a. Vốn lưu động ròng và phân tích cân bằng tài chính
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ Tài sản lưu động và Đầu tư ngắn hạn tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Vốn lưu động ròng là phần chênh lệch giữa nguồn vốn thường xuyên và tài sản dài hạn. Nói cách khác vốn lưu động ròng là một phần nguồn vốn cố định dùng vào việc tài trợ cho tài sản ngắn hạn.
Có thể chia Bảng cân đối kế toán thành các nhóm
Tài sản ngắn hạn Nguồn vốn tạm thời
Nguồn vốn thường xuyên
- Nợ dài hạn - Vốn chủ sở hữu
Tài sản dài hạn
Vốn lưu động ròng có thể được xác định theo hai cách:
Cách 1:
Vốn lưu động ròng là phần chênh lệch giữa nguồn vốn thường xuyên với giá trị tài sản dài hạn.
Vốn lưu động ròng = Nguồn vốn thường xuyên - Tài sản dài hạn (1)
Cách 2:
Vốn lưu động ròng còn được tính là phần chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn (nguồn vốn tạm thời).
Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn - Nguồn vốn tạm thời (2)
Chỉ tiêu trên cho ta biết nguồn gốc hình thành cũng như cách thức sử dụng của vốn lưu động ròng. Có nghĩa là nguồn vốn thường xuyên sau khi đã tài trợ đủ cho tài sản dài hạn thì phần dôi ra đó chính là vốn lưu động ròng. Cách tính này thể hiện phương thức tài trợ tài sản dài hạn và đồng thời phản ánh tác động của việc đầu tư lên cân bằng tài chính tổng thể.
Dựa vào hai công thức xác định VLĐ ròng trên, có các trường hợp cân bằng tài chính sau:
- Trường hợp 1: Vốn lưu động ròng > 0
Cho thấy sự dư thừa của nguồn vốn thường xuyên dùng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn, cân bằng tài chính dài hạn đảm bảo và được đánh giá tốt (do toàn bộ tài sản dài hạn được tài trợ bởi nguồn vốn thường xuyên). Nhưng mức độ cân bằng tài
Trường hợp 1 TSNH (VLĐR >0) NVTT NVTX TSDH Trường hợp 2 TSNH NVTT (VLĐR =0) TSDH NVTX Trường hợp 3 TSNH NVTT (VLĐR <0) TSDH NVTX
chính dài hạn tốt hay xấu thì phụ thuộc vào nguồn vốn thường xuyên nhiều hay ít, hay nói cách khác là giá trị vốn lưu động ròng lớn hay nhỏ.
- Trường hợp 2: Vốn lưu động ròng = 0
Cho thấy tài sản ngắn hạn được tài trợ hoàn toàn bởi nguồn vốn tạm thời, và tài sản dài hạn được tài trợ hoàn toàn bởi nguồn vốn thường xuyên. cân bằng tài chính dài hạn được đảm bảo nhưng không phải là trạng thái cân bằng tốt nhất.
- Trường hợp 3: Vốn lưu động ròng < 0
Có sự thiếu hụt nguồn vốn thường xuyên, nguồn vốn thường xuyên không đáp ứng đủ tài sản dài hạn, do đó phải huy động một phần từ nguồn vốn tạm thời, cân bằng tài chính dài hạn rất khó khăn. Do sử dụng một phần nguồn vốn tạm thời để đầu tư cho tài sản dài hạn nên chịu áp lực về thanh toán cao.
Khi phân tích đánh giá cân bằng tài chính của doanh nghiệp thì cần phải nghiên cứu Trong một khoảng thời gian dài thì mới có thể đưa ra những dự đoán chính xác về cân bằng tài chính trong tương lai. Vì vậy, việc nghiên cứu vốn lưu động ròng tại nhiều kỳ khác nhau có thể giúp cho các nhà phân tích loại trừ được những sai lệch về số liệu. Khi phân tích vốn lưu động ròng qua nhiều kỳ thì xảy ra những trường hợp sau:
+ Nếu vốn lưu động ròng dương và tăng qua các năm: Doanh nghiệp đạt được trạng thái cân bằng tài chính ổn định, bền vững. Bởi vì không những tài sản dài hạn mà cả tài sản ngắn hạn cũng được tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên. Điều đó có nghĩa là nguồn vốn thường xuyên được tăng qua các năm có thể là tăng do vốn chủ sở hữu hoặc cũng có thể là gia tăng nợ dài hạn. Gia tăng vốn chủ sở hữu thì sẽ tăng tính độc lập về mặt tài chính nhưng lại giảm đi hiệu ứng của đòn bẩy tài chính. Ngược lại, nếu gia tăng nợ dài hạn thì hiệu ứng đòn bẩy sẽ phát huy được tác dụng nhưng lại gia tăng rủi ro do sử dụng nợ.
