+ Sự thay đổi về lượng của SV dẫn đến sự thay đổi về chất của nó, và ngược lại sự thay đổi về chất của SV dẫn đến sự thay đổi về lượng của nó đó được gọi Phương thức vận động và phát triển của sv trong thế giới.
+ Phát triển vừa có tính liên tục vừa có tính gián đoạn.
- Các hình thức cơ bản của bước nhảy: bước nhảy tồn tại khách quan, phổ biến, đa dạng và phong phú với nhiều hình thức khác nhau:
+ Căn cứ vào nhịp điệu bước nhảy được chia thành bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần.
• Bước nhảy đột biến: là bước nhảy được thực hiện trong 1 thời gian rất ngắn, làm thay đổi toàn bộ kết cấu cơ bản của sv.
• Bước nhảy dần dần: là bước nhảy được thực hiện từ từ từng bước bằng cách tích lũy dần dần những nhân tố của chất mới, và những nhân tố của chất cũ dần dần mất đi. VD: vượn – người.
+ Căn cứ vào quy mô, bước nhảy được chia thành bước nhảy toàn bộ và cục bộ:
• Bước nhảy toàn bộ: là bước nhảy làm thay đổi chất của toàn bộ các mặt, các yếu tố tạo thành sv. VD: Khi Cách mạng tháng Tám thành công, ta thực hiện bước nhảy trên tất cả cá mặt đời sống, kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa,…Sự quá độ thành công là bước nhảy toàn bộ.
• Bước nhảy cục bộ: là bước nhảy làm thay đổi chất của những mặt, những yếu tố riêng lẻ của sự vật. VD: cải cách ở lĩnh vực kinh tế hay GDDT,…
+ Căn cứ vào lĩnh vực: bước nhảy trong TN,XH và TD
• Bước nhảy trong tự nhiên: là bước nhảy xảy ra trong lĩnh vực tự nhiên.
• Bước nhảy trong XH: là bước nhảy xảy ra trong lĩnh vực XH có bước nhảy mang tính tiến hóa, bước nhảy mang tính chất cách mạng.
• Bước nhảy trong tư duy là bước nhảy xảy ra trong lĩnh vực nhận thức, tư tưởng của con người.
4. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật lượng chất
Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn chúng ta:
- Phải biết tích lũy về lượng để làm biến đổi về chất. Cần tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội, duy ý chí, tả khuynh, đốt cháy giai đoạn để thực hiện liên tục những bước nhảy phiêu lưu, mạo hiểm.
- Khi đã tích lũy đủ về lượng thì phải quyết tâm thực hiện, tiến hành bước nhảy, phải kịp thời chuyển những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất, chuyển những thay đổi mang tính chất tiến hóa sang những thay đổi mang tính chất CM. Cần khắc phục những tư tưởng bảo thủ, trì trệ, hữu khuynh được biểu hiện ở chỗ coi sự phát triển chỉ là sự thay đổi đơn thuần về lượng. ngại khó.
- Phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức cơ bản của bước nhảy, trên cơ sở phân tích đúng đắn những điều kiện KQ và những nhân tố chủ quan, tùy theo từng trường hợp cụ thể, từng đk cụ thể và quan hệ cụ thể.
- Phải nắm được phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành SV: để thấu hiểu SV và biết cách tác động vào PTLK giữa các yếu tố tạo thành sv để thay đổi bản thân SV.
- Muốn duy trì SV ở trạng thái nào đó phải nắm được giới hạn độ, không để lượng thay đổi vượt quá giới hạn độ. Vd: ủi đồ
Câu 14: Trình bày/phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập (Hay còn gọi là quy luật MÂU THUẪN). Ý nghĩa PPL của quy luật này hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Gợi ý: