Mâu thuẫn không đối kháng: là mâu thuẫn giữa những khuynh hướng, những lực lượng XH mà lợi ích cơ bản thống nhất với nhau MT này chỉ là tạm

Một phần của tài liệu CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN TRIẾT HỌC (Trang 47 - 51)

những lực lượng XH mà lợi ích cơ bản thống nhất với nhau. MT này chỉ là tạm thời, cụ bộ, không căn bản. Giải quyết mâu thuẫn này phải bằng con đường hòa bình. (giáo dục, thuyết phục, hòa giải)

VD: Mâu thuẫn giữa giai cấp CN và ND về những lợi ích tạm thời nào đó. Tuy nhiên cần lưu ý >< giữa CN và ND nếu không được giải quyết kịp thời, thấu đáo cũng có thể dẫn tới mâu thuẫn đối kháng.

e. Căn cứ vào lĩnh vực tồn tại, mâu thuẫn được chia thành

- Mâu thuẫn trong tự nhiên: mâu thuẫn tồn tại trong tự nhiên, tác động độc lập với con người.

- Mâu thuẫn trong xã hội: mâu thuẫn tồn tại trong lĩnh vực xã hội, tác động gắn liền với lợi ích con người. Tùy theo tính chất của các quan hệ lợi ích. Người ta chia mt trong XH thành : Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.(giải thích)

- MT biện chứng trong tư duy là phản ánh mâu thuẫn trong hiện thực và là nguồn gốc phát triển của nhận thức. Cần phân biệt mt trong tư duy với mâu thuẫn logic. Sự kết hợp 2 tư tưởng trái ngược nhau lại với nhau, dẫn nhận thức sai lầm, đưa tư duy vào bế tắc.

7. Ý nghĩa phương pháp luận

- Vì mâu thuẫn có tính khách quan, tính phổ biến và là nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển, nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn chúng ta phải tôn trọng mâu thuẫn, phát hiện mâu thuẫn, phân tích đầy đủ các mặt đối lập, và nắm được bản chất, nguồn gốc, khuynh hướng của sự vận động và phát triển.

- vì mâu thuẫn có tính đa dạng và phong phú cho nên trong việc nhận thức thức và giải quyết các mâu thuẫn cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể, tức là phải phân tích cụ thể từng loại mâu thuẫn và có phương pháp giải quyết phù hợp.

- trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phải phân biệt đúng vị trí, vai trò của các loại mâu thuẫn trong từng hoàn cảnh, điều kiện nhất định; nắm được những đặc điểm của mâu thuẫn để có phương pháp giải quyết từng loại mâu thuẫn một cách đúng đắn nhất

- trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phải tôn trọng mâu thuẫn, giải quyết mâu thuẫn, không được điều hòa mâu thuẫn, phải tìm cách giải quyết mâu thuẫn, mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi điều khi chín mùi.

- phải chống lại thái độ chủ quan nóng vội, phải tích cực thúc đẩy các điều kiện khách quan để làm các điều kiện giải quyết mâu thuẫn đi đến Chín Mùi

- phải giải quyết mâu thuẫn một cách linh hoạt, phù hợp để làm cho sự vật hiện tượng phát triển không ngừng.

===hết câu 14===

Câu 15: Trình bày, Phân tích nội dung quy luật phủ định của phủ định. ý nghĩa phương pháp luận của quy luật này trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn?

Gợi ý

- Tóm tắt nội dung quy luật- định nghĩa phủ định biện chứng

- đặc trưng của phủ định biện chứng

- cái mới trong phủ định biện chứng

- bản chất của quy luật phủ định của phủ định;

- ý nghĩa phương pháp luận trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn

+ giúp ta hiểu được xu hướng ảnh của sự phát triển, là quá trình diễn ra không thẳng tắp, song phát triển là khuynh hướng chung tất yếu của sự vận động.

+ giúp ta hiểu đầy đủ hơn về cái mới. I vì vậy phải có thái độ ủng hộ cái mới, thi đấu tranh để cái mới tiến bộ sớm được khẳng định trong cuộc sống.

+ cần phải có quan điểm biện chứng trong quá trình kế thừa sự phát triển.

Đây cũng là một trong 3 quy luật của phép biện chứng duy vật. Nó nói lên

khuynh hướng của sự phát triển.

1. Khái niệm

- Phủ định

+ là sự thay thế sự tồn tại của sự vật này bằng sự tồn tại của sự vật khác trong quá trình vận động và phát triển.

+ thế giới vận động và phát triển không ngừng, vô cùng, vô tận. SVHT sinh ra, tồn tại, phát triển rồi mất đi được thay thế bằng SVHT khác; thay thế hình thái tồn tại này bằng hình thái tồn tại khác của cùng một sự vật trong quá trình vận động và phát triển của nó. Sự thay thế đó gọi là sự phủ định.

