Đặc điểm tổ chức công tác kế toán

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc tài chính và cân bằng tài chính tại công ty TNHH thái vinh gia (Trang 48)

CHƯƠNG I .CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẦU TRÚC TÀI CHÍNH

2.1. Khái quát chung về công ty TNHH Thái Vinh Gia

2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán

2.1.4.1. Sơ đồ bộ máy kế toán

: Quan hệ trực tuyến

: Quan hệ chức năng

2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

- Kế toán trưởng: Là người đứng đầu phòng kế toán lãnh đạo bộ máy kế toán Công ty, tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực tài chính. Xây dựng tổ chức công tác hoạch toán và quản lý tài chính của chi nhánh, chịu trách nhiệm về mặt quản lý tài chính trước Nhà nước.

- Kế toán tổng hợp: Kiểm tra kế toán chi tiết và các nghiệp vụ kinh tế, thu thập số liệu hạch toán vào các sổ sách có liên quan, lập các báo cáo về tài chính theo qui định của Nhà nước.

- Kế toán vật tư: Theo dõi tình hình nhập xuất nguyên vật liệu, vật tư, công cụ dụng cụ….Tổng hợp số liệu về tình hình hiện có, sự biến động của nguyên vật liệu, vật tư, công cụ dụng cụ. Đánh giá tình hình mua sắm và sử dụng vật tư trong quá trình sản xuất của Công ty.

- Kế toán công nợ: Theo dõi các khoản vay vốn, công nợ để phản ánh kịp thời, đầy đủ, thực hiện các khoản thu chi theo lệnh của lãnh đạo.

- Thủ quỹ: Thực hiện các khoản thu chi theo các chứng từ đã duyệt, theo dõi việc cấpphát tiền mặt theo số liệu kế toán, nộp tiền vào ngân hàng, ghi chép sổ quỹ và lập báo cáo sổ gửi hằng ngày.

Kế toán trưởng

2.1.4.3. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty

Tại Công ty hiện nay đang áp dụng hình thức Kế toán máy, phần mềm được sử dụng là Acsoft, được cài đặt trên máy tính như sau: Tất cả các phần hành kế toán được cài đặt trong ổ đĩa, khi kích hoạt chương trình kế toán Acsoft, giao diện đầu tiên sẽ xuất hiện, đó là màn hình kế toán ban đầu. Sau khi điền các thông tin cần thiết lên màn hình kế toán, chương trình sẽ hiện ra màn hình làm việc chính. Sau đó tiến hành nhập số liệu chứng từ, loại chứng từ, ngày tháng nhập chứng từ, và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Sau khi hoàn thành các phần việc trên, chương trình cài đặt trong máy sẽ hoạt động và có thể cung cấp cho người sử dụng các thông tin về tình hình tài chính của đơn vị như: thhông tin về tiền mặt, về các khoản phải thu, phải trả.

Cuối tháng các thông tin lưu trong máy sẽ được in ra ở sổ và kết chuyển doanh thu, chi phí sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh.

* Sơ đồ kế toán trên máy

: Ghi hằng ngày : Đối chiếu, kiểm tra

: In sổ, ghi báo cáo cuối tháng cuối năm

* Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy PHẦN MỀM KẾ TOÁN Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại SỔ KẾ TOÁN - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết

- Báo cáo tài chính

+ Hằng ngày, kế toán cắn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.

+ Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Cuối tháng (hoặc bất kì thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động hoá và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu sau khi đã in ra giấy.

- Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo qui định.

+ Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.

2.1.4.4. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty

Hiện Công ty đang áp dụng Chuẩn mực kế toán Việt nam và Chế độ kế toán Việt Nam theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 và Thông tư 53/2016/TT-BTC ngày 21/3/2016 của Bộ Tài chính.

Niên độ áp dụng: Từ ngày 01 tháng 01 hàng năm và kết thúc ngày 31 tháng 12 hàng năm.

Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam đồng. Hình thức sổ kế toán: Chứng từ ghi sổ. Kê khai và tính thuế: Phương pháp khấu trừ.

