ĐVT: đồng
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Chênh lệch 2015/2014 Chênh lệch 2016/2015
Mức % Mức % A. Nợ phải trả 15.324.913.186 14.574.850.381 15.304.796.298 -750.062.805 -4,89% 729.945.917 5,01% 1. Nợ ngắn hạn 15.324.913.186 10.147.117.381 10.309.924.298 5.177.795.805- 33,79%- 162.806.917 1,60% 2. Nợ dài hạn 0 4.427.733.000 4.994.872.000 4.427.733.00 0 567.139.00 0 12,81% B. Vốn chủ sở hữu 2.340.079.871 2.205.758.266 2.139.027.499 -134.321.605 -5,74% -66.730.767 -3,03% Tổng NV 17.664.993.05 7 16.780.608.647 17.443.823.79 7 -884.384.410 -5,01% 663.215.15 0 3,95%
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán từ năm 2014 đến năm 2016 - phòng Kế toán Tài vụ)
Qua bảng phân tích 2.8 ở trên có thể nhận thấy sự gia tăng liên tục của nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu là nguyên nhân dẫn đến biến động của tổng nguồn vốn của công ty trong ba năm.
Đối với nợ phải trả, riêng trong năm 2015 đã giảm 750.062.805 đồng (tương ứng 33,79%). Nợ ngắn hạn chiếm phần lớn trong nợ phải trả và có chiều hướng giảm từ 15.324.913.186 đồng là số nợ ngắn hạn cuối năm 2014 xuống còn 10.147.117.381 đồng trong năm 2015 tuy có tăng nhẹ lên 10.309.924.298 đồng vào năm 2016. Như vậy năm 2015 số nợ ngắn hạn giảm hơn năm 2014 là 5.177.795.805 đồng (hay giảm 33,79%) đến năm 2016 lại tăng so với năm 2015 là 162.806.917 đồng (tương ứng 1,60%). Cùng với nợ ngắn hạn, nợ dài hạn của công ty tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng tăng một lượng đáng kể qua ba năm, cụ thể: năm 2014 công ty không vay nhưng đến năm 2015 giá trị nợ dài hạn tăng 4.427.733.000 đồng so với năm 2014 và đến năm 2016 nợ dài hạn tăng thêm 567.139.000 đồng (tương ứng 12,81%) so với năm 2015.
Nợ ngắn hạn bao gồm nhiều yếu tố: nợ vay ngắn hạn, nợ lương, nợ nhà cung cấp, phải trả phải nộp khác. Để thấy được yếu tố nào tác động mạnh mẽ đến sự biến động của nợ ngắn hạn cần tiến hành phân tích chi tiết sự biến động các khoản nợ ngắn hạn của công ty.
Bảng 2.8: Phân tích chi tiết sự biến động các khoản nợ ngắn hạn của công ty
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Chênh lệch 2015/2014 Chênh lệch 2016/2015
Mức % Mức % 1. Vay ngắn hạn 8.747.849.568 3.110.000.000 7.136.327.488 -5.637.849.568 -64,45% 4.026.327.488 129,46% 2. Phải trả cho người bán 4.709.547.903 5.103.543.783 2.670.170.153 393.995.880 8,37% -2.433.373.630 -47,68% 3. Người mua trả trước 595.831.000 176.811.000 176.862.000 -419.020.000 -70,33% 51.000 0,03% 4. Thuế và các khoản phải nộp NSNN 582.986.979 510.543.211 112.529.039 -72.443.768 -12,43% -398.014.172 -77,96% 5. Phải trả người lao động 450.150.100 1.081.390.403 387.018.806 631.240.303 140,23% -694.371.597 -64,21% 6. Chi phí phải trả 51.907.378 0 -396.709.091 -51.907.378 -100,00% -396.709.091
