không thể không có lý luận và lý luận phải lấy thực tiễn làn chân lý.
* Nguyên tắc thống nhất giữa thực tiễn và lý luận
Theo quan điểm duy vật biện chứng, nhận thức là quá trình con người phản ánh một cách biện chứng thế giới khách quan trên cơ sở thực tiễn lịch sử - xã hội. Quá trình nhận thức thực tiễn diễn ra không giản đơn, thụ động, máy móc, nhận thức không có sẵn, bất di bất dịch và là quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người một cách năng động, sáng tạo, biện chứng. Đó là quá trình đi từ không biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, từ nông đến sâu, từ không đầy đủ và không chính xác trở thành đầy đủ hơn và chính xác hơn.
2. Chân lý và vai trò của chân lý với thực tiễn* Khái niệm chân lý * Khái niệm chân lý
Chân lý (truth: sự thật) là tri thức của con người về thế giới khách quan có nội dung phù hợp với thế giới đó và đã được thực tiễn kiểm nghiệm.
* Các tính chất của chân lý: tính khách quan, tính tương đối, tính tuyệt đối và tính cụ thể.
Tính khách quan: Nội dung tri thức trong chân lý phù hợp với hiện thực khách quan,
không phải là tư tưởng thuần túy chủ quan. Chân lý khách quan là chân lý không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, loài người.
V.I. Lênin viết: “Xét theo quan điểm thứ nhất, - quan điểm của thuyết bất khả tri , hay đi xa hơn nữa, quan điểm của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, thì không thể có chân lý khách quan. Xét theo quan điểm thứ hai, tức là quan điểm của chủ nghĩa duy vật, thì chủ yếu là thừa nhận chân lý khách quan” (Tập 18, tr.147).
“Thừa nhận chân lý khách quan - đứng trên quan điểm lý luận duy vật về nhận thức, thì cũng như nhau thôi” (Tập 18, tr.152).
Chân lý khách quan là chân lý duy nhất (trong trường hợp cụ thể nhất định chỉ có một điều đúng, không thể có nhiều chân lý).
Tính cụ thể : Chân lý bao giờ cũng gắn liền với những điều kiện cụ thể nhất định. Vượt
ra ngoài những điều kiện cụ thể đó thì những tri thức vốn là chân lý có thể trở thành sai lầm.
Tính tương đối và tính tuyệt đối: là hai mặt của một chân lý cụ thể. Một chân lý cụ thể
vừa có tính tuyệt đối (vì nếu áp dụng trong điều kiện cụ thể của nó thì nó luôn luôn đúng và không bao giờ trở thành sai lầm), vừa có tính tương đối (vì nó chưa đầy đủ, chưa toàn diện, nếu ấp dụng trong điều kiện khác thì sẽ trở thành sai lầm).
Như vậy, không thể có chân lý vĩnh cữu, tức chân lý bất di bất dịch. Tư duy con người trong quá trình tiến lên vô cùng tận ngày càng tiệm cận đến chân lý tuyệt đối, chứ không bao giờ có thể đạt được một cách đầy đủ, hoàn toàn.
V.I. Lênin: “Như vậy là theo bản chất của nó, tư duy của con người có thể cung cấp và đang cung cấp cho chúng ta chân lý tuyệt đối mà chân lý này chỉ là tổng số những chân lý tương đối. Mỗi giai đoạn phát triển của khoa học lại đem thêm những hạt mới vào cái tổng số ấy của chân lý tuyệt đối, nhưng những giới hạn chân lý của mọi định lý khoa học đều là tương đối, khi thì mở rộng ra, khi thì thu hẹp lại, tùy theo sự tăng tiến của tri thức” (Tập 18, tr.158).
* Vai trò của chân lý đối với thực tiễn - Các quan điểm không đúng
+ Quan điểm của R.Descartes: Tính rõ ràng, rành mạch của tư tưởng, không gây ra bất cứ sự nghi ngờ nào (tính lôgíc).
+ Chủ nghĩa thực chứng: Chân lý là những gì được chứng thực bằng kinh nghiệm cảm tính.
+ Chủ nghĩa thực dụng: sự thành công hay hiệu quả thực tế, đem lại lợi ích thiết thực. - Quan điểm duy vật biện chứng :
Tiêu chuẩn của chân lý là hoạt động thực tiễn.
