Khái niệm: là toàn bộ các mối quan hệ kinh tế của con người với con người trong quá trình sản xuất.

Một phần của tài liệu CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN TRIẾT HỌC (Trang 69 - 72)

người trong quá trình sản xuất.

- QHSX gồm:

+ Quan hệ sở hữu TLXS

+ Quan hệ tổ chức quản lí sản xuất

+ Quan hệ phân phối

- Trong đó: trong đó quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất giữ vai trò quyết định. Bởi lẽ, ai nắm được tư liệu sản xuất trong tay người đó sẽ quyết định việc tổ chức, quản lý sản xuất cũng như phân phối sản phẩm lao động.

3. Chỉ ra và giải thích yếu tố giữ vai trò tác động là quan hệ sản xuất. Vì:

+ Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội mà lực lượng sản xuất dựa vào đó để phát triển; do đó quan hệ sản xuất tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất.

+ Sở dĩ QHSX đóng vai trò tác động mạnh mẽ trở lại đối với LLSX là vì nó quy định mục đích của sản xuất, quy định hệ thống quản lí sản xuất và quản lí xã hội, quy định phương thức phân phối sản phẩm.

4. Biểu hiện của sự tác động

Sự tác động đó diễn ra theo hai hướng:

- Thúc đẩy sự phát triển của LLSX, nếu QHSX phù hợp với trình độ LLSX. - Kìm hãm sự phát triển của LLSX, nếu QHSX không phù hợp với trình độ

LLSX. Tác dụng:

+ Kìm hãm của LLSX không chỉ trong trường hợp QHSX lạc hậu so với trình độ LLSX,

+ mà cả trong trường hợp có những yếu tố của QHSX vượt trước trình độ phát triển của LLSX.

Câu 22: trình bày/ phân tích mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX. Nêu ý nghĩa của nó đối với việc phát triển KT-XH ở VN hiện nay?

Gợi ý:

- Khái niệm PTSX.

- Các yếu tố cấu thành PTSX: lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất - Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất:

+ tính thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

+ lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất

+ sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với trình độ phát triển và tính chất của lực lượng sản xuất.

- ý nghĩa của nó đối với việc phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam hiện nay.

Trả lời 1. Khái niệm Phương thức sản xuất

- Khái niệm PTSX: Là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuấtvật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người. vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người.

- Hai phương diện của PTSX:

+ Phương diễn kĩ thuật: cách thức kĩ thuật, công nghệ để làm biến đổi đối tượng của quá trình sản xuất.  lực lượng sản xuất.

+ Phương diện kinh tế: cách thức tổ chức kinh tế của quá trình sản xuất  quan hệ sản xuất

=> hai phương diện này tác động qua lại lẫn nhau.

2. Các yếu tố cấu thành PTSX là lực lượng sản xuất + quan hệ sản xuấtSơ đồ cấu trúc của PTSX: Sơ đồ cấu trúc của PTSX:

Phương thức sản xuất:

3. Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

- Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất thể hiện:

+ lực lượng sản xuất như thế nào thì quan hệ sản xuất như thế ấy.

+ lực lượng sản xuất thay đổi kéo theo sự thay đổi của quan hệ sản xuất.

+ lực lượng sản xuất của mất đi, lực lượng sản xuất mới ra đời thì quan hệ sản xuất cũ cũng mất đi và quan hệ sản xuất mới cũng phải ra đời cho phù hợp.

- Quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất thể hiện:

+ Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thì nó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Ngược lại nó sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.

+ Sự phù hợp ấy được hiểu là quan hệ sản xuất tạo tiền đề, những điều kiện cho các yếu tố của lực lượng sản xuất kết hợp với nhau một cách hài hòa để cho sản xuất diễn ra bình thường và đưa năng suất lao động cao.

- Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất có bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập và phát sinh mâu thuẫn.

4. Giá trị phương pháp luận

- Lực lượng sản xuất ở trình độ nào thì yêu cầu 1 cách tất yếu kiểu quan hệ sản xuất phù hợp với nó, đó là yêu cầu khách quan, con người ta không thể tùy tiện lựa chọn quan hệ sản xuất theo ý muốn chủ quan.

- đây là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của quá trình sản xuất, giữa yếu tố năng động và yếu tố tương đối ổn định trong sự phát triển, do vậy đây là sự phù hợp bao hàm mâu thuẫn.

- Mâu thuẫn biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất luôn được tái tạo trong sự lặp lại có tính quy luật của quá trình sản xuất vật chất. đây là quy luật xã hội phổ biến, cơ bản của mọi hình thái kinh tế xã hội, cùng với các quy luật xã hội khác, nó quy định sự vận động phát triển của tiến trình lịch sử nhân loại.

5. Ý nghĩa của nó đối với việc phát triển kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay

- Phát triển lực lượng sản xuất: công nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng lực lượng sản xuất tiên tiến. Coi trọng yếu tố con người trong lực lượng sản xuất.

- Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đảm bảo sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, nhằm phát huy mọi tiềm năng vốn có của lực lượng sản xuất ở nước ta.

- Từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Phát huy vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước. Nâng cao sự quản lý của Nhà nước đối với các thành phần kinh tế; đảm bảo các thành phần kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Coi giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu.

ĐỌC THÊM MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA LLSX VÀ QHSX GIỮA LLSX VÀ QHSX

* Tính thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

Một phần của tài liệu CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN TRIẾT HỌC (Trang 69 - 72)