2.2. Thực trạng phân tích cấu trúc tài chính và cân bằng tài chính tạicông ty TNHH Thái Vinh Gia công ty TNHH Thái Vinh Gia

Phân tích cấu trúc tài sản tức là phân tích và đánh giá sự biến động các bộ phận cấu thành tổng số vốn của doanh nghiệp. Qua đó ta sẽ thấy được trình độ sử dụng vốn cũng như tính hợp lý của việc phân bổ các loại vốn… Từ đó đề ra các biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Từ Bảng cân đối kế toán (báo cáo tình hình tài chính) của công ty qua 3 năm 2014, 2015 và 2016 ta có thể lập được bảng phân tích sau:

Bảng 2.1: Bảng phân tích cơ cấu tài sản của công ty

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu 2014 2015 2016

1. Giá trị Tiền và tương đương Tiền 2.703.561.314 209.296.579 31.634.364 2. Các khoản phải thu ngắn hạn 12.335.741.778 5.446.165.802 5.975.973.942 3. Hàng tồn kho 162.367.565 6.312.549.375 6.165.370.070 4. Tài sản ngắn hạn khác - - - 5. Tài sản cố định 2.241.095.147 4.290.055.870 5.026.829.235 6. Tài sản dài hạn khác 222.227.253 522.541.021 244.016.186 7. Tổng tài sản 17.664.993.057 16.780.608.647 17.443.823.797 8. Tỷ trọng tiền (%) 15,30% 1,25% 0,18% 9. Tỷ trọng NPT (%) 69,83% 32,46% 34,26% 10. Tỷ trọng HTK (%) 0,92% 37,62% 35,34% 11. Tỷ trọng TSNH khác (%) 0,00% 0,00% 0,00% 12. Tỷ trọng TSCĐ (%) 12,69% 25,57% 28,82% 13. Tỷ trọng TS dài hạn khác (%) 1,26% 3,11% 1,40%

Đồ thị 2.1. Tỷ trọng các khoản mục trong tổng tài sản

Từ bảng phân tích cơ cấu tài sản 2.1 cho thấy toàn bộ tài sản của công ty chỉ sử dụng cho quá trình luân chuyển vốn ở đơn vị, phần đầu tư ra bên ngoài là không có.

Nhìn vào các tỷ số về cấu trúc tài sản của công ty ta thấy được tổng giá trị tài sản của công ty biến động liên tục qua các năm từ 2014 đến 2016. Cụ thể giá trị tổng tài sản của công ty năm 2014 đạt 17.664.993.057 đồng, giảm xuống 16.780.608.647 đồng ở năm 2015 và tăng lên 17.443.823.797 đồng vào năm 2016. Dựa vào bảng phân tích và đồ thị thì ta thấy được tình hình TSCĐ của công ty chiếm tỷ trọng không cao trong tổng tài sản, tuy nhiên tỷ trọng này liên tục tăng và tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2014 chiếm tỷ trọng 12,69%, đến năm 2015 chiếm 25,57% và đạt 28,82% vào năm 2016.

Trong 3 năm gần đây, sở dĩ TSCĐ tăng là do công ty đầu tư mua một số máy móc thiết bị, xe cơ giới để phục vụ thi công. Năm 2014 về trước, các hợp đồng xây lắp mà công ty trúng thầu có giá trị không lớn, máy móc thiết bị phần lớn là thuê ngoài để thi công, công ty chỉ sở hữu các máy móc nhỏ như máy trộn bê tông, máy đầm, ô tô tải ... máy đào, máy ủi chỉ có cá loại công suất nhỏ nên giá trị TSCĐ của công ty thấp, tỷ trọng TSCĐ trong tổng tài sản cũng thấp.

Năm 2015 và 2016, công ty trúng thầu thi công một số công trình thủy lợi có giá trị hợp đồng lớn, do đó công ty đầu tư mua mới một số máy móc để chủ động trong thi công, đồng thời thay thế một số máy móc thiết bị đã quá cũ.

Về Hàng tồn kho, trong năm 2014 tỷ trọng HTK là 0,92%, cuối năm 2015tỷ trọng HTK chiếm 37,62% tăng so với năm 2015 (36,7%). Chuyển sang năm 2016 thì tỷ trọng này giảm còn 35,34%.

Nếu như cuối năm 2014 tỷ trọng HTK là 0,92% thì cuối năm 2015 đã tăng lên đến 37,62%, là một công ty xây dựng nên nguyên vật liệu được mua về chủ yếu đáp ứng cho nhu cầu xây dựng công trình. Mà công trình xây dựng của công ty thì không tập trung nên nguyên vật liệu được mua và chuyển thẳng đến công trường. Do đặc thù của ngành xây dựng là nghiệm thu theo từng đợt và thanh toán theo kế hoạch vốn của Chủ đầu tư nên tại thời điểm cuối kỳ năm 2015, 2016 có một khối lượng lớn công trình đã thi công nhưng chưa được nghiệm thu thanh toán, điều này làm cho giá trị HTK cuối kỳ 2015, 2016 ở mức cao. Nguyên nhân chủ yếu của việc tăng lượng hàng tồn kho chủ yếu từ việc tăng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

Về đầu tư tài chính, công ty không có đầu tư nhiều mà chủ yếu là hoạt động sản xuất kinh doanh.