7. Phải trả ngắn hạn khác 54.888.840 30.677.566 93.315.485 -24.211.274 -44,11% 62.637.919 204,18% 8. Quỹ khen thưởng phúc lợi 131.751.418 134.151.418 130.410.418 2.400.000 1,82% -3.741.000 -2,79% 9. Nợ ngắn hạn 15.324.913.186 10.147.117.381 10.309.924.298 -5.177.795.805 -33,79% 162.806.917 1,60% 10. Tỷ trọng VNH (10) = (1) / (9) 57,08% 30,65% 69,22% 11. Tỷ trọng PT NCC (11) = (2) / (9) 30,73% 50,30% 25,90% 12. Tỷ trọng người mua trả trước (12) = (3) / (9) 3,89% 1,74% 1,72% 13. Tỷ trọng PN NSNN (13) = (4) / (9) 3,80% 5,03% 1,09% 14. Tỷ trọng PT NLĐ (14) = (5) / (9) 2,94% 10,66% 3,75% 15. Tỷ trọng Chi phí phải trả (15) = (6) / (9) 0,34% 0,00% -3,85% 16. Tỷ trọng phải trả ngắn hạn khác (16) = (7) / (9) 0,36% 0,30% 0,91% 17. Tỷ trọng quỹ khen thưởng phúc lợi (17) = (8) / (9) 0,86% 1,32% 1,26%
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán từ năm 2014 đến năm 2016 - phòng Kế toán Tài vụ)
Đồ thị 2.5. Tỷ trọng các khoản mục trong nợ ngắn hạn
Nhìn tổng thể bảng phân tích 2.9 ta thấy các khoản nợ có sự biến động lên xuống thất thường qua ba năm. Có thể nhận thấy khoản phải trả nhà cung cấp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ ngắn hạn. Tỷ trọng phải trả nhà cung cấp qua ba năm 2014, 2015 và 2016 lần lượt là 30,73%; 50,3%; 25,9%. Tỷ trọng này vào 2015 tiếp tục tăng lên so với năm 2014 là 8,37% trong khi đó tốc độ gia tăng của nợ ngắn hạn là 1,82%, nhưng sang năm 2016 tỷ trọng phải trả nhà cung cấp giảm 25,9% còn nợ ngắn hạn giảm 2,79%. Như vậy tốc độ tăng giảm của khoản phải trả nhà cung cấp luôn nhanh hơn tốc độ tăng giảm của nợ ngắn hạn. Nguyên nhân là do trong năm 2015 khoản nợ phải trả nhà cung cấp tăng nhanh có thể dẫn đến bất lợi cho công ty vì công ty không thanh toán nợ đến hạn cũng không phải mất chi phí sử dụng vốn mà tâm lý chung của người bán là muốn an toàn, muốn các khoản nợ của mình được đảm bảo và thu hồi được toàn bộ. Hiện nay các nhà cung cấp của công ty không bán chịu cho công ty trong một thời gian dài nữa, nếu công ty nợ trên 30 ngày thì nhà cung cấp sẽ tính một mức lãi suất tương đương với ngân hàng là 0,83%/ tháng và chỉ cho phép công ty nợ tối đa là 3 tháng. Còn lãi suất vay ngân hàng hiện nay là 0,83%/ tháng nhưng thời hạn vay là 6 tháng và trả lãi hàng tháng. Như vậy trong trường hợp như trên thì việc vay ngân hàng để trả nợ cho nhà cung
cấp là có lợi thế hơn vì ít bị sức ép trong thanh toán hơn. Thế nên năm 2016 công ty đã tăng vay ngắn hạn để trả nợ cho nhà cung cấp và tạo uy tín với họ. Nhưng nếu tình trạng vay ngân hàng ngày càng tăng thì sẽ không ổn cho công ty trong tương lai vì ngân hàng chỉ cho phép công ty nợ với số dư nợ hạn mức tối đa là 7 tỷ. Số nợ vay ngắn hạn của công ty tính đến thời điểm cuối năm 2016 là 7.136.327.488 đồng.