Nguồn vốn thường xuyên đảm bảo phần lớn nhu cầu vốn, tạo ra sự ổn định cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp giữ chữ tín trong các quan hệ thanh toán. Tuy nhiên trường hợp này có nhược điểm là
ngoài việc sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp nếu phải huy động thêm nhiều nguồn vốn vay dài hạn thì chi phí sử dụng sẽ cao.
+ Nếu vốn lưu động ròng giảm và âm qua các năm: Cho thấy mức độ an toàn của doanh nghiệp giảm thì doanh nghiệp phải sử dụng nguồn vốn tạm thời để tài trợ cho tài sản dài hạn. Do đó doanh nghiệp phải chịu áp lực về thanh toán ngắn hạn và nếu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không hiệu quả thì sẽ không thanh toán được nợ ngắn hạn và có nguy cơ phá sản. Doanh nghiệp rơi vào trạng thái mất cân bằng tài chính.
Trường hợp này có ưu điểm là chi phí sử dụng tín dụng ngắn hạn thấp hơn so với việc sử dụng tín dụng dài hạn. Việc sử dụng tín dụng ngắn hạn có thể giúp cho doanh nghiệp linh hoạt hơn trong việc tổ chức nguồn vốn và được thực hiện dễ dàng hơn so với sử dụng tín dụng dài hạn. Tuy nhiên nếu sử dụng tín dụng ngắn hạn thì đòi hỏi doanh nghiệp phải trả nợ trong thời gian ngắn, nếu sử dụng nợ ngắn hạn để đảm bảo cho nhu cầu đầu tư dài hạn sẽ tạo thêm rủi ro cho doanh nghiệp, dễ làm cho doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán khi tình hình kinh doanh gặp khó khăn.
b. Nhu cầu vốn lưu động ròng và phân tích cân bằng tài chính
Nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp là số vốn cần thiết mà doanh nghiệp phải ứng ra để hình thành một mức dự trữ hàng tồn kho nhất định và các khoản cho khách hàng nợ sau khi đã sử dụng tín dụng của nhà cung cấp và các khoản tín dụng tương đương khác như nợ thuế ngân sách nhà nước, nợ lương cán bộ công nhân viên, nợ khác.
Nhu cầu về vốn lưu động ròng được xác định như sau:
Nhu cầu vốn lưu động ròng = Hàng tồn kho + Các khoản phải thu ngắn hạn + Tài sản ngắn hạn khác - Nợ ngắn hạn (không kể vay ngắn hạn)
Trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, việc phát sinh nhu cầu vốn lưu động là tất yếu. Để tài trợ nhu cầu vốn, một cơ cấu vốn an toàn là doanh nghiệp thường xuyên có một phần nguồn vốn dài hạn để bù đắp, phần còn lại sử
dụng vốn tín dụng ngắn hạn. Mối quan hệ giữa vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng có thể xảy ra các trường hợp sau đây:
- Nếu vốn lưu động ròng lớn hơn nhu cầu vốn lưu động ròng: Phần chênh lệch là các khoản vốn bằng tiền còn lại sau khi đã bù đắp các khoản vốn ngắn hạn. Phần chênh lệch này gọi là ngân quỹ ròng.
Ngân quỹ ròng = Vốn lưu động ròng - Nhu cầu vốn lưu động ròng
Trong trường hợp này ngân quỹ ròng dương thể hiện trạng thái cân bằng tài chính ngắn hạn rất an toàn vì doanh nghiệp không phải vay để bù đắp sự thiếu hụt về nhu cầu vốn lưu động ròng. Ở một góc độ khác, doanh nghiệp không gặp tình trạng khó khăn về thanh toán ngắn hạn và số tiền nhàn rỗi có thể đầu tư vào các chứng khoán có tính thanh khoản cao để sinh lời.
- Nếu vốn lưu động ròng bằng nhu cầu vốn lưu động ròng, tức là ngân quỹ ròng không bằng, toàn bộ các khoản vốn bằng tiền đầu tư ngắn hạn được hình thành từ các khoản vay ngắn hạn. Doanh nghiệp cũng đạt được trạng thái cân bằng tài chính trong ngắn hạn, tuy nhiên đây không phải là trạng thái tốt nhất.
- Nếu vốn lưu động ròng nhỏ hơn nhu cầu vốn lưu động ròng, ngân quỹ ròng âm. điều này có nghĩa vốn lưu động ròng không đủ để tài trợ nhu cầu vốn lưu động và doanh nghiệp phải huy động các khoản vay ngắn hạn để bù đắp sự thiếu hụt đó. Cân bằng tài chính được xem là kém an toàn và bất lợi đối với doanh nghiệp.
Xem xét mối quan hệ giữa vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng là cơ sở để doanh nghiệp huy động các khoản vốn vay tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động ròng với chi phí thấp nhất nhưng vẫn đạt được một trạng thái tài chính an toàn.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ CÂN BẰNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THÁI VINH GIA
2.1. Khái quát chung về công ty TNHH Thái Vinh Gia
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thái VinhGia Gia
Được thành lập ngày 09 tháng 01 năm 2013, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0401581961 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Đà Nẵng cấp với tên gọi đầy đủ “Công ty TNHH Thái Vinh Gia” viết tắt là Thai Vinh Gia Co., Ltd.
Tiền thân ban đầu là nhóm những kỹ sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, đã từng nhiều năm công tác tại các trường Đại học, các công ty thiết kế, thi công xây dựng trong và ngoài nước.
Được thành lập trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên sau hơn mười năm hoạt động Thái Vinh Gia đã đứng vững và đang tự tin khẳng định mình trong lĩnh vực xây dựng của thành phố Đà Nẵng.
Dưới đây là một số thong tin chung về Công ty:
Tên giao dịch: CÔNG TY TNHH THÁI VINH GIA Mã số thuế: 0401581961
Địa chỉ: 11 Lê Ngân, Phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng Tên viết tắt: THAI VINH GIA CO.,LTD
Giấy phép kinh doanh: 0401581961 - ngày cấp: 07/01/2010 Ngày hoạt động: 09/01/2010
Website: http://thaivinhgia.com.vn/info@thaivinhgia.com. Email: info@thaivinhgia.com.vn
Điện thoại: 05113671989 - Fax: 05113671989 2.1.2. Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh
2.1.2.1. Các ngành nghề kinh doanh:
- Xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, thủy điện, công trình cấp thoát nước, công trình điện.
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp.
- Tư vấn giám sát các công trình giao thông, thiết kế các công trình giao thông.
- San lấp mặt bằng.
- Kinh doanh vật liệu xây dựng.
- Cho thuê máy móc, thiết bị thi công công trình xây dựng.
2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ:
- Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký.
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hoá theo tiêu chuẩn đã đăng ký, chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về sản phẩm dịch vụ do công ty thực hiện.
- Tuân thủ chế độ hạch toán thống kê, các nghĩa vụ về thuế và các nghĩa vụ khác theo quy định của nhà nước.
- Thực hiện báo cáo định kỳ theo quy định và chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan chức năng quản lý nhà nước theo quy định.
- Tích cực thay đổi máy móc thiết bị thi công, khuyến khích sáng kiến và cải tiến kỹ thuật để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Quản lý và sử dụng tốt các nguồn lực như: tài sản, vốn, vật tư, lao động và đảm bảo tính hợp lý. Thực hiện sản xuất kinh doanh có lãi nhằm đem lại lợi nhuận ngày càng cao, lợi tức cổ phần ngày càng tăng, đảm bảo tái sản xuất mở rộng góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế cho thành phố.
