ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch 2016/2015
1. Tổng TS 16.780.608.647 17.443.823.797 663.215.150 3,95% 2. Tổng NPTrả 5.446.165.802 5.975.973.942 529.808.140 9,73% 3. TSNH 11.968.011.756 12.172.978.376 204.966.620 1,71% 4. TSNH - HTK 5.655.462.381 6.007.608.306 352.145.925 6,23% 5. Tiền và các khoản
tương đương tiền 209.296.579 31.634.364 -177.662.215 -84,89% 6. Nợ ngắn hạn 10.147.117.381 10.309.924.298 162.806.917 1,60% 7. Khả năng thanh toán
hiện hành (7) = (3) / (6) 1,179 1,181 0,001 0,11%
8. Khả năng thanh toán nhanh (8) = (4) / (6)
0,557 0,583 0,03 4,55%
9. Khả năng thanh toán tức thời (9) = (5) / (6)
0,021 0,003 -0,02 -85,12%
(
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán từ năm 2014 đến năm 2016-phòng Kế toán Tài vụ)
Thực tế cho thấy, hệ số thanh toán tức thời năm 2015 là 0,021 và năm 2016 là 0,003 đều nhỏ hơn 0,5. Điều này cho ta biết được không có đủ tiền mặt để thanh toán tức thời các khoản nợ tới hạn. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành trong 2 năm 2015, 2016 đều lớn hơn 1 điều này nghĩa là khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty được đảm bảo. So với khả năng thanh toán tức thời, khả năng thanh toán nhanh cũng nhỏ hơn 0,5; công ty đang gặp khó khăn trong thanh toán nợ ngắn hạn. Để rõ hơn ta tiến hành phân tích nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán cụ thể sau:
* Xác định nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán hiện hành - Ảnh hưởng của nhân tố TSNH:
12.172.978.376 - 11.968.011.756 = + 0,0202 10.147.117.381 10.147.117.381 - Ảnh hưởng của nợ ngắn hạn: 12.172.978.376 - 12.172.978.376 = - 0,0189 10.309.924.298 10.147.117.381 - Tổng hợp hai nhân tố: (+ 0,0202) + (- 0,0189) = + 0,0013
Hệ số thanh toán hiện hành tăng khi tài sản lưu động và nợ ngắn hạn tăng và ngược lại giảm khi TSNH và nợ ngắn hạn giảm. Cụ thể công ty có khả năng thanh toán hiện hành tăng 0,0013. Vì hệ số này lần lượt là 1,179 và 1,181 đều lớn hơn 1. Nguyên nhân hệ số này tăng là do tốc độ TSLĐ tăng nhanh hơn tốc độ giảm của nợ ngắn hạn.
* Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nhanh - Ảnh hưởng của nhân tố tiền và các khoản ĐTTC:
31.634.364
- 209.296.579 = - 0,0132 10.147.117.381 10.147.117.381
- Ảnh hưởng của nhân tố nhân tố nợ ngắn hạn: 31.634.364
- 31.634.364 = - 0,000057 10.309.924.298 10.147.117.381
- Tổng hợp hai nhân tố: (- 0,0132) + (- 0,000057) = - 0,013257
Ta thấy khả năng thanh toán nhanh giảm 0,013257 nguyên nhân chủ yếu do giảm tiền. Hệ số khả năng thanh toán nhanh nhỏ hơn 0,5 chứng tỏ việc sử dụng tiền chưa tốt gây khó khăn cho việc thanh toán nợ ngắn hạn.
* Nhận xét:
Qua các hệ số trên cho thấy tình hình thanh toán của công ty chưa ổn định, hệ số thanh toán tức thời, hệ số thanh toán nhanh còn thấp nguyên nhân do tiền mặt tại quỹ vẫn còn thấp, điều này xuất phát từ chính sách sử dụng tiền mặt tại quỹ của công ty. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành hơi cao, vì vậy để tránh lãng phí vốn, công ty phải đẩy mạnh hơn nữa việc thu hồi nợ để hạn chế chiếm dụng vốn.