Một điểm cần quan tâm nữa là khoản phải trả người lao động tăng mạnh trong năm 2015. Khoản phải trả người lao động năm 2014 là 450.150.100 đồng, tăng lên 1.081.390.403 vào cuối năm 2015, như vậy trong năm 2015 khoản phải trả người lao động tăng lên 631.240.303 đồng (tương ứng với 140,23%). Nguyên nhân là do năm 2015 công ty trúng thầu các hợp đồng lớn, phải thuê thêm các đội thi công thời vụ để đảm bảo tiến độ công trình, điều này làm cho khoản phải trả người lao động tăng cao vào cuối năm 2015. Tuy nhiên, khoản phải trả cho người lao động đặc biệt giảm mạnh vào cuối năm 2016 chỉ có 387.018.806 đồng giảm 64,21% so với năm 2015, điều này chứng tỏ công ty đã quan tâm đến việc nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên và người lao động. Và như vậy phần nào cũng tác động đến tâm lý và thái độ làm việc của người lao động trong công ty giúp công ty ngày càng hoạt động có hiệu quả hơn.
Cùng với sự giảm xuống của khoản nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty cũng giảm theo, cụ thể nguồn vốn CSH từ năm 2014 đến năm 2016 lần lượt là: 2.340.079.871 đồng; 2.205.758.266 đồng; 2.139.027.499 đồng.
Tóm lại, qua nội dung phân tích tính tự chủ về tài chính của công ty cho thấy tổng nguồn vốn có tăng giảm liên tục qua các năm đó là kết quả của sự tăng lên cả về nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Nợ phải trả chiếm tỷ trọng rất lớn. Thêm vào đó nguồn vốn chủ sở hữu cũng có xu hướng giảm dần cho thấy tínhtự chủ của công ty rất thấp, phụ thuộc nhhiều vào chủ nợ.
Phân tích tính tự chủ về tài chính đã thể hiện mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay nợ. Tuy nhiên, trong công tác quản trị tài chính, mỗi nguồn vốn đều có liên quan đến thời gian sử dụng và chi phí sử dụng vốn. Vì thế sự ổn định về nguồn tài trợ cần được quan tâm khi đánh giá cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp.
Để phân tích tính ổn định về nguồn tài trợ của công ty, ta có bảng sau:
Bảng 2.9: Phân tích tính ổn định về nguồn tài trợ của công ty
ĐVT: Đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Chênh lệch 2015/2014 Chênh lệch 2016/2015 Mức % Mức % 1. Nợ NH (NVTT) 15.324.913.186 10.147.117.381 10.309.924.29 8 -5.177.795.805 -33,79% 162.806.91 7 1,60% 2. Nợ dài hạn 0 4.427.733.000 4.994.872.000 4.427.733.000 567.139.000 12,81% 3. NVCSH 2.340.079.871 2.205.758.266 2.139.027.498 -134.321.605 -5,74% -66.730.768 -3,03% 4. NVTX 2.340.079.871 6.633.491.266 7.133.899.498 4.293.411.395 183,47% 500.408.232 7,54% 5.Tổng nguồn vốn 17.664.993.057 16.780.608.647 17.443.823.796 -884.384.410 -5,01% 663.215.149 3,95% 6. Tỷ suất NVTX (6) = (4) / (5) 13,25% 39,53% 40,90% 7. Tỷ suất NVTT (7) = (1) / (5) 86,75% 60,47% 59,10% 8. Tỷ suất VCSH/NVTX (8) = (3) / (4) 100,00% 33,25% 29,98%
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán từ năm 2014 đến năm 2016 - phòng Kế toán Tài vụ)
