ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
Chỉ tiêu 20142014 20152015 20162016
1. Phải thu khách hàng 12.660.368.307 5.552.237.331 6.280.226.871 2. Trả trước người bán 30.000.000 248.550.000 50.373.600 3. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) -354.626.529 -354.626.529 -354.626.529
4. Các khoản phải thu khác 0 0 0
5. Các khoản phải thu 12.335.741.778 5.446.160.802 5.975.973.942 6. Tỷ trọng phải thu khách hàng (%)
(6) = (1) / (5) 102,63% 101,95% 105,09%
7. Tỷ trọng trả trước cho người bán (%)
(7) = (2) / (5) 0,24% 4,56% 0,84%
8. Tỷ trọng phòng phải thu ngắn hạn khó
đòi (%) (8) = (3) / (5) -2,87% -6,51% -5,93%
9. Tỷ trọng các khoản phải thu khác (%)
(9) = (4) / (5) 0,00% 0,00% 0,00%
(
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán từ năm 2014 đến năm 2016 - phòng Kế toán Tài vụ)
Để thấy rõ sự biến động của các khoản phải thu được minh hoạ qua biểu đồ sau:
Đồ thị 2.3. Tỷ trọng các khoản mục trong khoản phải thu
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy được: Trong khoản mục phải thu thì tỷ trọng phải thu khách hàng là chiếm tỷ trọng cao nhất. Vào năm 2014 là 102,63%, năm 2015 là 101,95%, đến năm 2016 lại tăng 105,09%. Tỷ trọng phải thu khách hàng luôn biến động nhưng đều nằm ở mức cao trên 70% so với các tỷ trọng khác.
Như vậy trong khoản mục phải thu thì khoản mục phải thu khách hàng là điều mà ta quan tâm và xem xét đến nhất. Vì sự tăng hay giảm của khoản mục phải thu khách hàng cũng tác động lớn đến khoản mục phải thu và cũng làm cho khoản mục phải thu tăng hay giảm so với tổng tài sản. Qua bảng số liệu ta thấy tình hình phải thu khách hàng năm 2016 là không khả quan nhất chiếm đến 105,09%, trong năm này khoản phải thu khách hàng chiếm rất cao điều này cho thấy trong năm đó một lượng lớn vốn đã bị các tổ chức và cá nhân khác chiếm dụng, và việc quản lý khoản phải thu trong năm chưa tốt.
Mặt khác do đặc thù của lĩnh vực xây dựng là xây dựng kiên cố, sản phẩm thường được sử dụng trong một thời gian dài, khách hàng không tập trung vì vậy việc thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn nên tỷ trọng nợ phải thu vẫn còn cao. Với lượng vốn không nhiều công ty cần phải xem xét lại các chính sách của mình đã hợp lý chưa? Vì đã làm cho một lượng vốn của công ty bị các tổ chức khác chiếm dụng, và việc quản lý khoản phải thu trong năm như vậy là chưa tốt. Như vậy điều cốt lõi ở
đây là do nợ phải thu khách hàng, vì vậy doanh nghiệp cần có những chính sách quản lý nợ phải thu khách hàng tốt hơn.
Khoản trả trước cho người bán trong năm 2014 là 30.000.000 đồng (tương ứng 0,24%), nhưng đến năm 2015, 2016 thì khoản trả trước này tăng, và đặc biệt tăng mạnh trong năm 2015 với giá trị là 248.550.000 đồng (tương ứng với 4,56%). Nguyên nhân là do tình hình sản xuất kinh doanh của công ty tương đối thuận lợi, nên công ty đã tăng nhu cầu mua nguyên vật liệu để phục vụ cho sản xuất. Bên cạnh đó trong năm 2015 do giá cả các loại vật liệu xây dựng tăng cao và bất ổn vì vậy phải đặt trước cho nhà cung cấp để đảm bảo nguồn cung ứng. Tuy nhiên, từ năm 2016 tới nay thì công ty lại không đặt trước tiền hàng vì trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, công ty đã tạo được niềm tin đối với các nhà cung cấp và họ sẵn sàng cho công ty nợ tiền vật liệu trong một thời gian ngắn mà không cần đặt trước.
Tóm lại, qua nội dung phân tích ở trên cho thấy quy mô của công ty tăng giảm liên tục, tuy nhiên mức độ thay đổi không lớn. Giá trị nợ phải thu và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Tiền chiếm tỷ trọng rất thấp và ngày cảng giảm. Công ty cần xem xét điều chỉnh lại cơ cấu tài sản của mình. Bên cạnh việc tìm kiếm các hợp đồng thi công mới, công ty cần đẩy mạnh nghiệm thu hoàn thành, thanh toán khối lượng công trình, đẩy mạnh hoàn công quyết toán công trình. Đồng thời, công ty nên thực hiện biên pháp bảo lãnh ngân hàng đối với phần chi phí bảo hành công trình như vậy sẽ làm tăng giá trị khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền, và giảm giá trị nợ phải thu.
2.2.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty TNHHThái Vinh Gia: Thái Vinh Gia:
2.2.2.1. Phân tích tính tự chủ về tài chính của công ty
Cấu trúc nguồn vốn thể hiện tính tự chủ của doanh nghiệp, liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau trong công tác quản trị tài chính. Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn đánh giá sự biến động các loại nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm thấy được tình hình huy động, tình hình sử dụng các loại nguồn vốn
đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, khả năng kinh doanh của doanh nghiệp, mặt khác thấy được doanh nghiệp có khả năng mở rộng hay đang có xu hướng khủng hoảng, rủi ro trong tương lai.
Nguồn vốn chủ sở hữu về cơ bản có hai bộ phận lớn: nguồn vốn vay và nguồn vốn chủ sở hữu. Mỗi cơ sở kinh doanh, đơn vị sản xuất khác nhau có một cơ cấu nguồn vốn khác nhau. Sự khác nhau đó tuỳ thuộc vào tiềm lực tài chính, đặc điểm ngành nghề kinh doanh, quan điểm và chiến lược của nhà quản trị trong từng giai đoạn, thời kỳ,… từ đó dẫn đến tỷ trọng nợ phải trả và tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn khác nhau. Đối với công ty TNHH Thái Vinh Gia, cơ cấu tỷ trọng hai bộ phận này được thể hiện ở bảng phân tích sau: