Phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc tài chính và cân bằng tài chính tại công ty TNHH thái vinh gia (Trang 64 - 66)

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu

Chỉ tiêu Năm 2014Năm 2014 Năm 2015Năm 2015 Năm 2016Năm 2016

1. Nợ phải trả 15.324.913.186 14.574.850.381 15.304.796.298 2. Nguồn vốn chủ sở hữu 2.340.079.871 2.205.758.266 2.139.027.499 3. Tổng nguồn vốn 17.664.993.057 16.780.608.647 17.443.823.797 4. Tỷ suất nợ (%) (4) = (1) / (3) 86,75% 86,86% 87,74% 5. Tỷ suất tự tài trợ (%) (5) = (2) / (3) 13,25% 13,14% 12,26% 6. Tỷ suất Nợ/ VCSH (lần) (6) = (1)/(2) 6,55 6,61 7,16

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán từ năm 2014 đến năm 2016 - phòng Kế toán Tài vụ)

Đồ thị 2.4. Tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn

Số liệu trên bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty cho thấy tổng nguồn vốn có chiều hướng giảm liên tục, cụ thể năm 2014 đạt 17.664.993.057 đồng đến năm 2015 là 16.780.608.647 đồng và năm 2016 tổng nguồn vốn tăng lên 17.443.823.797 đồng. Ta thấy tổng số vốn của công ty tập trung ở 2 nguồn đó là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Nợ phải trả của công ty chiếm tỷ trọng cao trên 85% tổng số vốn của công ty. Mà tỷ suất nợ cao thể hiện mức độ phụ thuộc của công ty vào các chủ nợ nhiều, khả năng tiếp nhận các khoản vay nợ càng khó. Cụ thể năm 2014 tỷ suất nợ chiếm 86,75%, năm 2015 tỷ suất nợ chiếm 86,86% và đến năm 2016 tăng lên 87,74%. Như vậy tình hình nợ phải trả đang có xu hướng ngày càng tăng điều này chứng tỏ tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp đang ngày càng giảm sút. Và cùng với sự tăng lên của tỷ suất nợ thì tỷ suất tự tài trợ giảm tương ứng, cụ thể: năm 2014 tỷ suất tự tài trợ của công ty đạt 13,25%, năm 2015 giảm còn 13,14% và năm 2016 chỉ tiêu này chỉ còn 12,26%. Với tỷ lệ như vậy thì ta thấy tính tự chủ của công ty đang ở mức thấp và ngày càng giảm, công ty còn phụ thuộc chủ yếu vào chủ nợ và ngân hàng. Nếu tình trạng nợ đọng như thế này tiếp tục diễn ra, đến một lúc nào đó công ty sẽ đứng trước tình trạng khó khăn trong việc thanh toán nợ, và các nhà cung cấp sẽ không cho công ty nợ nữa, gây hậu quả cho quá trình hoạt động sản xuất của công ty. Cụ thể vào cuối năm 2016 toàn bộ tài sản của công ty được tài trợ bằng 87,74% bằng nguồn nợ phải trả và 12,26% bằng nguồn vốn chủ

sở hữu. Tỷ suất nợ của công ty luôn chiếm một tỷ lệ lớn qua ba năm, đặc biệt tỷ suất nợ năm 2015 đạt mức cao nhất là 88,46%. Điều đó thể hiện tính tự chủ về tài chính của công ty chưa cao, vốn sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu là vốn vay từ bên ngoài. Tỷ suất nợ của công ty có xu hướng tăn liên tục, điều này cho thấy công ty đang dần mất tự chủ về tài chính.

Qua phân tích như trên cho thấy công ty đang nằm trong tình trạng thiếu vốn và khả năng tự chủ về tài chính thấp, chịu sức ép từ phía các chủ nợ.

Bên cạnh tỷ suất nợ và tỷ suất tự tài trợ thì tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu là rất lớn, gấp 6 lần trở lên. Cụ thể: năm 2014 là 6,55 lần, năm 2015 là 6,61 lần và tiếp tục tăng lên thành 7,16 lần vào cuối năm 2016. Nhìn vào số liệu ta có thể nhận thấy được tính tự chủ tài chính của công ty đang có xu hướng giảm xuống và ngày càng xấu đi. Qua đây thể hiện khả năng đảm bảo nợ của nguồn vốn chủ sở hữu của công ty vẫn còn thấp, đây chính là thiệt thòi lớn cho công ty trong việc thu hút tín dụng từ bên ngoài.

Theo như việc phân tích trên thì ta thấy nguồn vốn tăng giảm qua các năm là từ việc huy động vốn chủ sở hữu và từ việc chiếm dụng vốn bên ngoài. Trong đó khoản nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn nên khả năng đảm bảo tài chính vẫn còn thấp.

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc tài chính và cân bằng tài chính tại công ty TNHH thái vinh gia (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w