LÝ LUẬN NHẬN THỨC DUY VẬT BIỆN CHỨNG

Một phần của tài liệu CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN TRIẾT HỌC (Trang 54 - 57)

Câu 17: Trình bày phân tích quan điểm của triết học Mác Lênin về thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. ý nghĩa phương pháp luận trong việc nghiên cứu vấn đề này trong đời sống xã hội?

- khái niệm thực tiễn

- các hình thức cơ bản của thực tiễn

- vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

- ý nghĩa phương pháp luận

Trả lời 1. Khái niệm thực tiễn

Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất - cảm tính, có tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ nhân loại tiến bộ.

2. Thực tiễn có những đặc trưng

- Thực tiễn là những hoạt động vật chất của con người cảm giác được. - Thực tiễn là hoạt động chỉ diễn ra trong xã hội, với sự tham gia của đông đảo người trong xã hội.

- Thực tiễn là hoạt động có tính mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội, phục vụ con người.

3. Các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn.

- hoạt động chính trị - xã hội

- hoạt động sản xuất vật chất

- hoạt động thực nghiệm khoa học.

4. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

- thực tiễn là cơ sở của nhận thức: thực tiễn là điểm xuất phát trực tiếp của nhận thức.

- thực tiễn là động lực của nhận thức: thực tiễn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức và khuynh hướng vận động, phát triển của nhận thức.

- Thực tiễn là mục đích của nhận thức: kết quả của nhận thức phải quay về phục vụ thực tiễn.

- Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí; kiểm tra tính chân lí của quá trình nhận thức chân lí: thực tiễn là thước đo giá trị của những tri thức đã đạt được trong nhận thức, đồng thời thực tiễn không ngừng bổ sung, điều chỉnh, sữa chữa, phát triển và hoàn thiện nhận thức.

5. Ý nghĩa ppl của việc nghiên cứu vấn đề này trong đời sống xã hội

- Từ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn quán triệt quan điểm thực tiễn, nhận thức phải xuất từ thực tiễn. Quan điểm này yêu cầu.

- Việc nhận thức phải dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn và phải coi trọng công tác tổng kết thực tiễn.

- việc nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học và đi đôi với hành, xa rời thực tiễn dẫn đến sai lầm của bệnh chủ quan, duy ý chí, giáo điều, máy móc

- ngược lại nếu tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng, bệnh kinh nghiệm.

ĐỌC THÊM

Lý luận nhận thức hay còn gọi là nhận thức luận được hình ngay từ khi triết học mới ra đời. Nó nghiên cứu bản chất của nhận thức, những tính quy luật, những hình thức, những giai đoạn, trình độ của nhận thức cũng như con đường đi đến chân lý v.v.... Tất cả các trào lưu triết

học đều xuất phát từ lập trường thế giới quan của mình để đưa ra những hệ thống quan điểm nhất định về vấn đề nhận thức.

Xuất phát từ cách giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học, K.Marx đã xem xét hoạt động nhận thức trên cơ sở hoạt động thực tiễn, nên đã đưa ra được những quan điểm đúng đắn về hàng loạt vấn đề phức tạp, nan giải của nhận thức, hình thành nên lý luận nhận thức thật sự khoa học, một bộ phận quan trọng và không thể thiếu được của triết học mácxít.

Bản chất của nhận thức

Nhận thức là gì? Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? Đây là một vấn đề rộng lớn của mọi triết học. Các quan điểm khác nhau có những cấu trả lời khác nhau đối với vấn đề trên.

Một phần của tài liệu CÁC CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN TRIẾT HỌC (Trang 54 - 57)