Tỷ trọng các nguồn tài trợ

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc tài chính và cân bằng tài chính tại công ty TNHH thái vinh gia (Trang 71)

Dựa vào bảng phân tích trên ta thấy vào cuối năm 2016 toàn bộ tài sản của công ty được tài trợ 59,10% bằng nguồn vốn vay nợ và 40,9% bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ suất nguồn vốn tạm thời ở mức cao và có khuynh hướng giảm dần theo thời gian là một dấu hiệu tốt vì nguồn vốn tạm thời là nguồn vốn công ty tạm thời sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn, thường là trong một năm hoặc một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Do vậy, tỷ suất nguồn vốn tạm thời cao thì nguồn tài trợ của công ty phần lớn là bằng nợ ngắn hạn dẫn đến áp lực thanh toán các khoản nợ là rất lớn. Với mức nợ không đảm bảo về nguồn tài trợ như thế nên công ty đã có những chính sách và biện pháp để hạn chế sự mất cân đối của nguồn tài trợ. Cụ thể năm 2014 tỷ suất này đạt 86,75%, giảm xuống còn 60,47% năm 2015 và đặc biệt vào năm 2016 giảm xuống còn 59,10%. Trong năm 2015 tổng nguồn vốn giảm 5,01% thì nguồn vốn thường xuyên tăng 183,47%, bước sang năm 2016 tổng nguồn vốn chỉ tăng thêm được 3,95% trong khi đó nguồn vốn thường xuyên tăng 7,54%. Như vậy tốc độ tăng của nguồn vốn thường xuyên nhanh hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn đã làm cho nguồn vốn thường xuyên được cải thiện và ngày càng tăng lên. Phân tích sâu vào bên trong cho thấy nguồn vốn thường xuyên tăng mạnh vào cuối năm 2015 là do công ty tăng cường vay dài hạn tài trợ cho việc mua sắm TSCĐ phục vụ thi công công trình.

Tuy nhiên, nhìn vào tỷ suất vốn chủ sở hữu trên nguồn vốn thường xuyên, ta nhận thấy rằng tỷ suất này đang giảm dần với mức giảm đáng kể. Cụ thể năm 2014 đạt 100%, sang năm 2015 tỷ trọng này giảm còn 33,25% và tiếp tục giảm còn 29,98% trong năm 2016. Điều này có nghĩa là nguồn vốn vay dài hạn của công ty đang tăng lên.

Như vậy, bằng các chỉ tiêu phản ánh tính tự chủ và tính ổn định của nguồn tài trợ ta thấy cấu trúc nguồn vốn của công ty chưa tốt: tỷ suất nợ quá cao luôn chiếm trên 85% trong cơ cấu nguồn vốn. Khả năng độc lập về tài chính của công ty còn kém, tỷ suất tự tài trợ của công ty chiếm một tỷ lệ nhỏ, và có xu hướng giảm dần, điều này cũng ảnh hưởng không tốt đến việc tiếp cận các khoản tín dụng từ bên ngoài trong tương lai của công ty và công ty phải chịu áp lục thanh toán nặng nề.

Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng tính ổn định về nguồn tài trợ tuy thấp nhưng có xu hướng tăng và ngày càng cải thiện theo hướng tích cực hơn.

Vì vậy, trong thời gian tới công ty cần phải xây dựng lại một cơ cấu nguồn vốn hợp lý hơn. Để cải thiện tính độc lập và tính ổn định về nguồn tài trợ tốt hơn, công ty cần phải cải thiện và mở rộng quy mô nguồn vốn chủ sở hữu, đồng thời cải thiện và duy trì một khoản nợ ngắn hạn thích hợp, để đảm bảo chi phí sử dụng vốn thấp, nhằm nâng cao tính độc lập về tài chính của công ty và mở ra những cơ hội về những nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài.