Bên cạnh hai khoản mục HTK, tiền và TSCĐ thì một khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản đó là khoản mục nợ phải thu. Trong ba năm qua, nợ phải thu có nhiều biến động: cụ thể, năm 2015 khoản mục các khoản phải thu giảm 6.889.575.976 đồng (tương ứng với tỷ lệ giảm 55,85%) so với năm 2014, và đến năm 2016 thì các khoản phải thu tăng so với năm 2015 là 529.808.140 đồng (tương ứng 9,73%). Tỷ số các khoản phải thu trên tổng tài sản qua các năm lần lượt là 32,45% (năm 2015) và 34,25% (năm 2016). So với một số công ty xây dựng khác
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có tỷ số các khoản phải thu trên tổng tài sản từ 40 % đến 50% thì tỷ số này ở công ty TNHH Thái Vinh Gia là không cao. Tuy nhiên, tình hình quản lý công nợ của công ty vẫn chưa tốt, và cần phải có những chính sách, biện pháp để quản lý nợ tốt hơn nữa. Do đặc thù là công ty xây dựng, nên thời gian để hoàn thành một công trình thường kéo dài, và thời gian bảo hành công trình cũng dài thường là 12 tháng nên công trình hoàn thành bàn giao thì khách hàng trả tiền và giữ lại 5% giá trị công trình để bảo hành, đến khi hết thời hạn bảo hành và công trình khôngcó hư hỏng sửa chữa gì thì bên A mới trả số tiền còn lại. Mặt khác, đa số các công trình xây dựng mà công ty trúng thầu đều sử dụng vốn Nhà nước. Hàng năm UBND thành phố Đà Nẵng phân bổ kế hoạch vốn cho các công trình, công trình nào được phân bổ vốn thì mới có kế hoạch trả còn không thì phải chờ đến kế hoạch năm sau.
Việc ký hợp đồng giữa hai bên trong khâu thanh toán chưa được chặt chẽ, còn có sự lỏng lẻo nên dẫn đến việc thanh toán luôn bị trì hoãn. Cụ thể trong hợp đồng có ghi về thời hạn thanh toán của một công trình như sau: “Khi khối lượng công trình đã hoàn thành được hai bên A và B xác nhận và cơ quan cấp vốn đã chuyển tiền về cho bên A thì bên A thanh toán cho bên B theo khối lượng đã thực hiện” hoặc “Khi khối lượng đã hoàn thành được hai bên A-B xác nhận và cơ quan cấp vốn chấp thuận, thông báo cấp phát thì bên A sẽ giữ lại số tiền bảo hành công trình theo quy định. Sau 12 tháng, khi hết thời gian bảo hành, nếu không có sự cố gì thì bên A sẽ hoàn trả tiền bảo hành cho bên B”.
Do sự cạnh tranh gay gắt của thị trường hiện nay, nên doanh nghiệp chấp nhận cho bên đầu tư nợ trong một khoảng thời gian nhất định nào đó sẽ trả, nhưng đến thời hạn thì có những công trình trả đủ, nhưng cũng có những công trình kéo dài nợ dp chậm hoàn công và quyết toán công trình. Ngoài các khoản mục trên thì khoản mục tài sản dài hạn khác cũng có sự biến động nhưng không đáng kể so với tổng tài sản.
Như vậy, qua việc phân tích cấu trúc tài sản cho thấy tình hình tài sản của công ty qua các năm có sự thay đổi nhưng không đáng kể. Tổng tài sản của công ty
tăng chủ yếu do tăng TSCĐ và HTK, đồng thời giảm Tiền và các khoản phải thu. Trong đó Tiền và các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao, điều này chứng tỏ việc quản lý nợ của công ty chưa tốt, tình hình nợ của khách hàng còn kéo dài từ năm này qua năm khác. Vì vậy trong tương lai doanh nghiệp cần phải có những biện pháp hữu hiệu để tránh tình trạng nợ đọng kéo dài gây lãng phí vốn và ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài khoản mục phải thu tăng thì các khoản mục còn lại có xu hướng giảm hoặc có tăng thì cũng chỉ một lượng nhỏ, không đáng kể. Để phân tích rõ hơn ta có bảng phân tích chi tiết các khoản nợ phải thu như sau: