều kiện khối lượng thi công lớn và công trình nằm rải rác nhiều nơi.

Khoản mục chi phí SXKD dở dang là yếu tố duy nhất tác động đến sự biến động HTK. Sở dĩ tỷ trọng chi phí SXKD dở dang ở mức cao là vì doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, một công trình có thể sẽ được thực hiện và hoàn thành trong một thời gian dài. Thông thường đối với các công trình lớn có thời hạn hoàn thành trên một năm nên cuối kỳ khối lượng sản phẩm chưa hoàn thành là tất yếu. Vì vậy khoản mục này tồn tại và chiếm tỷ trọng lớn trong HTK là không tránh khỏi.

Bên cạnh đó cũng nhận thấy rằng công ty không trích lập dự phòng tăng thêm và không lập dự phòng giảm giá HTK ở ba năm 2014, 2015, 2016 vì giá các loại vật liệu xây dưng đang tăng mạnh. Theo nguyên tắc lập dự phòng thì công ty chỉ trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho khi giá cả thị trường giảm xuống và thấp hơn giá gốc của HTK. Đây là điều hoàn toàn hợp lý.

Cũng cần nhận thấy rằng để đạt hiệu quả kinh doanh tốt nhất, công ty đã có kế hoạch, biện pháp dự trữ HTK thích hợp đảm bảo đủ cung ứng không thừa, không gây thất thoát, nhưng cũng không thiếu làm gián đoạn hay ảnh hưởng không tốt đến quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, giá các loại vật liệu xây dựng thì luôn có xu hướng tăng nhanh chẳng hạn như các loại sắt, thép… nên một vấn đề đặt ra là hàng năm công ty đã phải xem xét dự toán nhu cầu NVL xây dựng các công trình để có mức dự trữ thích hợp.

Tiền là yếu tố có sự biến động lớn thứ hai sau HTK góp phần làm gia tăng TSLĐ và ĐTNH. Trong năm 2015 số lượng tiền giảm rất mạnh từ 2.703.561.314 đồng xuống còn 209.296.579 đồng (tương ứng với tỷ lệ 92,26%), năm 2016 lại tiếp tục giảm với tỷ lệ 84,89% tương ứng với số tiền là 177.662.215 đồng. Lý giải cho điều này như sau:

Tiền là tài sản tồn tại trực tiếp dưới hình thái giá trị nên có tính thanh khoản rất cao, đáp ứng nhanh nhất nhu cầu chi tiêu của đơn vị. Tuy vậy tiền lại mang nhiều rủi ro, dễ thất thoát. Chính vì thế tiền dự trữ phải phù hợp, không nên dự trữ quá nhiều vừa không an toàn, vừa làm mất đi bản chất của nó là làm thay đổi giá trị theo thời gian. Nhưng nếu dự trữ ít sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán tức thời của công ty. Để đánh giá mức dự trữ tiền của công ty vào năm 2016 như vậy có phù hợp hay không cần phải tiến hành phân tích các hệ số khả năng thanh toán của công ty trong 2 năm 2015, 2016.

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc tài chính và cân bằng tài chính tại công ty TNHH thái vinh gia (Trang 55 - 57)