2.2.3. Phân tích cân bằng tài chính tại công ty TNHH Thái Vinh Gia

2.2.3.1. Vốn lưu động ròng và phân tích cân bằng tài chính

Nhìn vào bảng phân tích cân bằng tài chính qua các năm 2014 - 2015 cho thấy vốn lưu động ròng đều dương. Cụ thể: năm 2014 vốn lưu động ròng là 98.984.724 đồng, đến năm 2015 tăng lên 2.343.435.396 đồng và giảm nhẹ vào năm 2016 là 2.107.070.263 đồng. Điều này có nghĩa là về cơ bản công ty đã đạt được trạng thái cân bằng tài chính dài hạn trong thời gian qua do toàn bộ tài sản dài hạn được tài trợ bởi nguồn vốn thường xuyên.

Bảng 2.10: Bảng phân tích các chỉ tiêu về cân bằng tài chính của công tyĐVT: đồng ĐVT: đồng

Chỉ tiêu 2014 2015 2016

1. Nguồn vốn thường xuyên 2.340.079.871 6.633.491.266 7.133.899.498 2. Nguồn vốn chủ sở hữu 2.340.079.871 2.205.758.266 2.139.027.498 3. Giá trị TS dài hạn 2.463.322.400 4.812.596.891 5.270.845.421 3.1. TSCĐ 2.241.095.147 4.290.055.870 5.026.829.235 3.2. TSDH khác 222.227.253 522.541.021 244.016.186 4. Tốc độ tăng của NVTX 183,47% 7,54% 5. Tốc độ tăng của VCSH -5,74% -3,03% 6. Tốc độ tăng của TSCĐ 91,43% 17,17% 7. Vốn lưu động ròng (7) = (1) - (3) -123.242.529 1.820.894.375 1.863.054.077 8. Tỷ suất giữa NVTX và TSCĐ (lần) (8) = (1) / (3) 0,95 1,38 1,35 9. Tỷ suất tài trợ TSCĐ (lần) (9) = (2) / (3.1) 1,04 0,51 0,43

Công ty đạt được trạng thái cân bằng nhờ nguồn vốn thường xuyên dương mà chính xác hơn là nhờ sự tăng lên cả về nguồn vốn vay dài hạn mặc dù nguồn vốn chủ sở hữu giảm nhẹ qua các năm. Nếu nhìn vào bảng số liệu ta có cảm giác tình hình tài chính của công ty trong ba năm 2014, 2015, 2016 là rất tốt. Doanh nghiệp về cơ bản đạt trạng thái cân bằng tài chính trong dài hạn.

Để phân tích kỹ hơn ta xem xét các bộ phận ảnh hưởng đến vốn lưu động ròng của công ty.

Đối với nguồn vốn thường xuyên, ta thấy giá trị của khoản này liên tục tăng và đặc biệt tăng mạnh vào năm 2015, năm 2016 có tăng nhưng với tốc độ chậm hơn. Theo số liệu từ bảng 2.8 thấy rằng nợ dài hạn tăng nhanh đặc biệt cuối năm 2015 nợ dài hạn tăng với tốc độ nhanh từ 0 đồng năm 2014 lên 4.427.733.000 đồng năm 2015 và tiếp tục tăng thêm 567.139.000 đồng (tương ứng 12,81%) trong năm 2016 mà chủ yếu là nợ vay dài hạn. Mặc dù nguồn vốn chủ sở hữu giảm 5,74% vào cuối năm 2015 nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể. Chính vì nguyên nhân này đã làm cho tốc độ nguồn vốn thường xuyên liên tục tăng và đạt 183,47% cuối năm 2015 và tiếp tục tăng thêm 7,54% năm 2016.

Tỷ suất NVTX/TSCĐ qua 3 năm đều lớn hơn 1, đặc biệt cuối năm 2015 tỷ suất này đạt mức cao nhất là 1,38 lần. Qua đây cho thấy giá trị NVTX luôn lớn hơn giá trị TSCĐ, điều này có nghĩa là toàn bộ TSCĐ của công ty được tài trợ hoàn toàn bằng NVTX và phần NVTX dôi ra dùng để tài trợ thêm cho TSNH.

Tỷ suất tài trợ năm 2014 là 1,04 lần được đánh giá là tốt, thì sang năm 2015 tỷ suất này là 0,51 lần và tiếp tục giảm trong năm 2016 còn 0,43 nghĩa là công ty ngày càng lệ thuộc vào bên ngoài để chi trả cho các tài sản cố định của mình.

