Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thái Vinh Gia

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc tài chính và cân bằng tài chính tại công ty TNHH thái vinh gia (Trang 43)

CHƯƠNG I .CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẦU TRÚC TÀI CHÍNH

2.1. Khái quát chung về công ty TNHH Thái Vinh Gia

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thái Vinh Gia

2.1. Khái quát chung về công ty TNHH Thái Vinh Gia

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thái VinhGia Gia

Được thành lập ngày 09 tháng 01 năm 2013, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0401581961 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Đà Nẵng cấp với tên gọi đầy đủ “Công ty TNHH Thái Vinh Gia” viết tắt là Thai Vinh Gia Co., Ltd.

Tiền thân ban đầu là nhóm những kỹ sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, đã từng nhiều năm công tác tại các trường Đại học, các công ty thiết kế, thi công xây dựng trong và ngoài nước.

Được thành lập trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên sau hơn mười năm hoạt động Thái Vinh Gia đã đứng vững và đang tự tin khẳng định mình trong lĩnh vực xây dựng của thành phố Đà Nẵng.

Dưới đây là một số thong tin chung về Công ty:

Tên giao dịch: CÔNG TY TNHH THÁI VINH GIA Mã số thuế: 0401581961

Địa chỉ: 11 Lê Ngân, Phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng Tên viết tắt: THAI VINH GIA CO.,LTD

Giấy phép kinh doanh: 0401581961 - ngày cấp: 07/01/2010 Ngày hoạt động: 09/01/2010

Website: http://thaivinhgia.com.vn/info@thaivinhgia.com. Email: info@thaivinhgia.com.vn

Điện thoại: 05113671989 - Fax: 05113671989 2.1.2. Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh

2.1.2.1. Các ngành nghề kinh doanh:

- Xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, thủy điện, công trình cấp thoát nước, công trình điện.

- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp.

- Tư vấn giám sát các công trình giao thông, thiết kế các công trình giao thông.

- San lấp mặt bằng.

- Kinh doanh vật liệu xây dựng.

- Cho thuê máy móc, thiết bị thi công công trình xây dựng.

2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ:

- Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký.

- Đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hoá theo tiêu chuẩn đã đăng ký, chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về sản phẩm dịch vụ do công ty thực hiện.

- Tuân thủ chế độ hạch toán thống kê, các nghĩa vụ về thuế và các nghĩa vụ khác theo quy định của nhà nước.

- Thực hiện báo cáo định kỳ theo quy định và chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan chức năng quản lý nhà nước theo quy định.

- Tích cực thay đổi máy móc thiết bị thi công, khuyến khích sáng kiến và cải tiến kỹ thuật để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Quản lý và sử dụng tốt các nguồn lực như: tài sản, vốn, vật tư, lao động và đảm bảo tính hợp lý. Thực hiện sản xuất kinh doanh có lãi nhằm đem lại lợi nhuận ngày càng cao, lợi tức cổ phần ngày càng tăng, đảm bảo tái sản xuất mở rộng góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế cho thành phố.

- Củng cố và phát triển công ty để đủ sức cạnh tranh và đứng vững trên thị trường. Tăng mức thu nhập bình quân, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên.

- Cần phải có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ công nhân viên.

- Tuân thủ quy định nhà nước về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, đảm bảo trật tự xã hội, thực hiện tốt công tác bảo hộ và an toàn lao động.

2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

* Lĩnh vực kinh doanh và hàng hoá chủ yếu:

Là một công ty xây dựng, lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty chủ yếu là thi công xây lắp các công trình công nghiệp,dân dụng, giao thông, thủy lợi, dịch vụ cho thuê máy móc thiết bị thi công. Ngoài ra, công ty còn sản xuất kinh doanh các loại vật liệu xây dựng.

