Công nhân Công ty may ngồi làm việc tại KCN Yên Phong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực làm việc của người lao động tại các khu công nghiệp huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 83 - 111)

Nguồn: Bacninh.gov.vn Lao động đang làm việc tại các KCN của huyện Yên Phong thì 70% là lao động nhập cƣ từ các tỉnh khác. Đánh giá về nguồn lao động nhập cƣ này, có thể chia thành 2 nhóm:

-Lao động đã đƣợc đào tạo có tay nghề thì ý thức kỷ luật tốt, đây là lực lƣợng lao động tích cực, là nguồn bổ sung cho các doanh nghiệp trong KCN Yên Phong đang trong tình trạng thiếu. Nguyên nhân là do lực lƣợng lao động này tìm đƣợc công việc thích hợp với thu nhập mong muốn, phù hợp với bản thân dễ dàng hơn tại địa phƣơng nơi họ cƣ trú.

-Lao động phổ thông: không có ngành nghề, họ chỉ xin đƣợc những công việc giản đơn nên thiếu ý thức về kỷ luật lao động và rèn luyện tay nghề, phấn đấu trong công việc.

Ý thức chấp hành kỷ luật lao động kém nên trong thực tế đã xảy ra không ít các vụ tranh chấp lao động, xô xát, hành hung giữa ngƣời lao động với nhau.

Họ luôn xem bản thân là những ngƣời đi làm thuê cho các ông chủ, do đó thiệt hại của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất ngoài nguyên nhân khách quan thì chủ yếu là do ngƣời lao động xem việc đó không ảnh hƣởng đến lợi ích riêng của bản thân. Điều này dẫn đến đôi lúc họ không có ý thức bảo vệ các công cụ dụng cụ làm việc, tìm mọi cách để tiết kiệm hao phí lao động nhằm nâng cao năng suất lao động mà chủ yếu làm dập khuôn theo những gì đã có sẵn. Chƣa kể đến việc bớt xén thời gian lao động dù bị kiểm tra gắt gao nhƣ lúc đi vệ sinh cá nhân… Tất cả những hành vi đó xuất phát từ một bộ phận lao động phổ thông làm cho sự tin tƣởng và gắn kết giữa ngƣời lãnh đạo và lao động chƣa dựa trên những chuẩn mực nhất định mà tiềm ẩn những mối ngờ vực lẫn nhau. Kết quả là có xảy ra những vụ ẩu đả, đình công, bãi công do mâu thuẫn giữa ông chủ và thợ tại các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong thời gian vừa qua.

Tuy nhiên hầu hết các cuộc đình công của công nhân đều mang tính tự phát, không có tổ chức, phân tán manh mún. Điều này dễ làm cho chủ lao động dựa vào đó để sa thải hoặc cho thôi việc khi kết thúc hợp đồng làm việc.

Bảng 4.15. Số vụ đình công chia theo loại hình doanh nghiệp tại các KCN huyện Yên Phong

Tổng số 2015 2016 2017

Trong đó: 7 7 5

Doanh nghiệp Việt Nam 0 0 0

Doanh nghiệp FDI 5 6 5

Doanh nghiệp tƣ nhân 2 1 0

Nguồn: Liên đoàn Lao động huyện Yên Phong Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động huyện Yên Phong, đến nay chƣa có cuộc đình công nào đƣợc coi là hợp pháp và cũng chƣa có cuộc đình công nào đƣợc đƣa ra tòa án giải quyết. Khi xảy ra đình công thì chủ yếu là do chính quyền, các ngành chức năng, công đoàn và công an can thiệp.

Qua thống kê trên ta thấy số vụ đình công trong doanh nghiệp FDI là lớn nhất và có xu hƣớng tang lên. Vì vậy cần phải có giải pháp phù hợp để giải quyết mối quan hệ chủ hộ-thợ ở các doanh nghiệp trong KCN.

Thứ nhất, ngƣời lao động thiếu trình độ chuyên môn. Lao động làm việc tại các khu công nghiệp huyện Yên Phong chủ yếu chƣa qua đào tạo đƣợc doanh nghiệp tuyển dụng cách ồ ạt, đào tạo sơ qua.