Như vậy, nhìn vào vốn lưu động ròng có thể nhận thấy tình hình ổn định và cân bằng tài chính trong dài hạn của công ty là an toàn, nguồn vốn thường xuyên sau khi tài trợ đủ cho TSCĐ và ĐTDH vẫn còn dôi ra để tài trợ cho TSNH của công ty. Tuy nhiên, đây chưa hẳn là một dấu hiệu tốt và công ty cần phải xem xét lại vì tỷ suất tài trợ TSCĐ nhỏ hơn 1 và liêm tục giảm qua các năm, nghĩa là côg ty còn sử

dụng vốn vay để chi trả cho các TSCĐ của mình. Do đó công ty cần có những chính sách hợp lý hơn về TSCĐ để cải thiện tình hình công ty đang gặp phải.

TSCĐ của công ty tăng chủ yếu do đầu tư mua sắm mới máy móc thiết bị phụcc vụ thi công. Ngoài việc sử dụng máy móc thiết bị để thực hiện các hợp đồng xây lắp công ty còn có thể cho các đơn vị khác thuê, điều này sẽ tạo thêm thu nhập cho công ty trong các năm đến.

2.2.3.2. Nhu cầu vốn lưu động ròng và phân tích cân bằng tài chính

Khi nói đến vốn lưu động ròng thì ta cũng cần quan tâm xem xét đến nhu cầu vốn lưu động vì nó thể hiện được hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ như thế nào. Điều này được thể hiện qua các nhân tố hàng tồn kho, nợ phải thu, nợ phải trả. Các nhân tố này biến động cũng làm cho nhu cầu vốn lưư động ròng thay đổi.

Bảng 2.11: Phân tích nhu cầu vốn lưu động ròng

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu 2014 2015 2016

1. Hàng tồn kho 162.367.565 6.312.549.375 6.165.370.070 2. Các khoản phải thu ngắn hạn 12.335.741.778 5.446.165.802 5.975.973.942 3. Nợ ngắn hạn (trừ nợ vay) 6.577.063.618 7.037.117.381 3.173.596.810 4. Nhu cầu VLĐ ròng

(4) = (1) + (2) - (3) 5.921.045.725 4.721.597.796 8.967.747.202

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán từ năm 2014 đến năm 2016-phòng Kế toán Tài vụ)

Nhu cầu VLĐ ròng qua ba năm 2014, 2015 và 2016 lần lượt là 5.921.045.725 đồng, 4.721.597.796 đồng và 8.967.747.202 đồng. Đây cũng chính là kết quả của sự tác động giữa các yếu tố hàng tồn kho, các khoản phải thu ngắn hạn và nợ ngắn hạn (không kể nợ vay).

Theo số liệu ở bảng 2.12 ta thấy hàng tồn kho, nợ phải thu và nợ ngắn hạn (không kể nợ vay ngắn hạn) luôn có sự biến đổi không ngừng. So sánh giữa năm 2015 và 2014 thì hàng tồn kho tăng hơn 6,0 tỷ đồng, các khoản phải thu ngắn hạn giảm gần 7,0 tỷ đồng và nợ ngắn hạn tăng gần 0,5 tỷ đồng. Kết quả là năm 2015

nhu cầu VLĐ ròng giảm gần 1,2 tỷ đồng so với năm 2014. Đến năm 2016 ta nhận thấy có sự biến động trái ngược ở trên, chỉ tiêu hàng tồn kho giảm nhẹ gần 0,2 tỷ đồng, các khoản phải thu ngắn hạn lại tăng nhẹ 0,3 tỷ đồng, trong khi đó nợ ngắn hạn giảm mạnh 3,9 tỷ đồng. Khi đó nhu cầu VLĐ ròng của công ty là 8.967.747.202 đồng, tăng hơn 4,2 tỷ đồng so với năm 2015.

