QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ VỀ CON NGƯỜI VÀ VAI TRÒ SÁNG TẠO LỊCH SỬ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN

Một phần của tài liệu CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN TRIẾT HỌC (Trang 96 - 97)

TRÒ SÁNG TẠO LỊCH SỬ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN

Câu 33: Trình bày quan điểm của triết học Mác – lênin về con người và bản chất của con người. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này đối với nước ta hiện nay?

Trả lời 1. Khái niệm con người

Con người là một sinh vật có tính xã hội ở một trình độ cao nhất của giới tự nhiên và của lịch sử xã hội, là chủ thể của lịch sử, sáng tạo nên tất cả các thành tựu của văn minh và văn hóa.

2. Bản chất của con người

- Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội:

+ mặt sinh vật bao gồm cơ thể cùng những nhu cầu cơ thể và những quy luật sinh học chi phối đời sống của cơ thể con người.

+ Mặt xã hội bao gồm “tổng hòa những quan hệ xã hội” những hoạt động xã hội, đời sống tinh thần của con người.

- Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người.

+ Những con người hiện thực đang hoạt động, lao động sản xuất và làm ra lịch sử của chính mình, làm cho họ trở thành những con người như đang tồn tại.

+ Con người khác với con vật, không thụ động để lịch sử làm mình thay đổi, mà con người còn là chủ thể của lịch sử.

- Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử

+ con người là chủ thể của lịch sử bởi lao động và sáng tạo là thuộc tính xã hội tối cao của con người.

+ Hoạt động lịch sử đầu tiên khiến con người tách khỏi con vật, có ý nghĩa sáng tạo chân chính là hoạt động chế tạo công cụ lao động,

hoạt động lao động sản xuất.

+ Lịch sử sản xuất ra con người như thế nào thì tương ứng, con người cũng sáng tạo ra lịch sử như thế ấy.

- Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội

+ Trong sinh hoạt xã hội, khi hoạt động ở những điều kiện lịch sử nhất định con người có quan hệ với nhau để tồn tại và phát triển.

+ Các quan hệ xã hội tạo nên bản chất của con người; mỗi quan hệ xã hội có vị trí, vai trò khác nhau, có tác động qua lại, không tách rời nhau.

+ Các quan hệ xã hội thay đổi thì ít hoặc nhiều, sớm hoặc muộn, bản chất con người cũng sẽ thay đổi theo.

3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này đối với nước ta hiện nay?

- Là nền tảng lý luận cho việc chăm lo cho con người và phát huy vai trò của con người trong cách mạng và trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay:

- Mục tiêu giải phóng nhân dân lao động gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc.

- Xem con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng. - Phát triển con người toàn diện cả đức và tài trong đó Đức làm gốc. - Chăm lo phát triển giáo dục đào tạo

Một phần của tài liệu CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN TRIẾT HỌC (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w