Thứ hai, nhận thức của ngƣời lao động còn thấp nên ý thức chấp hành kỷ

luật trong lao động chƣa cao.

“Người lao động có cái tài có thể lách luật, dùng mánh khóe để giảm làm việc,

cống hiến nhưng vẫn muốn được hưởng lương cao. Chính cách làm này khiến năng suất lao động không tăng lên bởi mánh khỏe chỉ là tiểu xảo, không nâng cao tri thức cho con người.”, Nguyễn Văn Phú-Quản lý Công ty TNHH Samsung cho biết.

Thứ ba, tinh thần phấn đấu của ngƣời lao động thấp, ngƣời lao động dễ thỏa mãn bằng lòng với công việc đạt đƣợc. Ý thức làm việc của ngƣời lao động tại KCN thấp, chỉ làm cho xong việc của mình mà không có ý thức cống hiến để giúp cho cả tập thể vƣơn lên.

“Có thể nói người lao động trong nhiều Công ty tại KCN của huyện Yên Phong

thường thỏa mãn với những gì họ làm được mà không có sự phấn đấu đến mục tiêu cao hơn. ý thức tập thể của lao động thấp. Người lao động ý thức làm việc của họ và chỉ là làm tròn vai trò của mình mà họ không có tinh thần làm việc theo nhóm, làm việc vì cái chung mà sẵn sàng làm việc hơn sức của họ. Họ không biết chia sẻ thông tin hỗ trợ nhau trong công việc”, Nguyễn Văn Giang-Quản lý phân xƣởng sản xuất kiêm Chủ tịch

Công đoàn Công ty TNHH Mobase Việt Nam đặt tại KCN Yên Phong chia sẻ.

Trong vấn đề ý thức lao động thấy rõ doanh nghiệp nhà nƣớc sẽ thấp hơn khu vực tƣ nhân.

-Tác phong công nghiệp:

Với các nƣớc phát triển tuân thủ giờ giấc theo đúng định luật là một trong những nguyên tắc cơ bản, tiên quyết để đƣa doanh nghiệp đi đến thành công. Xét ở phƣơng diện cá nhân thì đó là yếu tố đầu tiên để nhà tuyển dụng lựa chọn.

Khái niệm tác phong công nghiệp dƣờng nhƣ vẫn còn xa lạ đối với ngƣời Việt Nam. Sự chậm chạp lề mề trong công việc vốn đã trở thành vết hằn sâu trong máu thịt của từng ngƣời. Chính vì thế ở mọi lứa tuổi, mọi cấp bậc, địa vị trong xã hội lúc này hay lúc khác, sự trễ nải, lỡ hẹn là điều không tránh khỏi.

Đối với lao động trong các KCN Yên Phong cũng vậy. Vốn xuất thân từ nông thôn, đã quen với nếp làm việc tự do, một số lƣợng lao động trẻ khác phần

lớn trình độ học vấn, tay nghề thấp, chƣa từng làm việc trong môi trƣờng công nghiệp, khi bƣớc chân vào các nhà máy, xí nghiệp, không quen làm việc dƣới sự quản lý, lại bị ràng buộc buộc bởi nhiều nội quy, quy chế, giờ giấc… nên rất dễ nản chí, tự ý bỏ việc. Ngoài ra, nhiều đơn vị hiện nay đang thực hiện quy định công nhân ăn lƣơng theo sản phẩm, chƣa đề ra nội quy, quy chế mang tính kỷ luật, ràng buộc cao, trong khi đó, có nhiều lao động lại mang tâm lý đi làm chỉ là công việc phụ, tranh thủ thời gian nhàn rỗi để kiếm thêm thu nhập… dẫn đến tình trạng thiếu tác phong công nghiệp trong đội ngũ lao động phổ thông nhƣ hiện nay.

