Vai trò tác động trở lại của KTTT đối với CSHT

Một phần của tài liệu CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN TRIẾT HỌC (Trang 80 - 84)

- Khái niệm: Cơ sở hạ tầng là tổng hợp những quan hệ sản xuất hợp

3.Vai trò tác động trở lại của KTTT đối với CSHT

- Chức năng xã hội của kiến trúc thượng tầng là bảo vệ, duy trì, củng cố và phát triển Cơ sở hạ tầng sinh ra nó, chống lại mọi nguy cơ làm suy yếu hoặc phá hoại chế độ kinh tế đó.

- Tất cả các yếu tố cấu thành kiến trúc thượng tầng đều có tác động đến cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, mỗi yếu tố khác nhau có vai trò khác nhau, có cách thức tác động khác nhau.

+ Trong xã hội có giai cấp, thì nhà nước là yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất đối với cơ sở hạ tầng. vì đó là bộ máy bạo lực, tập trung quyền lực của giai cấp thống trị và kinh tế.

+ các yếu tố khác của kiến trúc thượng tầng như triết học, đạo đức, nghệ thuật cũng đều tác động đến cơ sở hạ tầng bằng những cách khác nhau. Thường những tác động đó phải thông qua nhà nước, pháp quyền thì mới phát huy được hiệu lực đối với cơ sở hạ tầng, cũng như đối với toàn xã hội.

- Trong bản thân kiến trúc thượng tầng cũng diễn ra quá trình biến đổi, phát triển có tính chất tương đối. Quá trình đó càng phù hợp với cơ sở hạ tầng thì sự tác động của nó đối với cơ sở hạ tầng càng hiệu quả.

Sự tác động của KTTT đối với CSHT diễn ra theo hai xu hướng:

- Tích cực: Nếu KTTT phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan thì nó là động lực mạnh mẽ thú đẩy kinh tế phát triển.

- Tiêu cực: Còn ngược lại nếu KTTT không phù hợp với CSHT thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của kinh tế, kiềm hãm sự phát triển của xã hội. Nhưng sự kìm hãm đó chỉ là tạm thời, sớm hay muộn, bằng cách này hay cách khác, kiến

trúc thượng tầng cũ sẽ được thay thế bằng kiến thức thượng tầng mới phù hợp với yêu cầu của cơ sở hạ tầng.

4.

Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này đối với nước ta hiện nay

- Là cơ sở khoa học cho việc nhận thức một cách đúng đắn mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị: kinh tế và chính trị tác động biện chứng, trong đó kinh tế quyết định chính trị, chính trị tác động trở lại to lớn, mạnh mẽ đối với kinh tế.

- Vận dụng vào quá trình đổi mới ở Việt Nam: Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương đổi mới toàn diện cả về kinh tế và chính trị, trong đó đổi mới kinh tế là trung tâm, đồng thời đổi mới chính trị từng bước thận trọng vững chắc bằng những hình thức, bước đi thích hợp; giải quyết tốt mối quan hệ giữa đổi mới- ổn định phát triển, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.  Hết

Câu 26: Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT. Rút ra ý nghĩa PPL khi nghiên cứu vấn đề này ?

Trả lời 1. Khái niệm, kết cấu cơ sở hạ tầng

- Khái niệm: Cơ sở hạ tầng là tổng hợp những quan hệ sản xuất hợp

thành cơ cấu kinh tế của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Gồm có: kinh tế nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể.

- Kết cấu của cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng bao gồm nhiều kiểu quan hệ sản xuất:

+ Quan hệ sản xuất thống trị

+ Quan hệ sản xuất tàn dư

+ Quan hệ sản xuất mầm mống

 Trong đó quan hệ sản xuất thống trị giữ vai trò quyết định.

 CSHT của xã hội VN trong thời kì quá độ là một cơ cấu kinh tế thống nhất của nhiều thành phần, được xác lập trên cơ sở chế độ đa loại hình QHSX (trên 3 mặt: sở hữu, tổ chức –quản lí và phân phối) Sở hữu công hữu là nền tảng. (thêm) - Cần phân biệt Cơ sở hạ tầng: là tổng hợp những quan hệ sản xuất hợp

thành cơ cấu kinh tế VỚI Kết cấu hạ tầng: các yếu tố vật chất phục vụ cho kình tế : cầu, đường, bãi, điện lực, viễn thông,…

2. Khái niệm Kiến trúc thượng tầng

- Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng về XHnhư: chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật v.v… cùng như: chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật v.v… cùng với các thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội … được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.

3.

Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội

a.

Vai trò quyết định của CSHT đối với KTTT :

Được thể hiện trên nhiều phương diện:

- Tương ứng với một cơ sở hạ tầng sẽ sản sinh ra một kiến trúc thượng tầng phù hợp, có tác dụng bảo vệ cơ sở hạ tầng đó.

- Những biến đổi trong cơ sở hạ tầng tạo ra nhu cầu khách quan phải có sự biến đổi tương ứng trong kiến trúc thượng tầng.