- Để biết về phủ định biện chứng trước hết cần hiểu phủ định siêu hình là gì?

+ Phủ định siêu hình: phủ định sạch trơn, sự phủ định không tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp theo, sự phủ định chấm dứt sự phát triển, không tạo cho cái mới ra đời.

+ Phủ định biện chứng: là phạm trù triết học dùng để chỉ sự phủ định tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triển tiếp theo của sự vật. Sự phủ định tạo tiền đề cho cái mới ra đời khi thay thế cái cũ, luôn luôn phủ định ở ngay trong bản thân sự vật.

2. Phủ định biện chứng có 2 đặc trưng cơ bản: tính khách quan và tính kếthừa thừa

- Phủ định biện chứng có tính khách quan

+ vì nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong chính bản thân sự vật hiện tượng, nó là kết quả của quá trình đấu tranh giải quyết mâu thuẫn tất yếu bên trong bản thân sự vật. Tạo khả năng ra đời của cái mới thay thế cái cũ, nhờ đó tạo nên xu hướng phát triển của chính bản thân sự vật.

+ phủ định biện chứng là sự tự thân phủ định, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, ngay cả hình thức, cách thức của sự vật ít cũng không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.

- phủ định biện chứng có tính kế thừa :

+ là kế thừa những nhân tố hợp quy luật và loại bỏ bỏ những nhân tố trái quy luật. phủ định biện chứng không phải là phủ định sạch trơn cái cũ mà trái lại cái mới ra đời trên cơ sở những hạt nhân hợp lý của cái cũ để phát triển thành cái mới, tạo nên tính liên tục của sự phát triển. đó là sự phủ định mà trong đó Cái mới hình thành thành và phát triển tự thân, thông qua quá trình lọc bỏ những mặt tiêu cực lỗi thời giữ lại những nhân tố tích cực

+ phủ định biện chứng xảy ra trên cơ sở ở gạt bỏ những mặt tiêu cực lỗi thời của cái cũ. Đồng thời chọn lọc cải tạo những mặt tích cực tiến bộ của cái cũ để để tạo thành cái mới phù hợp với hiện thực mới. Vậy phủ định biện chứng không chỉ là phủ định mà đồng thời nó cũng là khẳng định.

3. Khái niệm PĐ của PĐ

- Khái niệm phủ định của phủ địnhkhái niệm nói lên rằng sự vận động và phát triển của sự vật thông qua hai lần phủ định biện chứng dường như quay trở lại điểm xuất phát ban đầu nhưng cao hơn.

- Vậy phủ định của phủ định là sự xác lập lại, khẳng định lại cái cũ, cái đã bị phủ định nhưng ở một trình độ cao hơn; là điểm kết thúc của chu kỳ cũ, đồng thời cũng là điểm khởi đầu của chu kì mới trong quá trình phát triển liên tục của sự vật.

- phủ định biện chứng quá trình vô tận, tạo nên tạo nên khuynh hướng phát triển từ trình độ thấp đến trình độ cao, diễn ra có tính chất chu kì theo hình xoáy ốc.

4. nội dung của quy luật

- thứ nhất phát triển là một quá trình phủ định liên tục từ thấp đến cao - thứ hai sự phát triển thông qua quá trình phủ định mang tính chu kỳ

- thứ ba tổng hợp toàn bộ các chu kỳ của sự phát triển tạo nên hình thái có mô hình “xoáy ốc”

vd:

……… ……… ……

5. Ý nghĩa phương pháp luận

- Giúp ta hiểu được khuynh hướng của sự phát triển: tiến lên theo đường trôn ốc, cái mới ra đời trên cơ sở cái cũ, kế thừa tất cả những yếu tố tích cực của cái cũ. Chống lại thái độ phủ định sạch trơn cái cũ.

- Khắc phục cách nhìn đơn giản về sự phát triển: phát triển theo đường thẳng, đường tròn khép kín.

- Trong công tác chúng ta phải biết quý trọng và phát hiện cái mới, phải tin vào tương lai phát triển của cái mới, mặc dù lúc đầu nó có thể là cái cá biệt, nhưng dần dần cái cá biệt khi được bồi dưỡng, phát huy nó sẽ trở thành cái phổ biến, hoàn thiện

ĐỌC THÊM

Đây cũng là một trong 3 quy luật của phép biện chứng duy vật. Nó nói lên khuynh hướng của sự phát triển.

Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng * Khái niệm

Một phần của tài liệu CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN TRIẾT HỌC (Trang 47 - 51)