HÌNH THÁI KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ QUÁ TRÌNH LỊCH SỬ-TỰ NHIÊN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THÁI KINH TẾ-XÃ HỘ

Một phần của tài liệu CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN TRIẾT HỌC (Trang 86 - 91)

Câu 29: Hình thái kinh tế xã hội là gì ? vai trò của các yếu tố cấu thành hình thái kinh tế xã hội? ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này đối với nước ta hiện nay?

Trả lời 1. Khái niệm, kết cấu hình thái kinh tế-xã hội a. Khái niệm hình thái kinh tế-xã hội

- Phạm trù hình thái kinh tế xã hội dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu QHSX đặc trưng cho XH đó phù hợp với một trình độ nhất định của LLSX và một KTTT tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy

- Xã hội loài người đã trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội và tương ứng với 5 phương thức sản xuất: Cộng sản nguyên thủy  chiếm hữu nô lệ  phong kiến  tư bản chủ nghĩa  cộng sản chủ nghĩa.

b. Kết cấu của hình thái kinh tế-xã hội

Gồm:

- LLSX- QHSX - QHSX - KTTT

2. Vai trò của các yếu tố cấu thành hình thái kinh tế xã hội

- Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất - kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế xã hội. Sự hình thành và phát triển của mỗi hình thái kinh tế - xã hội, xét đến cùng do LLSX quyết định.

- QHSX là quan hệ cơ bản ban đầu và quyết định tất cả những quan hệ xã hội khác, đó là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt xã hội cụ thể này với xã hội cụ thể khác. Đồng thời tiêu biểu cho một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử.

- KTTT có chức năng bảo vệ xã hội duy trì và phát triển CSHT sinh ra nó. - Ngoài những mặt cơ bản nêu trên (LLSX, QHSX, KTTT) thì hình thái

kinh tế xã hội còn có những quan hệ dân tộc, quan hệ gia đình và các quan hệ xã hội khác. Các quan hệ đó gắn bó chặt chẽ với QHSX, biến đổi cùng với sự biến đổi của các QHSX.

3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này đối với nước ta hiện nay

- Việc lựa chọn con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, phù hợp với xu hướng thời đại và điều kiện cụ thể của nước ta.

- Mô hình chủ nghĩa xã hội ở nước ta nhằm đi đến mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. - Để xây dựng hình thái kinh tế-xã hội ở nước ta Đảng Cộng sản Việt Nam

chủ trương phát triển lực lượng sản xuất bằng công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

- Xây dựng cơ sở hạ tầng bằng chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;

- Xây dựng kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa bằng việc xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động, v.v.

Câu 30: Hình thái kinh tế xã hội là gì ? Tại sao nói sự phát triển của những hình thái KT- XH là một quá trình lịch sử - tự nhiên? Giá trị khoa học của học thuyết hình thái – kinh tế xã hội?

Trả lời 1. Khái niệm, kết cấu hình thái kinh tế-xã hội a. Khái niệm hình thái kinh tế-xã hội

- Phạm trù hình thái kinh tế xã hội dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu QHSX đặc trưng cho XH đó phù hợp với một trình độ nhất định của LLSX và một KTTT tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy

- Xã hội loài người đã trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội và tương ứng với 5 phương thức sản xuất: Cộng sản nguyên thủy  chiếm hữu nô lệ  phong kiến  tư bản chủ nghĩa  cộng sản chủ nghĩa.

b. Kết cấu của hình thái kinh tế-xã hội

Gồm:

- LLSX- QHSX - QHSX - KTTT

2. Tính lịch sử tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội.

- Một là, sự vận động và phát triển của xã hội không tuân theo ý chí chủ quan của con người mà tuân theo các quy luật khách quan, đó là các quy luật của chính bản thân cấu trúc hình thái kinh tế xã hội, mà trước hết và cơ bản nhất là quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX và quy luật KTTT phù hợp với CSHT.

- Hai là, nguồn gốc của mọi sự vận động và phát triển của xã hội, của lịch sử nhân loại, của mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa … của xã hội suy đến cùng đều có nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp từ sự phát triển của LLSX của xã hội đó.

