Bài học khi nghiên cứu các quy luật:

Một phần của tài liệu CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN TRIẾT HỌC (Trang 53 - 54)

gợi ý trả lời

- Có có ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

+ quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại hay còn gọi là quy luật lượng chất. Chỉ ra cách thức của sự sự phát triển.

+ quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập hay còn gọi là quy luật mâu thuẫn. chỉ ra nguồn gốc động lực của sự phát triển

+ Quy luật PĐ của PĐ chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển.

- Trong đó:

+ Quy luật lượng chất:

• là quy luật về tác động biện chứng giữa lượng và chất, từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại.

• Chất là mặt tương đối ổn định, lượng là mặt luôn biến đổi.

• Lượng biến đổi mâu thuẫn với chất cũ, chất mới được hình thành với lượng mới, lượng mới lại tiếp tục biến đổi khi đến một giới hạn nhất định nó sẽ lại phá vỡ chất cũ đang kìm hãm nó.

• Quá trình tác động lẫn nhau giữa hai mặt chất và lượng tạo nên con đường vận động liên tục, từ biến đổi dần dần tới nhảy vọt rồi lại biến đổi dần dần để chuẩn bị cho bước nhảy tiếp theo, cứ thế làm cho SV không ngừng biến đổi và phát triển.

+ Thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập chỉ ra: mọi sự vật hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập nhau tạo thành mâu thuẫn trong bản thân đó. Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc của sự vận động và phát triển dẫn tới sự mất đi của cái cũ và sự ra đời của cái mới.

+ Quy luật phủ định của phủ định vạch ra:

• trong quá trình vận động và biến hóa của sự vật hiện tượng, cái mới phủ định cái cũ nhưng đến lượt nó, cái mới lại trở thành cái cũ và bị cái mới sau phủ định.

• sự phát triển thông qua những lần phủ định như vậy tạo ra một khuynh hướng phát triển tất yếu là đi từ thấp đến cao, một cách vô tận theo đường xoáy ốc, trong đó sau mỗi chu kỳ của sự phát triển, sau một số lần phủ định, sự vật dừng như lập lại cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn.

- Bài học khi nghiên cứu các quy luật:

+ Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn khi muốn thay đổi về chất thì phải không ngừng tích lũy về lượng.

+ đứng trên Lập trường của giai cấp tiên tiến, Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng để giải quyết mâu thuẫn, khi giải quyết mâu thuẫn xã hội chú ý đến mối quan hệ hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể.

+ trong công tác phải biết quý trọng và phát hiện cái mới, cái tiến bộ. phải tin tưởng vào tương lai phát triển của cái mới.

Một phần của tài liệu CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN TRIẾT HỌC (Trang 53 - 54)