Theo số liệu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đều tăng qua các năm. Cụ thể năm 2014 doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là 30.529.152.426 đồng, năm 2015 doanh thu thuần tăng lên đạt 42.031.590.000 đồng và tiếp tục tăng lên 46.630.135.830 đồng vào cuối năm 2016. Trong thời gian này đáng lý ra các khoản phải thu ngắn hạn cũng liên tục tăng lên nhưng không phải như vậy, theo số liệu ở bảng 2.12 ta thấy trong năm 2015 các khoản phải thu ngắn hạn lại giảm từ 12.335.741.778 đồng xuống 5.446.165.882 đồng đến năm 2016 thì mới tăng lại nhưng không đáng kể 5.975.973.342 đồng.

Trên thực tế số dư các khoản nợ phải thu khách hàng có mối quan hệ chặt chẽ với doanh thu bán hàng vì sự gia tăng của doanh thu bán hàng kéo theo nợ phải thu khách hàng tăng lên. Doanh thu bán hàng tăng lên có nghĩa là hoạt động tiêu thụ gia tăng và sẽ kéo theo sự gia tăng các khoản nợ tín dụng và từ các nhà cung ứng. Vậy có thể thấy nhu cầu VLĐ ròng có liên quan đến một dãy các hoạt động có tính tuần hoàn của công ty, đó là quá trình cung ứng, sản xuất và tiêu thụ.

Trong ba năm qua nhu cầu vốn lưu động ròng của công ty luôn ở mức cao, trong khi đó vốn lưu động ròng tuy có tăng nhưng với tốc độ chậm hơn rất nhiều so với nhu cầu vốn lưu động ròng, nên không đủ để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động ròng và công ty phải huy động các khoản vay ngắn hạn để bù đắp sự thiếu hụt đó và tài trợ một phần tài sản cố định. Do vậy để đảm bảo vốn cho công ty hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty phải vay nợ từ các tổ chức tín dụng và ngân hàng để bù đắp. Tăng vốn vay sẽ làm tăng chi phí sử dụng vốn do vậy gây ảnh hưởng không tốt đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Đây là vấn đề lớn mà công ty cần phải xem xét và điều chỉnh.

Bảng 2.12: Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho ĐVT: đồng ĐVT: đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 1. Giá vốn hàng bán 26.421.704.830 37.739.701.038 43.828.528.898 2. Hàng tồn kho bình quân 1.033.042.828 3.237.458.470 6.238.959.723 3. Số vòng quay HTK (vòng) 25,6 11,6 7 4. Số ngày 14 31 51

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán từ năm 2014 đến năm 2016-phòng Kế toán Tài vụ)

Số vòng quay hàng tồn kho của Công ty giảm liên tục qua 3 năm chứng tỏ hiệu suất sử dụng hàng tồn kho là không tốt. Năm 2014 vòng quay hàng tồn kho của Công ty là 25,6 vòng nhưng sang năm 2015 giảm xuống còn 11,6 vòng và sang năm 2016 tiếp tục giảm chỉ còn 7 vòng. Mặc dù giá vốn hàng bán tăng trong đều qua các năm,tuy nhiên HTK bình quân cũng tăng và tăng với tốc độ nhanh qua các năm làm cho số vòng quay HTK giảm liên tục qua 3 năm. Nguyên nhân của tình trạng này là do năm 2015 Công ty nhận được các hợp đồng có giá trị lớn, thời gian thi công dài nên đến cuối kỳ giá trị phần khối lượng dang dở chưa nghiệm thu bàn giao lớn, do vậy chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trong tổng vốn lưu động là lớn.

Bảng 2.13: Tốc độ luân chuyển khoản phải thu khách hàng

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu 2014 2015 2016

1. DTTBH & CCDV 30.529.152.436 42.031.590.000 46.630.135.830 2. Phải thu khách hàng bình quân 11.494.263.168 9.106.302.819 5.916.232.101 3. Số vòng quay khoản phải thu

(3)=(1)/(2) 2,66 4,62 7,88

4. Số ngày 135 78 46

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán từ năm 2014 đến năm 2016-phòng Kế toán Tài vụ)

Qua số liệu Bảng 2.14 số vòng quay khoản phải thu tăng đều liên tục qua các năm. Cụ thể, năm 2014 số vòng quay khoản phải thu là 2,66 vòng, sang năm 2015 tăng lên 4,62vòng, và năm 2016 tiếp tục tăng lên đạt 7,88 vòng. Điều này cho thấy

càng ngày công ty càng chủ trọng đẩy mạnh vấn đề nghiệm thu thanh quyết toán công trình để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

