Xét trong từng lĩnh vực khác nhau của thế giới, người ta chia ra: + Quy luật tự nhiên

Một phần của tài liệu CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN TRIẾT HỌC (Trang 37 - 41)

+ Quy luật tự nhiên

+ Quy luật xã hội + Quy luật tư duy

Quy luật tự nhiên và quy luật xã hội đều là quy luật khách quan không phụ thuộc ý muốn chủ quan của con người. Tuy nhiên, quy luật tự nhiên, quy luật xã hội và quy luật của tư duy có sự khác nhau:

Quy luật tự nhiên phát huy tác dụng một cách mù quáng, không có ý thức, không có mục đích.

Quy luật xã hội chỉ phát huy tác dụng thông qua hoạt động có ý thức, có mục đích của con người. Tuy nhiên, quy luật xã hội cũng không phụ thuộc ý thức chủ quan của con người.

Quy luật của tư duy là phản ánh quy luật khách quan vào trong đầu óc con người. - Xét về phạm vi tác động của quy luật:

+ Quy luật đặc thù + Quy luật chung + Quy luật phổ biến.

Các khoa học cụ thể nghiên cứu những quy luật đặc thù và quy luật chung. Phép biện chứng nghiên cứu những quy luật phổ biến, tức những quy luật chung nhất trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

* Vai trò của con người đối với quy luật

Con người không thể tạo ra hay xóa bỏ quy luật khách quan, không thể bất chấp hay làm trái quy luật khách quan.

Con người có thể nhận thức được quy luật và hành động phù hợp với quy luật.

Con người có thể vận dụng được quy luật một cách có kế hoạch, hạn chế mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực của quy luật, hướng quy luật tự nhiên và xã hội vào phục vụ sản xuất và cuộc sống của con người.

* Quan hệ giữa việc tuân theo quy luật khách quan và hoạt động tự do, sáng tạo của con người (quan hệ giữa tất yếu và tự do)

Trong hoạt động, con người vừa phải tuân theo quy luật khách quan, vừa có tự do sáng tạo trong hoạt động của mình.

Tự do sáng tạo không phải là làm trái với quy luật khách quan mà phải phù hợp với chúng.

Khi con người chưa nhận thức được quy luật thì con người bị chi phối bởi cái tất yếu mù quáng (tính quy luật khách quan mà con người chưa nhận thức được, nên nhiều khi quy về thần thánh, số mệnh).

Càng nhận thức và vận dụng được quy luật khách quan thì con người càng thoát khỏi sự chi phối của cái tất yếu mù quáng, càng phát huy được sự tự do sáng tạo trong hoạt động của mình; thực hiện bước nhảy từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do.

Câu 13: Trình bày/phân tích nội dung quy luật từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại (Hay còn gọi là quy luật lượng – chất). Ý nghĩa PPL của quy luật này hoạt động nhận thức và hoạt

động thực tiễn.

Gợi ý:

- Vị trí quy luật

- Một số khái niệm: chất, lượng, độ, điểm nút, bước nhảy - Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất

- Ý nghĩa PPL

Trả lời 1. Vị trí quy luật

- Quy luật lượng – chất là một trong 3 quy luật cơ bản của phép BCDV. - Nó vạch ra CÁCH THỨC của sự vận động và phát triển.

2. Một số khái niệm: chất, lượng, độ, điểm nút, bước nhảy

Trong thế giới khách quan, bất cứ SVHT nào cũng có 2 mặt đó là lượng và chất.

a. Khái niệm “chất”

- Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan

vốn có của SVHT, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, làm cho SV là nó chứ không phải là cái khác. Vd: cái bàn, xe,

- Để hiểu chất là gì, cần hiểu đc thuộc tính là gì? Thuộc tính của sự vật là những tính chất, những trạng thái, những yếu tố, kết cấu tạo thành SV.... Đó là những cái vốn có của SV, quy định sự hình thành, tồn tại trong sự vận động và phát triển của SV. Chỉ khi nào chúng thay đổi hay mất đi thì SV mới thay đổi hay mất đi.

- Chất của SV được biểu hiện qua những thuộc tính của nó. Nhưng không phải bất kì thuộc tính nào cũng biểu hiện chất của SV. Thuộc tính của SV gồm có thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản. Những thuộc tính cơ bản tổng hợp lại tạo thành chất của SV. VD: cái xe, cơ bản là động cơ, không cơ bản là màu sắc, hình dáng.

- Chất của sự vật không những được quy định bởi chất của các yếu tố tạo thành, mà còn được quy định bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành, nghĩa là bởi kết cấu của sv. Vì vậy sự thay đổi về chất của SV phụ thuộc cả vào sự thay đổi của các yếu tố cấu thành SV lẫn sự thay đổi phương thức liên kết giữa các yếu tố ấy.