Còn về khoản mục tiền của công ty thì có xu hướng giảm dần trong ba năm, đặc biệt giảm mạnh vào năm 2015. Nguyên nhân là do công ty sử dụng tiền để đầu tư mua máy móc thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ thi công.

Bên cạnh những khoản mục trên thì tỷ trọng khoản mục nợ phải thu lại có xu hướng giảm, chiếm tỷ trọng cao trong các khoản mục và nó cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Năm 2014 giá trị khoản mục nợ phải thu là 12.335.741.778 đồng, đến năm 2015 thì giá trị này đã giảm mạnh xuống 5.446.165.802. Tỷ trọng nợ phải thu năm 2014 là 69,83% đã giảm xuống 32,46% vào năm 2015 và tăng nhẹ trở lại lên 34,26% vào năm 2016. Điều này thể hiện số vốn của công ty bị các tổ chức và cá nhân khác chiếm dụng ngày càng được cải thiện, và điều này cũng biểu hiện rõ khả năng quản lý nợ của công ty năm 2015 tốt hơn năm 2014, mặc dù với mức tỷ trọng như vậy là còn cao nhưng so với năm 2014

thì đã khả quan hơn. Mặc dù năm 2016 khoản mục nợ phải thu của công ty có tăng nhưng không đáng kể.

Trong cơ cấu tài sản của công ty, tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm trên 86%, còn lại là tài sản dài hạn, trong cơ cấu của hai khoản mục này chủ yếu và chiếm đa số là TSCĐ và khoản mục các khoản phải thu. Sự phân bổ tài sản của công ty trong 3 năm qua là chưa được hợp lý và phù hợp với nhiệm vụ chính của công ty là xây dựng các công trình. Để hoạt động có hiệu quả công ty cần quản lý tốt hơn nữa công tác thu hồi nợ. Như vậy, tình hình cấu trúc tài sản của công ty có biến động nhưng không nhiều, tài sản chủ yếu tập trung vào nợ phải thu, hàng tồn kho và khoản mục tiền. Qua bảng và đồ thị trên chỉ cho ta thấy khái quát về tình hình phân bổ tài sản tại công ty chứ chưa thấy rõ được nhân tố nào có tác động đến sự thay đổi của cấu trúc tài sản. Do đó ta cần phân tích theo dạng so sánh để có bức tranh đầy đủ hơn về sự biến động của cấu trúc tài sản.

Để thấy rõ hơn những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của các tỷ số qua các năm ta phải tiến hành phân tích chi tiết ở bảng 2.2.

Bảng 2.2: Phân tích chi tiết biến động tài sản của công ty

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Chênh lệch 2015 / 2014 Chênh lệch 2016 / 2015

Mức % Mức % A. TSNH 15.201.670.657 11.968.011.756 12.172.978.376 -3.233.658.901 -21,27% 204.966.620 1,71% 1. Tiền 2.703.561.314 209.296.579 31.634.364 -2.494.264.735 -92,26% -177.662.215 -84,89% 2. Các khoản phải thu 12.335.741.778 5.446.165.802 5.975.973.942 -6.889.575.976 -55,85% 529.808.140 9,73% 3. Hàng tồn kho 162.367.565 6.312.549.375 6.165.370.070 6.150.181.810 3787,81% -147.179.305 -2,33% 4. TSLĐ khác 0 0 0 0 0 B. TSDH 2.463.322.400 4.812.596.891 5.270.845.421 2.349.274.491 95,37% 458.248.530 9,52% 1. TSCĐ 2.241.095.147 4.290.055.870 5.026.829.235 2.048.960.723 91,43% 736.773.365 17,17% 2. TSDH khác 222.227.253 522.541.021 244.016.186 300.313.768 135,14% -278.524.835 -53,30% Tổng Tài sản 17.664.993.057 16.780.608.647 17.443.823.797 -884.384.410 -5,01% 663.215.150 3,95%

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán từ năm 2014 đến năm 2016 - phòng Kế toán Tài vụ)

Từ bảng phân tích biến động tài sản công ty cho thấy quy mô của công ty TNHH Thái Vinh Gia tăng giảm liên tục trong ba năm qua. Để phân tích rõ hơn tình hình biến động tài sản của công ty cần xem xét biến động của từng loại tài sản. Nhìn

vào bảng số liệu 2.2, năm 2015 ta thấy việc tăng TSCĐ là rất cao, cụ thể tăng 2.048.960.723 đồng (tương ứng 91,43%) so với năm 2014. Điều này tác động lớn đến TSDH mà rộng hơn là ảnh hưởng đến tổng tài sản.