2.2.3.3. Phân tích mối quan hệ giữa ngân quỹ ròng và cân bằng tài chính

Phân tích cân bằng tài chính thông qua ngân quỹ ròng chính là phân tích mối quan hệ tương quan giữa VLĐ ròng và nhu cầu VLĐ ròng. Phần chênh lệch giữa VLĐ ròng và nhu cầu VLĐ ròng được gọi là ngân quỹ ròng. Ta có bảng phân tích cân bằng tài chính thông qua ngân quỹ ròng như sau:

Bảng 2.14: Phân tích mối quan hệ giữa ngân quỹ ròng và cân bằng tài chính

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu 2014 2015 2016

1. VLĐ ròng -123.242.529 1.820.894.375 1.863.054.077 2. Nhu cầu VLĐ ròng 5.921.045.725 4.721.597.796 8.967.747.202 3. Ngân quỹ ròng (3) = (1) - (2) -6.044.288.254 -2.900.703.421 -7.104.693.125

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán từ năm 2014 đến năm 2016-phòng Kế toán Tài vụ)

Từ bảng phân tích trên cho thấy ngân quỹ ròng của công ty trong cả ba năm 2014, 2015, 2016 đều mang giá trị âm (NQR<0). Cụ thể năm 2014 ngân quỹ ròng âm 6.044.288.254 đồng, đến năm 2015 giá trị này còn âm 2.900.703.421 đồng và đến năm 2016 vì nhu cầu VLĐ ròng quá nhiều nên ngân quỹ ròng thâm hụt tới âm 7.104.693.125 đồng. Điều này chứng tỏ VLĐ ròng của công ty không đủ tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động ròng. Phần thiếu hụt này công ty phải bù đắp bằng các khoản vay ngắn hạn từ các ngân hàng. Như vậy cân bằng tài chính trong trường hợp này là kém an toàn, doanh nghiệp luôn ở trong tình trạng thiếu vốn kinh doanh và áp lực về thanh toán rất nặng nề.

Năm 2014 ngân quỹ ròng của công ty -6.044.288.254 đồng vì nhu cầu VLĐ ròng đến 5.921.045.725 đồng trong khi đó VLĐ ròng chỉ có -123.342.529 đồng. Phần thiếu hụt này công ty vay ngắn hạn từ các ngân hàng để bù đắp, khi tiến hành vay ngắn hạn đồng nghĩa với việc công ty chấp nhận rủi ro, chịu áp lực thanh toán nợ ngắn hạn cao và hàng năm công ty phải tốn một khoản chi phí cao cho việc vay vốn đó.

Năm 2015 ngân quỹ ròng của công ty ít thiếu hụt hơn năm 2014, ngân quỹ ròng lúc này là - 2.900.703.421 đồng. Cuối năm 2015 VLĐ ròng tăng 1.820.894.375 đồng, trong khi đó nhu cầu VLĐ ròng giảm còn 4.721.597.796 đồng. Sự thiếu hụt ngân quỹ ròng vẫn ở mức cao nhưng đã cải thiện hơn năm 2014. Nhưng vào cuối năm 2016 tình hình thiếu hụt lại quay về trạng thái nặng nề hơn. VLĐ ròng chỉ tăng nhẹ 1.863.054.077 đồng, trong khi đó nhu cầu VLĐ ròng tăng vượt trội 8.967.747.202 đồng. Chính sự chênh lệch này đã làm ngân quỹ ròng thiếu hụt tới 7.104.693.125 đồng.

Qua nội dung phân tích ở trên ta thấy ngân quỹ ròng âm liên tục trong ba năm có nghĩa là công ty đang mất cân bằng tài chính trong ngắn hạn. Áp lực thanh toán nợ ngắn hạn cao dễ dẫn đến mất khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Điều này cho thấy công ty đang đứng trước tình trạng mất cân bằng tài chính ngắn hạn ngày

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc tài chính và cân bằng tài chính tại công ty TNHH thái vinh gia (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w