- Ba là, quá trình phát triển của các hình thái kinh tế xã hội, tức là quá trình thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế xã hội trong lịch sử nhân loại và sự phát triển của lịch sử xã hội loài người có thể do sự tác động của nhiều nhân tố chủ quan, nhưng nhân tố giữ vai trò quyết định chính là sự

tác động của quy luật khách quan. Dưới sự tác động của quy luật khách quan mà lịch sử nhân loại, xét trong tính chất toàn bộ của nó là quá trình thay thế tuần tự của các hình thái kinh tế xã hội đi từ thấp đến cao

3. Giá trị khoa học của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội

- Là cơ sở lý luận để hiểu được cấu trúc và quy luật phát triển của xã hội loài người.

- Chống lại các quan điểm duy tâm, siêu hình về xã hội.

- Hiểu sự phát triển của xã hội như là quá trình lịch sử - tự nhiên:

+ Không thể xuất phát từ ý thức, tư tưởng, ý chí chủ quan của con người để giải thích các hiện tượng trong đời sống xã hội mà phải xuất phát từ phương thức sản xuất.

+ Muốn nhận thức đúng về đời sống xã hội, phải phân tích một cách sâu sắc các mặt của đời sống xã hội và mối quan hệ lẫn nhau giữa chúng, đặc biệt phải đi sâu phân tích về quan hệ sản xuất.

+ Muốn nhận thức đúng về đời sống xã hội phải đi sâu nghiên cứu các quy luật vận động phát triển của xã hội.

Câu 31: Hình thái kinh tế xã hội là gì ? Tại sao nói sự phát triển của những hình thái KT- XH là một quá trình lịch sử - tự nhiên? Ý nghĩa của việc nghiên cứu học thuyết hình thái kinh tế - xã hội đối với nước ta hiện nay

Trả lời 1. Khái niệm, kết cấu hình thái kinh tế-xã hội a. Khái niệm hình thái kinh tế-xã hội

- Phạm trù hình thái kinh tế xã hội dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu QHSX đặc trưng cho XH đó phù hợp với một trình độ nhất định của LLSX và một KTTT tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy

- Xã hội loài người đã trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội và tương ứng với 5 phương thức sản xuất: Cộng sản nguyên thủy  chiếm hữu nô lệ  phong kiến  tư bản chủ nghĩa  cộng sản chủ nghĩa.

b. Kết cấu của hình thái kinh tế-xã hội

Gồm:

- LLSX- QHSX - QHSX - KTTT

2. Tính lịch sử tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội.

- Một là, sự vận động và phát triển của xã hội không tuân theo ý chí chủ quan của con người mà tuân theo các quy luật khách quan, đó là các quy luật của chính bản thân cấu trúc hình thái kinh tế xã hội, mà trước hết và

cơ bản nhất là quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX và quy luật KTTT phù hợp với CSHT.

- Hai là, nguồn gốc của mọi sự vận động và phát triển của xã hội, của lịch sử nhân loại, của mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa … của xã hội suy đến cùng đều có nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp từ sự phát triển của LLSX của xã hội đó.

- Ba là, quá trình phát triển của các hình thái kinh tế xã hội, tức là quá trình thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế xã hội trong lịch sử nhân loại và sự phát triển của lịch sử xã hội loài người có thể do sự tác động của nhiều nhân tố chủ quan, nhưng nhân tố giữ vai trò quyết định chính là sự tác động của quy luật khách quan. Dưới sự tác động của quy luật khách quan mà lịch sử nhân loại, xét trong tính chất toàn bộ của nó là quá trình thay thế tuần tự của các hình thái kinh tế xã hội đi từ thấp đến cao 3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu học thuyết hình thái kinh tế - xã hội đối với nước ta hiện nay

- Việc lựa chọn con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, phù hợp với xu hướng thời đại và điều kiện cụ thể của nước ta.

- Mô hình chủ nghĩa xã hội ở nước ta nhằm đi đến mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. - Để xây dựng hình thái kinh tế-xã hội ở nước ta Đảng Cộng sản Việt Nam

chủ trương phát triển lực lượng sản xuất bằng công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

- Xây dựng cơ sở hạ tầng bằng chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;

- Xây dựng kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa bằng việc xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động, v.v.

Một phần của tài liệu CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN TRIẾT HỌC (Trang 86 - 91)