Một số nhà triết học phương Tây hiện đại thường tập trung phê phán lý luận phản ánh của Lênin, họ cho rằng, khái niệm phản ánh đó không nói lên được tính tích cực trong hoạt

Một phần của tài liệu CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN TRIẾT HỌC (Trang 57 - 58)

của Lênin, họ cho rằng, khái niệm phản ánh đó không nói lên được tính tích cực trong hoạt động nhận thức của con người.

Thực ra, trong khi khẳng định nhận thức là một quá trình phản ánh trong đầu óc con người các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan, lý luận nhận thức mácxít không quan niệm đây là một sự tái hiện đơn giản, máy móc, nguyên xi mà là một sự phản ánh mang tính chất tích cực, sáng tạo.

V.I.Lênin đã viết, “ý thức con người không chỉ phản ánh thế giới khách quan, mà còn tạo ra thế giới khách quan” (t18)

Tính chất sáng tạo trong hoạt động phản ánh của con người được thể hiện qua nhiều khía cạnh, nhiều mức độ; không chỉ tái hiện nguyên xi mà còn tiến hành phân tích, tổng hợp để từ những nguyên liệu có sẵn trong thực tại khách quan, hình dung, tưởng tượng ra những cái chưa có, nhưng cần có cho con người; không chỉ phản ánh cái bên ngoài, những mối liên hệ đơn nhất, ngẫu nhiên mà cả cái bên trong, những mối liên hệ phổ biến mang tính quy luật. Đây là sự phản ánh riêng của con người, nó khác hẳn với hành vi phản ánh của động vật.

Trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” V.I.Lênin đã nêu lên 3 kết luận được xem là cơ sở lý luận của lý luận nhận thức duy vật biện chứng:

1. Có những sự vật tồn tại độc lập với ý thức của chúng ta, ở ngoài chúng ta.

2 . Dứt khoát là không có và không thể có bất kỳ sự khác nhau nào về nguyên tắc giữa“hiện tượng” và “vật tự nó”. Chỉ có sự khác nhau giữa cái đã được nhận thức và cái chưa “hiện tượng” và “vật tự nó”. Chỉ có sự khác nhau giữa cái đã được nhận thức và cái chưa được nhận thức.

Kết luận này chính là sự khẳng định năng lực nhận thức thế giới của con người. Với khẳng định trên đây, lý luận nhận thức mácxít khẳng định sức mạnh của con người trong việc nhận thức và cải tạo thế giới.

Nhận thức là một quá trình phản ánh hiện thực khách quan, bởi nhận thức của con người là quá trình tạo thành tri thức trong bộ óc con người về hiện thực khách quan. Nhờ có nhận thức, con người mới có ý thức về thế giới. Ý thức về cơ bản là quá trình nhận thức về thế giới. Thế giơi vật chất tồn tại khách quan bên ngoài và độc lập với ý thức của con người, tác động vào giác quan sinh ra cảm giác, từ đó đi tới hình thành ý thức.

3. Nhận thức không phải là hành động tức thời, đơn giản,, máy móc và thụ động, mà làmột quá trình biện chứng, tích cực, sáng tạo. Quá trình nhận thức diễn ra theo con đường từ một quá trình biện chứng, tích cực, sáng tạo. Quá trình nhận thức diễn ra theo con đường từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, rồi từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Đó cũng là quá trình nhận thức đi từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất kém sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn.

Vì vậy, “trong lý luận nhận thức, cũng như trong tất cả các lĩnh vực khác của khoa học, cần suy luận một cách biện chứng. Nghĩa là đừng giả định rằng, nhận thức của chúng ta là bất di, bất dịch và có sẵn rồi; mà phải phân tích sự hiểu biết sinh ra từ sự không hiểu biết như thế nào? Sự hiểu biết không đầy đủ, không chính xác như thế nào?

1. Thực tiễn, nhận thức và vai trò của thực tiễn với nhận thức

a. Thực tiễn và các hình thức cơ bản của thực tiễn* Khái niệm thực tiễn * Khái niệm thực tiễn

Một phần của tài liệu CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN TRIẾT HỌC (Trang 57 - 58)