- Củng cố và phát triển công ty để đủ sức cạnh tranh và đứng vững trên thị trường. Tăng mức thu nhập bình quân, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên.
- Cần phải có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ công nhân viên.
- Tuân thủ quy định nhà nước về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, đảm bảo trật tự xã hội, thực hiện tốt công tác bảo hộ và an toàn lao động.
2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
* Lĩnh vực kinh doanh và hàng hoá chủ yếu:
Là một công ty xây dựng, lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty chủ yếu là thi công xây lắp các công trình công nghiệp,dân dụng, giao thông, thủy lợi, dịch vụ cho thuê máy móc thiết bị thi công. Ngoài ra, công ty còn sản xuất kinh doanh các loại vật liệu xây dựng.
* Thị trường đầu vào:
Trong điều kiện kinh tế thị trường linh hoạt như hiện nay, công ty cần phải tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường xây dựng để có thể ký kết hợp đồng xây dựng có khả năng thu dược lợi nhuận cao. Vì vậy, nếu hoạt động tìm kiếm hợp đồng xây dựng có những kết quả tốt, có nghĩa là công ty ký được nhiều hợp đồng thì các hoạt động khác của công ty mới có điều kiện thực hiện. Công ty có thể ký kết nhiều hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư xây dựng công trình như:
Doanh nghiệp thắng thầu trong đấu thầu xây dựng.
Doanh nghiệp được chủ đầu tư lựa chọn để giao thầu trực tiếp.
* Thị trường đầu ra:
Những công trình xây dựng công ty hoàn thành bàn giao và thanh quyết toán cho chủ đầu tư có thể được xem là những sản phẩm đã được thị trường chấp nhận, đáp ứng yêu cầu mỹ thuật kỹ thuật cao của Chủ đầu tư.
* Đặc điểm các nguồn lực chủ yếu của doanh nghiệp:
Về lao động: Hiện nay công ty có 70 lao động đang làm việc, trong đó có 25 nhân viên quản lý. Ngoài ra còn có lực lượng lao động hợp đồng theo thời vụ.
Nhìn chung trình độ cán bộ công nhân viên ngày càng cao, đòi hỏi công tác tuyển dụng của công ty phải hợp lý và khách quan đảm bảo nhu cầu của công ty.
- Về TSCĐ: Phần lớn TSCĐ đã được khấu hao hết, công ty vẫn chưa đầu tư thêm mua sắm mới.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý
2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ tổ chức quản lý tại công ty
Ghi chú: : Quan hệ trực tiếp chỉ đạo : Quan hệ chức năng
2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Ban giám đốc: Gồm có 2 thành viên, chịu trách nhiệm điều hành và quản lý
công việc sản xuất kinh doanh của công ty.
* Giám đốc: Là người lãnh dạo và chịu trách nhiệm cao nhất trước công ty
về mọi quyết định của mình đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, kỹ thuật kinh doanh và đời sống của công ty. Trên định hướng chung của ban giám đốc theo dõi, giám sát và chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, kịp thời ra quyết định điều chỉnh, sửa chữa mọi sai lệch của các bộ phận khác nhằm đưa công ty đạt đến mục tiêu kế hoạch đã đề ra.
* Phó giám đốc: Là người chịu trách nhiệm chính trong công tác kỹ thuật,
thu mua nguyên vật liệu hàng ngày của công ty. PGĐ trực tiếp chỉ huy các tổ trong phạm vi dưới quyền của mình và đôn đốc việc tiến hành sản xuất, sau đó báo cáo cho GĐ về tình hình hoạt động sản xuất và máy móc thiết bị của công ty. Ngoài ra, PGĐ còn chịu trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động của công ty khi GĐ đi vắng.
P. Tổ chức – HC P. Tài vụ - Kế toán
Đội thi công Số 1
P. Kế hoạch Ban Giám đốc
Đội thi công Số 2
Đội thi công Số 3
Đội thi công Số 4
* Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ giúp GĐ trong việc quản lý
nghiên cứu và sử dụng lao động hợp lý trong hoạt động kinh doanh. Có nhiệm vụ quản lý, bồi dưỡng, đào tạo, tuyển dụng đội ngũ cán bộ công nhân viên và công