Đối với TSLĐ và ĐTNH đang có xu hướng giảm với tốc độ cao ở năm 2015 nhưng đến năm 2016 thì có tăng trở lại nhưng với tốc độ rất chậm, cụ thể năm 2015 giảm 3.233.658.901 đồng (tương ứng 21,27%) so với năm 2014, còn năm 2016 chỉ tăng 204.966.620 đồng (tương ứng 1,71%) so với năm 2015. Bảng phân tích biến động tài sản của công ty chỉ ra rằng khoản mục HTK và tiền có sự biến động lớn nhất và góp phần làm thay đổi TSLĐ và ĐTNH. HTK tăng mạnh vào năm 2015 và giảm nhẹ vào năm 2016. Nếu như năm 2015 HTK tăng 6.105.181.810 đồng (tương ứng 3.787,81%) thì năm 2016 lại giảm nhẹ xuống 147.175.305 đồng (tương ứng 2,33%) so với năm 2015. Bảng phân tích chi tiết biến động hàng tồn kho sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn.

Bảng 2.3: Phân tích chi tiết sự biến động hàng tồn kho

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu 2014 2015 2016

1. Nguyên vật liệu tồn kho 0 0 0

2. Chi phí SXKD dở dang 162.367.565 6.312.549.375 6.165.370.070 3. Công cụ, dụng cụ tồn kho 0 0 0 4. Thành phẩm tồn kho 0 0 0 5. Dự phòng giảm giá HTK 0 0 0 6. Hàng tồn kho 162.367.565 6.312.549.375 6.165.370.070 7. Tỷ trọng NVL tồn kho (7) = (1) / (6) 0% 0% 0% 8. Tỷ trọng chi phí SXKD dở dang (8) = (2) / (6) 100% 100% 100% 9. Tỷ trọng công cụ, dụng cụ tồn kho (9) = (3) / (6) 0% 0% 0% 10. Tỷ trọng thành phẩm tồn kho (10) = (4) / (6) 0% 0% 0% (

Để thấy rõ sự biến động của từng khoản mục trong tổng hàng tồn kho được minh hoạ qua biểu đồ sau:

Đồ thị 2.2. Tỷ trọng các khoản mục trong hàng tồn kho

Từ bảng phân tích sự biến động của khoản mục HTK cho thấy khoản mục HTK chỉ chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi khoản mục chi phí SXKD dở dang. Và hai khoản mục này cũng mang đặc thù rất rõ của ngành xây dựng. Vì là ngành xây dựng nên nguyên vật liệu chỉ mua để phục vụ đủ cho công trình, nên việc còn thừa nguyên vật liệu vào cuối năm là rất phổ biến. Tuy nhiên, gía trị nguyên vật liệu tồn kho tại các thời điểm cuối kỳ bằng 0, nghĩa là công ty đã dự toán mua nguyên vật liệu bao nhiêu thì đã sử dụng hết bấy nhiêu. Điều này cho thấy công tác mua và dự trữ nguyên vật liệu phục vụ thi công công trình của công ty được lên kế hoạch và thực hiện rất tốt dù trong điều kiện khối lượng thi công lớn và công trình nằm rải rác nhiều nơi.

Khoản mục chi phí SXKD dở dang là yếu tố duy nhất tác động đến sự biến động HTK. Sở dĩ tỷ trọng chi phí SXKD dở dang ở mức cao là vì doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, một công trình có thể sẽ được thực hiện và hoàn thành trong một thời gian dài. Thông thường đối với các công trình lớn có thời hạn hoàn thành trên một năm nên cuối kỳ khối lượng sản phẩm chưa hoàn thành là tất yếu. Vì vậy khoản mục này tồn tại và chiếm tỷ trọng lớn trong HTK là không tránh khỏi.

Bên cạnh đó cũng nhận thấy rằng công ty không trích lập dự phòng tăng thêm và không lập dự phòng giảm giá HTK ở ba năm 2014, 2015, 2016 vì giá các loại vật liệu xây dưng đang tăng mạnh. Theo nguyên tắc lập dự phòng thì công ty chỉ trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho khi giá cả thị trường giảm xuống và thấp hơn giá gốc của HTK. Đây là điều hoàn toàn hợp lý.

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc tài chính và cân bằng tài chính tại công ty TNHH thái vinh gia (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w