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng khác với quan điểm thực chứng và quan điểm thực dụng:
+ Quan điểm thực chứng chỉ hạn chế tiêu chuẩn chân lý trong quan sát và thực nghiệm khoa học, còn thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất của loài người, trong đó thực nghiệm khoa học chỉ là một hình thức.
+ Quan điểm thực dụng hạn chế tiêu chuẩn của chân lý ở hiệu quả thực tế của một công việc cụ thể; trái lại tiêu chuẩn thực tiễn của chủ nghĩa duy vật biện chứng là hoạt động vật chất trong phạm vi rộng lớn và trong thời gian dài.
Chương III
CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
Câu 18: Trình bày, Phân tích quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về SẢN XUẤT VẬT CHẤT và VAI TRÒ của sản xuất vật chất? Ý NGHĨA của việc nghiên cứu vấn đề này trong đời sống xã hội.
Gợi ý:
- Khái niệm sản xuất vật chất
- vai trò của sản xuất vật chất
- ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này trong đời sống xã hội:nghiên cứu vấn đề này là cơ sở để giải thích, nghiên cứu các hiện tượng khác của đời sống xã hội như: khoa học, pháp luật, Nghệ thuật, đạo đức, tôn giáo….
Trả lời 1. Khái niệm Sản xuất vật chất
- Sản xuất là một loại hình đặc trưng của con người và xã hội loài người; gồm có sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần, sản xuất ra con người. trong đó sản xuất vật chất là quan trọng nhất
- K/n Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động (tác động trực tiếp hoặc gián tiếp) vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên, tạo ra của cải xã hội nhằm thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát triển, nhu cầu phong phú và vô tận của con người.
2. Kết cấu của SXVC
- Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực của con người có khả năng được vận dụng, sử dụng trong các quá trình SXVC.
- đối tượng lao động chính là những tồn tại của giới tự nhiên mà con người tác động vào trong quá trình lao động.
- Tư liệu lao động : là những phương tiện vật chất mà con người được sử dụng trong quá trình lao động để tác động vào đối tượng lao động.
3. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất
- Tư liệu lao động (công cụ lao động và phương tiện lao động) là sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm đáp ứng yêu cầu sản xuất của con người. trong đó công cụ lao động giữ vai trò quyết định đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
- Đối tượng lao động là vật có sẵn trong tư.
4. Vai trò của sản xuất vật chất
- SXVC là nhân tố quyết định sự sinh tồn, phát triển của con người và XH loài người; là hoạt động nền tảng hình thành các mqh xã hội, là cơ sở hình thành, biến đổi và phát triển của Xh loài người
- Tạo ra các mặt của đời sống xã hội, tạo ra các quan hệ xã hội về Nhà nước, pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật.
- Làm biến đổi tự nhiên, xã hội và chính bản thân con người.
- Sự phát triển của sản xuất quyết định sự phát triển các mặt của đời sống xã hội, quyết định xã hội từ thấp đến cao.
- Sự vận động, phát triển của toàn bộ đời sống XH suy đến cùng có nguyên nhân từ nền SX XH.
- Sự phát triển của nhân loại là lịch sử thay thế và phát triển các phương thức sản xuất.
5. ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này trong đời sống xã hội:
nghiên cứu vấn đề này là cơ sở để giải thích, nghiên cứu các hiện tượng khác của đời sống xã hội như: khoa học, pháp luật, Nghệ thuật, đạo đức, tôn giáo….
Câu 19: Trình bày/ phân tích các yếu tố cấu thành của Phương thức sản xuất. Trong các yếu tố đó, yếu tố nào giữ vai trò quyết định? Vì sao?
Gợi ý:
- Khái niệm PTSX.
- Các yếu tố cấu thành PTSX: lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất - Yếu tố giữ vai trò quyết định là lực lượng sản xuất.
- Vận dụng vào thực tiễn: chỉ ra và giải thích yếu tố giữ vai trò quyết định và lực lượng sản xuất. Vì:
+ Trong PTSX: lực lượng sản xuất là nội dung, còn quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của nó.
+ Trong PTSX: thì lực lượng sản xuất là yếu tố động nhất, cách mạng nhất.
+ Cùng với sự biến đổi và phát triển của LLSX, QHSX mới hình thành, biến đổi và phát triển theo.
Trả lời 1. Khái niệm Phương thức sản xuất