Dựa vào bảng phân tích trên ta thấy vào cuối năm 2016 toàn bộ tài sản của công ty được tài trợ 59,10% bằng nguồn vốn vay nợ và 40,9% bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ suất nguồn vốn tạm thời ở mức cao và có khuynh hướng giảm dần theo thời gian là một dấu hiệu tốt vì nguồn vốn tạm thời là nguồn vốn công ty tạm thời sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn, thường là trong một năm hoặc một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Do vậy, tỷ suất nguồn vốn tạm thời cao thì nguồn tài trợ của công ty phần lớn là bằng nợ ngắn hạn dẫn đến áp lực thanh toán các khoản nợ là rất lớn. Với mức nợ không đảm bảo về nguồn tài trợ như thế nên công ty đã có những chính sách và biện pháp để hạn chế sự mất cân đối của nguồn tài trợ. Cụ thể năm 2014 tỷ suất này đạt 86,75%, giảm xuống còn 60,47% năm 2015 và đặc biệt vào năm 2016 giảm xuống còn 59,10%. Trong năm 2015 tổng nguồn vốn giảm 5,01% thì nguồn vốn thường xuyên tăng 183,47%, bước sang năm 2016 tổng nguồn vốn chỉ tăng thêm được 3,95% trong khi đó nguồn vốn thường xuyên tăng 7,54%. Như vậy tốc độ tăng của nguồn vốn thường xuyên nhanh hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn đã làm cho nguồn vốn thường xuyên được cải thiện và ngày càng tăng lên. Phân tích sâu vào bên trong cho thấy nguồn vốn thường xuyên tăng mạnh vào cuối năm 2015 là do công ty tăng cường vay dài hạn tài trợ cho việc mua sắm TSCĐ phục vụ thi công công trình.
Tuy nhiên, nhìn vào tỷ suất vốn chủ sở hữu trên nguồn vốn thường xuyên, ta nhận thấy rằng tỷ suất này đang giảm dần với mức giảm đáng kể. Cụ thể năm 2014 đạt 100%, sang năm 2015 tỷ trọng này giảm còn 33,25% và tiếp tục giảm còn 29,98% trong năm 2016. Điều này có nghĩa là nguồn vốn vay dài hạn của công ty đang tăng lên.
Như vậy, bằng các chỉ tiêu phản ánh tính tự chủ và tính ổn định của nguồn tài trợ ta thấy cấu trúc nguồn vốn của công ty chưa tốt: tỷ suất nợ quá cao luôn chiếm trên 85% trong cơ cấu nguồn vốn. Khả năng độc lập về tài chính của công ty còn kém, tỷ suất tự tài trợ của công ty chiếm một tỷ lệ nhỏ, và có xu hướng giảm dần, điều này cũng ảnh hưởng không tốt đến việc tiếp cận các khoản tín dụng từ bên ngoài trong tương lai của công ty và công ty phải chịu áp lục thanh toán nặng nề.
Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng tính ổn định về nguồn tài trợ tuy thấp nhưng có xu hướng tăng và ngày càng cải thiện theo hướng tích cực hơn.
Vì vậy, trong thời gian tới công ty cần phải xây dựng lại một cơ cấu nguồn vốn hợp lý hơn. Để cải thiện tính độc lập và tính ổn định về nguồn tài trợ tốt hơn, công ty cần phải cải thiện và mở rộng quy mô nguồn vốn chủ sở hữu, đồng thời cải thiện và duy trì một khoản nợ ngắn hạn thích hợp, để đảm bảo chi phí sử dụng vốn thấp, nhằm nâng cao tính độc lập về tài chính của công ty và mở ra những cơ hội về những nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài.
2.2.3. Phân tích cân bằng tài chính tại công ty TNHH Thái Vinh Gia
2.2.3.1. Vốn lưu động ròng và phân tích cân bằng tài chính
Nhìn vào bảng phân tích cân bằng tài chính qua các năm 2014 - 2015 cho thấy vốn lưu động ròng đều dương. Cụ thể: năm 2014 vốn lưu động ròng là 98.984.724 đồng, đến năm 2015 tăng lên 2.343.435.396 đồng và giảm nhẹ vào năm 2016 là 2.107.070.263 đồng. Điều này có nghĩa là về cơ bản công ty đã đạt được trạng thái cân bằng tài chính dài hạn trong thời gian qua do toàn bộ tài sản dài hạn được tài trợ bởi nguồn vốn thường xuyên.