- Tính chất mâu thuẫn trong cơ sở hạ tầng được phản ánh thành mâu thuẫn trong hệ thống kiến thức thượng tầng.

- Sự đấu tranh trong lĩnh vực ý thức xã hội và những xung đột lợi ích chính trị xã hội có nguyên nhân sâu xa từ mâu thuẫn và cuộc đấu tranh giành lợi ích trong cơ sở kinh tế của xã hội.

- Giai cấp nắm giữ quyền sở hữu TLSX của xã hội cũng đồng thời là giai cấp nắm được quyền lực nhà nước trong kiến trúc thượng tầng, còn các giai cấp và tầng lớp xã hội khác ở vào địa vị phụ thuộc đối với quyền lực nhà nước.

- Các chính sách và pháp luật của nhà nước, suy cho cùng chỉ là phản ánh nhu cầu thống trị về kinh tế của các giai cấp nắm giữ quyền sở hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội.

=> Như vậy cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, còn kiến trúc thượng tầng là sự phản ánh đối với cơ sở hạ tầng và phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng.

- Sự thay đổi khi cơ sở hạ tầng dẫn đến sự thay đổi kiến trúc thượng tầng diễn ra phức tạp.

- Có những yếu tố của kiến trúc thượng tầng thay đổi nhanh chóng như chính trị, pháp quyền nhưng vẫn có những yếu tố thay đổi chậm như tôn giáo, nghệ thuật. Trong xã hội có giai cấp, sự thay đổi đó thông qua đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội.

b. Vai trò tác động trở lại của KTTT đối với CSHT

- Chức năng xã hội của kiến trúc thượng tầng là bảo vệ, duy trì, củng cố và phát triển Cơ sở hạ tầng sinh ra nó, chống lại mọi nguy cơ làm suy yếu hoặc phá hoại chế độ kinh tế đó.

- Tất cả các yếu tố cấu thành kiến trúc thượng tầng đều có tác động đến cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, mỗi yếu tố khác nhau có vai trò khác nhau, có cách thức tác động khác nhau.

+ Trong xã hội có giai cấp, thì nhà nước là yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất đối với cơ sở hạ tầng. vì đó là bộ máy bạo lực, tập trung quyền lực của giai cấp thống trị và kinh tế.

+ các yếu tố khác của kiến trúc thượng tầng như triết học, đạo đức, nghệ thuật cũng đều tác động đến cơ sở hạ tầng bằng những cách khác nhau. Thường những tác động đó phải thông qua nhà nước, pháp quyền thì mới phát huy được hiệu lực đối với cơ sở hạ tầng, cũng như đối với toàn xã hội.

- Trong bản thân kiến trúc thượng tầng cũng diễn ra quá trình biến đổi, phát triển có tính chất tương đối. Quá trình đó càng phù hợp với cơ sở hạ tầng thì sự tác động của nó đối với cơ sở hạ tầng càng hiệu quả.

Sự tác động của KTTT đối với CSHT diễn ra theo hai xu hướng:

- Tích cực: Nếu KTTT phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan thì nó là động lực mạnh mẽ thú đẩy kinh tế phát triển.

- Tiêu cực: Còn ngược lại nếu KTTT không phù hợp với CSHT thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của kinh tế, kiềm hãm sự phát triển của xã hội. Nhưng sự kìm hãm đó chỉ là tạm thời, sớm hay muộn, bằng cách này hay cách khác, kiến trúc thượng tầng cũ sẽ được thay thế bằng kiến thức thượng tầng mới phù hợp với yêu cầu của cơ sở hạ tầng.

4. Ý nghĩa Phương pháp luận khi nghiên cứu vấn đề này

- Là cơ sở khoa học cho việc nhận thức một cách đúng đắn mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị: kinh tế và chính trị tác động biện chứng, trong đó kinh tế quyết định chính trị, chính trị tác động trở lại to lớn, mạnh mẽ đối với kinh tế.

- Cần nhận thức rõ, thực chất của vai trò kiến trúc thượng tầng là vai trò hoạt động tự giác tích cực của các giai cấp, Đảng phái vì lợi ích kinh tế sống còn của mình. Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng trước hết chủ yếu thông qua đường lối, chính sách của Đảng nhà nước

- Trong nhận thức và thực tiễn nếu tách rời hoặc tuyệt đối hóa một yếu tố nào giữa kinh tế và chính trị đều là sai lầm.

5.

Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này đối với nước ta hiện nay

- Là cơ sở khoa học cho việc nhận thức một cách đúng đắn mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị: kinh tế và chính trị tác động biện chứng, trong đó kinh tế quyết định chính trị, chính trị tác động trở lại to lớn, mạnh mẽ đối với kinh tế.

- Vận dụng vào quá trình đổi mới ở Việt Nam: Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương đổi mới toàn diện cả về kinh tế và chính trị, trong đó đổi mới kinh tế là trung tâm, đồng thời đổi mới chính trị từng bước thận trọng vững chắc bằng những hình thức, bước đi thích hợp; giải quyết tốt mối quan hệ giữa đổi mới- ổn định phát triển, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN TRIẾT HỌC (Trang 80 - 84)