tinh thần của xã hội, nảy sinh từ TTXH và phản ánh TTXH trong những giai đoạn phát triển nhất định.
- Lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội có cấu trúc hết sức phức tạp. Có thể tiếp cận kết cấu của ý thức xã hội từ những phương diện khác nhau:
+ Theo nội dung và lĩnh vực phản ánh: ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức tôn giáo, ý thức thẩm mĩ, ý thức khoa học,…
+ theo trình độ phản ánh: ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận.
+ Theo trình độ và phương thức phản ánh đối với tồn tại xã hội: tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội.
trong xã hội có giai cấp thì ý thức xã hội cũng có tính giai cấp
2. Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội
- ý thức xã hội được hình thành và phát triển trên cơ sở của tồn tại xã hội là đời sống vật chất.
- Khi TTXH (nhất phương thức sản xuất) biến đổi sớm muộn ý thức xã hội (tư tưởng, quan điểm) tất yếu cũng sẽ biến đổi theo.
- Nói cách khác:
+ Tồn tại xã hội như thế nào thì ý thức xã hội như thế ấy.
+ Khi tồn tại xã hội biến đổi thì ý thức xã hội cũng biến đổi theo.
Ví dụ:
- Điều kiện Địa Lý, tự nhiên thuận lợi (giàu tài nguyên) ý thức xã hội sẽ là trời sinh voi, trời sinh cỏ, con đàn cháu đống.
- Trong nền nông nghiệp lạc hậu trước đây cần nhiều lao động Nam, có sức khỏe thì xuất hiện việc Trọng nam khinh nữ, gia trưởng
- Khi điều kiện địa lý tự nhiên không còn thuận lợi, dân số phát triển nhanh, phương thức sản xuất tiến bộ hơn cần lao động có tay nghề thì bắt đầu suy nghĩ sinh 1 con, nam nữ định quyền
3. Ý nghĩa phương pháp luận
- ý nghĩa rút ra từ mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại của xã hội và ý thức xã hội:
+ vì tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội cho nên trong thực tiễn muốn thay đổi ý thức xã hội của một cộng đồng xã hội nhất định thì trước hết phải thay đổi tồn tại xã hội.
+ Vì ý thức xã hội có tính độc lập tương đối trong mối quan hệ với tồn tại xã hội, cho nên cần phải phát huy sức mạnh của ý thức xã hội để cải tạo tồn tại xã hội.
- Nghiên cứu Ý thức xã hội không được dừng lại ở các hiện tượng ý thức thức mà phải đi sâu vào nghiên cứu tồn tại xã hội.
- Muốn phát triển ý thức xã hội của một xã hội mới về lâu dài phải phát triển cơ sở vật chất xã hội của nó.
- Phải thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa của ý thức xã hội đối với quá trình phát triển nền văn hóa mới và con người mới.
Câu 28: Trình bày khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Những biểu hiện về tính độc lập tương đối của YTXH so với TTXH ? Ý nghĩa PPL của việc nghiên cứu vấn đề này?
Trả lời 1. Khái niệm tồn tại xã hội, ý thức xã hội
- Khái niệm tồn tại xã hội: dùng để chỉ phương diện sinh hoạt vật chất
và các điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.
- Các yếu tố cơ bản tạo thành TTXH bao gồm: + Phương thức sản xuất vật chất;
+ Điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý; + Dân số và mật độ dân cư;...
Trong đó phương thức sản xuất vật chất là yếu tố quyết định.
- Khái niệm ý thức xã hội: dùng để chỉ toàn bộ phương diện sinh hoạt
tinh thần của xã hội, nảy sinh từ TTXH và phản ánh TTXH trong những giai đoạn phát triển nhất định.
- Lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội có cấu trúc hết sức phức tạp. Có thể tiếp cận kết cấu của ý thức xã hội từ những phương diện khác nhau:
+ Theo nội dung và lĩnh vực phản ánh: ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức tôn giáo, ý thức thẩm mĩ, ý thức khoa học,…
+ theo trình độ phản ánh: ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận.
+ Theo trình độ và phương thức phản ánh đối với tồn tại xã hội: tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội.
trong xã hội có giai cấp thì ý thức xã hội cũng có tính giai cấp
2. Những biểu hiện về tính độc lập tương đối của YTXH so với TTXH
- Một là: Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội
+ Sự biến đổi của TTXH thường diễn ra rất mau chóng nên YTXH không phản ánh kịp thời và trở nên lạc hậu.
+ do thói quen, truyền thống, do tính chất bảo thủ của một số hình thái ý thức xã hội cụ thể.
+ Giai cấp thống trị mới luôn tìm cách giữ lại những tư tưởng cũ lạc hậu nhưng có lợi cho sự thống trị của nó trong xã hội.
- Hai là: Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội.
- Ba là: Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình (Từ học thuyết MÁC Lênin và kế thừa sáng tạo của HCM.)
- Bốn là: Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của chúng.
- Năm là: Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội
3. Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu vấn đề này
- Hiểu được bức tranh phức tạp của lịch sử phát triển ý thức xã hội và của đời sống tinh thần xã hội nói chung; bác bỏ quan điểm siêu hình, máy móc, tầm thường về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
- Phải thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa của ý thức xã hội đối với quá trình phát triển nền văn hoá mới và con người mới. Nói cụ thể hơn, đó chính là việc phát huy, khai thác tính đa dạng, sáng tạo của ý thức xã hội để làm cho đời sống tinh thần không bị tẻ nhạt, phát huy được tính chủ động của mỗi người.