- SV và chất có mqh chặt chẽ, không tách rời nhau. Trong thế giới kQ, không thể tồn tại SV không có chất, cũng không thể có chất nằm ngoài sv.  chất gắn liền với lượng của SV.

- Lượng là phạm trù triết học cùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của SV về mặt số lượng, quy mô, trình độ, tốc độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của SV.

- Lượng là cái vốn có SV, song chưa làm cho SV là nó, chưa làm cho nó khác với cái khác, lượng tồn tại cùng với vật chất của SV.

- Trong lĩnh vực TN, lượng thường được diễn tả bằng những con số chính xác có thể đo, đếm được (định lượng): số lượng, đại lượng, trình độ, qui mô, nhịp điệu, tốc độ,…của sự vận động và phát triển của sự vật. Chẳng hạn, kích thươc dài hay ngắn, quy mô to hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, tốc độ nhanh hay chậm-> Như vậy, lượng là khách quan, vốn có của sự vật.

- Trong lĩnh vực XH, đối với những sự vật liên quan đến ý thức, tình cảm,.. lượng thường được diễn tả bằng khái niệm trừu tượng như: tình yêu, lòng tốt…

VD: Sinh viên năm 2: chất là SV (khác với công nhân), lượng là năm thứ hai. =>

+ Bất cứ SV nào cũng là sự thống nhất hữu cơ giữa lượng và chất. tuy nhiên sự phân chia này chỉ mang tính tương đối. Vì trong mqh này nó đc gọi là chất, nhưng trong mqh khác nó lại gọi là lượng.

+ Chúng tồn tại khách quan, phổ biến, đa dạng và thống nhất với nhau. SV chỉ tồn tại được khi chỉ có đủ cả lượng và chất.

3. Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng

- Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất:

+ Bất kì SVHT nào cũng là sự thống nhất hữu cơ giữa chất và lượng. Hai mặt đó không tách rời nhau, mà tác động qua lại với nhau một cách biện chứng.

+ Trong mối quan hệ giữa chất và lượng thì chất là cái tương đối ổn định còn lượng là cái thường xuyên biến đổi.

+ Sự thay đổi về lượng tất yếu sẽ dẫn đến sự chuyển hóa về chất của SVHT. Nhưng không phải với mọi thay đổi của lượng đều ngay lập tức làm thay đổi căn bản về chất.

+ Sự thay đổi về lượng CHƯA làm thay đổi về chất  chỉ trong giới hạn nhất định. Vượt qua giới hạn đó sẽ làm cho SV không còn là nó (nghĩa là khi lượng của SV được tích lũy vượt quá điểm của khoảng giới hạn nhất định đó thì chất của SV sẽ thay đổi căn bản) chất cũ sẽ mất đi, chất mới ra đời thay thế chất cũ.

+ Khoảng giới hạn đó được gọi là Độ: là giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm sự thay đổi về chất độ

+ Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng (tăng lên hay giảm xuống) CHƯA làm thay đổi căn bản về chất của SVHT .

+ Vì vậy trong giới hạn cuả độ, SVHT vẫn còn là nó, chưa bị chuyển hóa thành SVHT khác.

+ VD: Nước dưới 0 độ C là ở thể rắn, từ 0 độ C đến 100 độ C là ở thể lỏng. Như vậy khoảng từ 0 độ C đến 100 độ C gọi là độ.

+ Quá trình thay đổi dần dần về lượng đã tạo điều kiện cho chất thay đổi. Sự thay đổi về lượng của sự vật đến 1 giới hạn nhất định sẽ làm cho chất của sự vật thay đổi.

+ Giới hạn đó chính là điểm nút. điểm nút là phạm trù triết học dùng để

chỉ điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật.

+ Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút, với những điều kiện nhất định tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới  đây chính là bước nhảy trong quá trình vận động và phát triển của SV.

+ Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sv do sự thay đổi về lượng của SV trước đó gây nên.

+ Bước nhảy là sự kết thúc của 1 gđ phát triển của SV và cũng là điểm khởi đầu của 1 gđ phát triển mới. Là sự gián đoạn trong quá trình vận động và phát triển liên tục của SV.

+ VD: độ của học viên lớp Trung cấp Lí luận chính trị hành chính là từ khi nhập học đến trước khi tốt nghiệp. Trong khoảng thời gian đo, học viên được học và thi thêm đựoc các môn học khác nhưng chất “học viên TCLLCT” chưa thay đổi. Khi học viên thi đô tốt nghiệp thì có sự thay đổi về chất diễn ra. Chất “học viên TCLLCT” thành “người có bằng TCLLCT”. Nghĩa là thời điểm tốt nghiệp của học viên gọi là điểm nút.

Một phần của tài liệu CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN TRIẾT HỌC (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w