Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia

Một phần của tài liệu CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN TRIẾT HỌC (Trang 44 - 46)

rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề.

- Các mặt đối lập tồn tại không tách rời nhau. Nhờ những yếu tố giống nhau mà chúng “đồng nhất” trong SV. Do có sự đồng nhất của các mặt đối lập mà trong sự triển khai của mâu thuẫn đến 1 lúc nào đó các mặt đối lập có thể chuyển hóa lẫn nhau.

VD: Con người có hai quá trình: đồng hóa (hấp thu) và dị hóa (đào thải). Nếu không có đồng hóa thì không có dị hóa.

. Trong con người luôn có hai mặt: thiện và ác. Nếu thiện nhiều thì ác ít và ngược lại. Niết Bàn không phải là địa danh mà chỉ là trạng thái con người. Lòng thanh thản như bầu trời trong xanh, lòng nặng trĩu như bầu trời u ám.

- Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập.

- Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập hết sức phong phú, đa dang; bởi vì nó phụ thuộc vào tính chất, mqh giữa các mặt đối lập, phụ thuộc điều kiện cụ thể của bản thân SV.

- Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập có thể chia làm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có đặc điểm riêng của nó.

VD: Quá trình đồng hóa và dị hóa diễn ra trong mỗi con người. Nhưng ở từng giai đoạn: trẻ em, trưởng thành, cao tuổi nó lại diễn ra khác nhau.

- Khi mâu thuẫn được giải quyết thì sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời lại bao hàm mâu thuẫn mới. Nếu mâu thuẫn không được giải quyết thì không có sự phát triển.

VD: Xã hội loài người trải qua các hình thái 5XH: Cộng sản nguyên thủy -> chiếm hữu nô lệ -> XHPK -> TBCN -> XHCN.

Ở XH CHNL có sự mâu thuẫn giữa chủ nô và nô lệ. Mâu thuẫn này được giải quyết bằng cuộc cách mạng nô lệ.

Ở XHPK: mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân nhưng nông dân không chống lại địa chủ -> giai cấp mới xuất hiện.

Ở XH TBCN có sự mâu thuẫn giữa gc tư sản và giai cấp vô sản. Mâu thuẫn đó được giải quyết bằng cuộc cách mạng vô sản.

5. Mâu thuẫn biện chứng là nguồn gốc của sự vận động và phát triển

- Trong mâu thuẫn biện chứng, sự thống nhất mang tính tương đối, nó gắn liền với sự đứng im, ổn định tạm thời của SV.

- Còn sự đấu tranh mang tính tuyệt đối, nó gắn liền với sự vận động và phát triển của SV.  đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối vì nó diễn ra thường xuyên, liên tục trong tất cả quá trình vận động và phát triển của sự vật; ngay trong sự thống nhất giữa các mặt đối lập cũng còn chứa những yếu tố phá vỡ sự thống nhất đó.

- Chính sự đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho các mặt đối lập thay đổi, đưa đến sự phát triển của mâu thuẫn.

- Mâu thuẫn biện chứng trải qua 3 giai đoạn: hình thành, tồn tại và giải quyết.

+ Mâu thuẫn biện chứng hình thành khi xuất hiện sự khác nhau ngày càng căn bản, theo khuynh hướng trái ngược nhau dẫn đến sự đối lập nhau.

+ Mâu thuẫn biện chứng hiện hữu khi các mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau.

+ Mâu thuẫn biện chứng được giải quyết khi 2 mặt đối lập xung đột gay gắt và hội đủ điều kiện để chuyển hóa lẫn nhau. Nhờ đó mà Thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới. Sự vật cũ mất đi, sv mới ra đời thay thế sự vật cũ.

MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG LÀ NGUỒN GỐC CỦA SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN

6. Phân loại mâu thuẫn

Có 5 căn cứ: quan hệ; ý nghĩa; vai trò; tính chất và lĩnh vực

Một phần của tài liệu CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN TRIẾT HỌC (Trang 44 - 46)