* Thị trường đầu vào:

Trong điều kiện kinh tế thị trường linh hoạt như hiện nay, công ty cần phải tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường xây dựng để có thể ký kết hợp đồng xây dựng có khả năng thu dược lợi nhuận cao. Vì vậy, nếu hoạt động tìm kiếm hợp đồng xây dựng có những kết quả tốt, có nghĩa là công ty ký được nhiều hợp đồng thì các hoạt động khác của công ty mới có điều kiện thực hiện. Công ty có thể ký kết nhiều hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư xây dựng công trình như:

Doanh nghiệp thắng thầu trong đấu thầu xây dựng.

Doanh nghiệp được chủ đầu tư lựa chọn để giao thầu trực tiếp.

* Thị trường đầu ra:

Những công trình xây dựng công ty hoàn thành bàn giao và thanh quyết toán cho chủ đầu tư có thể được xem là những sản phẩm đã được thị trường chấp nhận, đáp ứng yêu cầu mỹ thuật kỹ thuật cao của Chủ đầu tư.

* Đặc điểm các nguồn lực chủ yếu của doanh nghiệp:

Về lao động: Hiện nay công ty có 70 lao động đang làm việc, trong đó có 25 nhân viên quản lý. Ngoài ra còn có lực lượng lao động hợp đồng theo thời vụ.

Nhìn chung trình độ cán bộ công nhân viên ngày càng cao, đòi hỏi công tác tuyển dụng của công ty phải hợp lý và khách quan đảm bảo nhu cầu của công ty.

- Về TSCĐ: Phần lớn TSCĐ đã được khấu hao hết, công ty vẫn chưa đầu tư thêm mua sắm mới.

2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý

2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức

Sơ đồ 1.2. Sơ đồ tổ chức quản lý tại công ty

Ghi chú: : Quan hệ trực tiếp chỉ đạo : Quan hệ chức năng

2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

Ban giám đốc: Gồm có 2 thành viên, chịu trách nhiệm điều hành và quản lý

công việc sản xuất kinh doanh của công ty.

* Giám đốc: Là người lãnh dạo và chịu trách nhiệm cao nhất trước công ty

về mọi quyết định của mình đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, kỹ thuật kinh doanh và đời sống của công ty. Trên định hướng chung của ban giám đốc theo dõi, giám sát và chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, kịp thời ra quyết định điều chỉnh, sửa chữa mọi sai lệch của các bộ phận khác nhằm đưa công ty đạt đến mục tiêu kế hoạch đã đề ra.

* Phó giám đốc: Là người chịu trách nhiệm chính trong công tác kỹ thuật,

thu mua nguyên vật liệu hàng ngày của công ty. PGĐ trực tiếp chỉ huy các tổ trong phạm vi dưới quyền của mình và đôn đốc việc tiến hành sản xuất, sau đó báo cáo cho GĐ về tình hình hoạt động sản xuất và máy móc thiết bị của công ty. Ngoài ra, PGĐ còn chịu trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động của công ty khi GĐ đi vắng.

P. Tổ chức – HC P. Tài vụ - Kế toán

Đội thi công Số 1

P. Kế hoạch Ban Giám đốc

Đội thi công Số 2

Đội thi công Số 3

Đội thi công Số 4

* Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ giúp GĐ trong việc quản lý

nghiên cứu và sử dụng lao động hợp lý trong hoạt động kinh doanh. Có nhiệm vụ quản lý, bồi dưỡng, đào tạo, tuyển dụng đội ngũ cán bộ công nhân viên và công nhân cho công ty. Tổ chức an ninh trật tự trong công ty, thực hiện an toàn sản xuất, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên.

* Phòng kế toán – tài vụ: Có nhiệm vụ kiểm tra theo dõi và thực hiện các

công tác tài chính của công ty. Có trách nhiệm báo cáo với GĐ tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình thu mua cung ứng nguyên vật liệu, tình hình tiêu thụ sản phẩm… Kịp thời đề ra các biện pháp giải quyết các bất hợp lý trong hoạt động tài chính. Đồng thời cân đối việc thu chi của công ty về lương, thưởng, giá thành, vốn một cách hợp lý.

* Phòng thiết kế - kỹ thuật: Có chức năng chi phối mọi hoạt động kinh

doanh của công ty, có nhiệm vụ tìm kiếm nhà cung ứng có lợi nhất và khách hàng tốt nhất. Kiểm tra chất lượng công trình, kiểm tra việc thực hiện quá trình công nghệ và các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật cho công trình. Đồng thời giúp GĐ ký kết các hợp đồng thu mua nguyên liệu, vật tư. Cải tiến và nâng cao chất lượng công trình làm ra đúng tiêu chuẩn. Tổ chức bảo quản nguyên liệu, bảo quản sản phẩm.

Mối quan hệ giữa các phòng ban: Các phòng ban chức năng của công ty có

trách nhiệm vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, vừa phối hợp chặt chẽ với nhau, nhằm đảm bảo cho tất cả các lĩnh vực công tác của công ty được tiến hành ăn khớp, đồng bộ và nhịp nhàng.

2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán2.1.4.1. Sơ đồ bộ máy kế toán 2.1.4.1. Sơ đồ bộ máy kế toán

: Quan hệ trực tuyến

: Quan hệ chức năng

2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

- Kế toán trưởng: Là người đứng đầu phòng kế toán lãnh đạo bộ máy kế toán Công ty, tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực tài chính. Xây dựng tổ chức công tác hoạch toán và quản lý tài chính của chi nhánh, chịu trách nhiệm về mặt quản lý tài chính trước Nhà nước.

- Kế toán tổng hợp: Kiểm tra kế toán chi tiết và các nghiệp vụ kinh tế, thu thập số liệu hạch toán vào các sổ sách có liên quan, lập các báo cáo về tài chính theo qui định của Nhà nước.

- Kế toán vật tư: Theo dõi tình hình nhập xuất nguyên vật liệu, vật tư, công cụ dụng cụ….Tổng hợp số liệu về tình hình hiện có, sự biến động của nguyên vật liệu, vật tư, công cụ dụng cụ. Đánh giá tình hình mua sắm và sử dụng vật tư trong quá trình sản xuất của Công ty.

- Kế toán công nợ: Theo dõi các khoản vay vốn, công nợ để phản ánh kịp thời, đầy đủ, thực hiện các khoản thu chi theo lệnh của lãnh đạo.

- Thủ quỹ: Thực hiện các khoản thu chi theo các chứng từ đã duyệt, theo dõi việc cấpphát tiền mặt theo số liệu kế toán, nộp tiền vào ngân hàng, ghi chép sổ quỹ và lập báo cáo sổ gửi hằng ngày.

Kế toán trưởng

2.1.4.3. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty

Tại Công ty hiện nay đang áp dụng hình thức Kế toán máy, phần mềm được sử dụng là Acsoft, được cài đặt trên máy tính như sau: Tất cả các phần hành kế toán được cài đặt trong ổ đĩa, khi kích hoạt chương trình kế toán Acsoft, giao diện đầu tiên sẽ xuất hiện, đó là màn hình kế toán ban đầu. Sau khi điền các thông tin cần thiết lên màn hình kế toán, chương trình sẽ hiện ra màn hình làm việc chính. Sau đó tiến hành nhập số liệu chứng từ, loại chứng từ, ngày tháng nhập chứng từ, và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Sau khi hoàn thành các phần việc trên, chương trình cài đặt trong máy sẽ hoạt động và có thể cung cấp cho người sử dụng các thông tin về tình hình tài chính của đơn vị như: thhông tin về tiền mặt, về các khoản phải thu, phải trả.

Cuối tháng các thông tin lưu trong máy sẽ được in ra ở sổ và kết chuyển doanh thu, chi phí sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh.

* Sơ đồ kế toán trên máy

: Ghi hằng ngày : Đối chiếu, kiểm tra

: In sổ, ghi báo cáo cuối tháng cuối năm

* Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy PHẦN MỀM KẾ TOÁN Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại SỔ KẾ TOÁN - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết

- Báo cáo tài chính

+ Hằng ngày, kế toán cắn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.

+ Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Cuối tháng (hoặc bất kì thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động hoá và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu sau khi đã in ra giấy.

- Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo qui định.

+ Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.

2.1.4.4. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty

Hiện Công ty đang áp dụng Chuẩn mực kế toán Việt nam và Chế độ kế toán Việt Nam theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 và Thông tư 53/2016/TT-BTC ngày 21/3/2016 của Bộ Tài chính.

Niên độ áp dụng: Từ ngày 01 tháng 01 hàng năm và kết thúc ngày 31 tháng 12 hàng năm.

Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam đồng. Hình thức sổ kế toán: Chứng từ ghi sổ. Kê khai và tính thuế: Phương pháp khấu trừ.

2.2. Thực trạng phân tích cấu trúc tài chính và cân bằng tài chính tạicông ty TNHH Thái Vinh Gia công ty TNHH Thái Vinh Gia

Phân tích cấu trúc tài sản tức là phân tích và đánh giá sự biến động các bộ phận cấu thành tổng số vốn của doanh nghiệp. Qua đó ta sẽ thấy được trình độ sử dụng vốn cũng như tính hợp lý của việc phân bổ các loại vốn… Từ đó đề ra các biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Từ Bảng cân đối kế toán (báo cáo tình hình tài chính) của công ty qua 3 năm 2014, 2015 và 2016 ta có thể lập được bảng phân tích sau:

Bảng 2.1: Bảng phân tích cơ cấu tài sản của công ty

ĐVT: đồng

Chỉ tiêu 2014 2015 2016

1. Giá trị Tiền và tương đương Tiền 2.703.561.314 209.296.579 31.634.364 2. Các khoản phải thu ngắn hạn 12.335.741.778 5.446.165.802 5.975.973.942 3. Hàng tồn kho 162.367.565 6.312.549.375 6.165.370.070 4. Tài sản ngắn hạn khác - - - 5. Tài sản cố định 2.241.095.147 4.290.055.870 5.026.829.235 6. Tài sản dài hạn khác 222.227.253 522.541.021 244.016.186 7. Tổng tài sản 17.664.993.057 16.780.608.647 17.443.823.797 8. Tỷ trọng tiền (%) 15,30% 1,25% 0,18% 9. Tỷ trọng NPT (%) 69,83% 32,46% 34,26% 10. Tỷ trọng HTK (%) 0,92% 37,62% 35,34% 11. Tỷ trọng TSNH khác (%) 0,00% 0,00% 0,00% 12. Tỷ trọng TSCĐ (%) 12,69% 25,57% 28,82% 13. Tỷ trọng TS dài hạn khác (%) 1,26% 3,11% 1,40%

Đồ thị 2.1. Tỷ trọng các khoản mục trong tổng tài sản

Từ bảng phân tích cơ cấu tài sản 2.1 cho thấy toàn bộ tài sản của công ty chỉ sử dụng cho quá trình luân chuyển vốn ở đơn vị, phần đầu tư ra bên ngoài là không có.

Nhìn vào các tỷ số về cấu trúc tài sản của công ty ta thấy được tổng giá trị tài sản của công ty biến động liên tục qua các năm từ 2014 đến 2016. Cụ thể giá trị tổng tài sản của công ty năm 2014 đạt 17.664.993.057 đồng, giảm xuống 16.780.608.647 đồng ở năm 2015 và tăng lên 17.443.823.797 đồng vào năm 2016. Dựa vào bảng phân tích và đồ thị thì ta thấy được tình hình TSCĐ của công ty chiếm tỷ trọng không cao trong tổng tài sản, tuy nhiên tỷ trọng này liên tục tăng và tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2014 chiếm tỷ trọng 12,69%, đến năm 2015 chiếm 25,57% và đạt 28,82% vào năm 2016.

Trong 3 năm gần đây, sở dĩ TSCĐ tăng là do công ty đầu tư mua một số máy

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc tài chính và cân bằng tài chính tại công ty TNHH thái vinh gia (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w