Chị Trần Thị Loan, một công nhân làm việc tại một công ty Intop- KCN Yên Phong cho biết: “Nhà có tới gần mẫu ruộng, đến mùa vụ là phải nghỉ ở nhà

cả tuần để phụ chồng xuống giống, thu hoạch. Đi làm ở công ty chủ yếu là tranh thủ thời gian nông nhàn kiếm thêm tiền học cho con. Nhiều lúc việc gia đình bận rộn quá, phải nghỉ đến vài tháng, sau đó lại xin đi làm tiếp. Nếu công ty không nhận lại thì đi xin làm ở công ty khác, tìm việc lao động phổ thông như chúng em hiện cũng không khó lắm!”.

Do hầu hết các doanh nghiệp trong các KCN tại Yên Phong thực hiện quản lý giờ giấc bằng cách chấm công bằng vân tay, thẻ từ … nên giờ giấc làm việc tƣơng đối chặt chẽ. Tuy nhiên ngƣời lao động lại hạn chế tác phong công nghiệp ở trong quá trình và thao tác thực hiện công việc đƣợc giao.

Tác phong công nghiệp không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với chính ngƣời lao động. Khi có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, làm việc nghiêm túc, chịu khó học hỏi, rèn luyện tay nghề… ngƣời lao động sẽ nâng cao năng suất, tạo uy tín và nâng cao thu nhập cho mình.

Tuy nhiên, để giúp ngƣời lao động nhận thức đƣợc điều này, chính các doanh nghiệp cần thực hiện nhiều biện pháp xây dựng cho họ tinh thần, tác phong công nghiệp. Điều này phải đƣợc thực hiện ngay từ khâu tuyển dụng lao động. Ngoài thông tin cần thiết nhƣ: yêu cầu công việc, mức lƣơng…, doanh nghiệp cần thông tin rõ ràng cho ngƣời lao động những nội quy, quy chế, hình thức xử phạt khi ngƣời lao động vi phạm kỷ luật, hợp đồng lao động. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp cũng cần thƣờng xuyên tổ chức tuyên truyền, giáo dục, động viên, đề ra các chế độ, chính sách đãi ngộ thỏa đáng… giúp họ nâng cao ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chính ngƣời lao động cũng cần nỗ lực, rèn luyện, phấn đấu, nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, khẳng định năng lực… để thăng tiến, nâng cao thu

nhập và rèn luyện cho mình tác phong làm việc chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi trong xu thế phát triển hiện nay.

-Sáng tạo, năng động trong công việc:

Năng động sáng tạo trong công việc thể hiện ở việc bản thân mỗi lao động phải xác định rõ từng vị trí công việc của mình, nếu nhƣ không có lòng say mê, sự sáng tạo, thì không hoàn thành tốt công việc. Lao động có sáng kiến sẽ giúp công việc của mình đỡ vất vả hơn, thời gian công việc rút ngắn lại và hiệu quả công việc đƣợc tốt hơn. Cho nên, ở bất kỳ vị trí công việc nào từ ngƣời công nhân, cho đến trí thức, ngƣời lao động trực tiếp hoặc kỹ sƣ, nếu cố gắng ở từng vị trí của mình, tìm đƣợc những sáng kiến, đổi mới, cách làm hay trong công việc của mình, trƣớc hết giúp cho công việc của chính bản thân, sau đó là làm lợi cho công ty, đơn vị ngày càng phát triển.

Tại các KCN của huyện Yên Phong, hầu hết là các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp tƣ nhân, lao động chủ yếu là chƣa qua đào tạo và chuyên môn nên phần lớn là lao động phổ thông, trực tiếp sản xuất: thao tác trên dây chuyền, vận hành máy móc... lại chủ yếu là lao động nữ nên có thể nói sự linh hoạt, sáng tạo trong công việc rất hạn chế. Phần lớn họ chỉ có suy nghĩ hoàn thành công việc, hết giờ và ra về. Nhìn chung, ngƣời lao động có đời sống văn hóa tinh thần còn nghèo nàn, đơn điệu. Do những khó khăn, thiếu thốn về vật chất, ngƣời lao động thƣờng ít có thời gian và tâm trí quan tâm đến các hoạt động văn hóa - nghệ thuật. Phần đông công nhân nƣớc ta ở các khu công nghiệp phải đi thuê nhà, cuộc sống khó khăn. Điều đó khiến họ không đƣợc giải phóng về tƣ tƣởng, ảnh hƣởng lớn đến sự tích cực, hăng hái trong lao động, khiến họ luôn có tâm lý chỉ là lao động làm thuê, đƣợc trả công nên không thật sự hết mình, có ý thức phấn đấu và gắn bó lâu dài với công việc. Cũng do những hạn chế về đời sống vật chất và tinh thần nên ngƣời lao động thƣờng không chủ động và tích cực trong việc tiếp cận những tiến bộ của khoa học, công nghệ, không tự đầu tƣ thời gian và tiền bạc để học tập nâng cao trình độ, tay nghề.

Nhƣ thế không có nghĩa là dập khuôn hoàn toàn, đã có những lao động có những sáng kiến đƣợc doanh nghiệp ghi nhận. Trong quá trình lao động, nhiều công nhân đã nhận thấy những hạn chế của dây chuyền sản xuất, từ đó có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Những sáng tạo của họ đã góp phần nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh,

giảm bớt thao tác và an toàn hơn, góp phần tăng lợi nhuận cho công ty cũng nhƣ tăng thu nhập cho ngƣời lao động.

Điển hình trong phong trào lao động giỏi, sáng tạo là anh Nguyễn Minh Tú, Quản lý xƣởng điện 7, 8 Công ty TNHH SJ Tech (Khu công nghiệp Yên Phong I). Anh Tú đƣợc biết đến với nhiều sáng kiến làm lợi cho công ty hàng tỷ đồng. Anh tốt nghiệp Khoa Điện, Trƣờng cao đẳng Công nghiệp Bắc Ninh. Anh Tú cho biết: Đa số máy móc nhập từ nƣớc ngoài về có giá hàng tỷ đồng. Nhiều máy nhập lâu năm, các linh kiện đã cũ, hết hạn sử dụng nên thƣờng xuyên hƣ hỏng, năng suất lao động không cao. Mỗi lần xảy ra sự cố, công ty đều phải gửi ra nƣớc ngoài sửa chữa nên mất nhiều thời gian và chi phí. Từ kiến thức học ở trƣờng và kinh nghiệm thực tế, tôi nảy sinh ý định cải tiến, khắc phục khuyết điểm để phù hợp nhu cầu sản xuất của công ty. Thay vì phải mất hàng trăm triệu đồng khi gửi đi nƣớc ngoài sửa hoặc “đắp chiếu” bỏ không, bằng những linh kiện sẵn có trong nƣớc tôi “độ” lại cho phù hợp. Chi phí mua linh kiện trong nƣớc chỉ vài triệu đồng mà nguyên lý hoạt động của máy không thay đổi, vẫn chạy trơn tru, vừa tiết kiệm thời gian, chi phí vừa đảm bảo đơn đặt hàng của khách.

Anh Nguyễn Văn Chiến, công nhân Công ty TNHH NANOSYS (Khu công nghiệp Yên Phong) là một trong những công nhân điển hình, có nhiều sáng tạo trong công việc, luôn đạt chỉ tiêu sản lƣợng, rút ngắn thời gian làm việc, khống chế hàng phế, giảm tối thiểu hàng không đạt. Anh Chiến cho biết: “Làm công việc gia công khuôn mẫu đòi hỏi phải làm đúng, tiêu chuẩn. Tuy nhiên, đây cũng là khâu thƣờng xuyên bị lỗi, dẫn đến hàng phế nhiều. Từ những hạn chế trong dây chuyền sản xuất, tôi đã mày mò tìm ra nguyên nhân để khắc phục nhƣ: giảm nhiệt độ để hạn chế chai liệu hay hấp kỹ tránh sống keo... Nhờ phát hiện lỗi trong từng khâu nên đã khắc phục tối đa những sai sót, rút ngắn thời gian làm việc của công nhân từ 8 xuống 7 giờ rƣỡi/ngày. Thời gian dôi ra công nhân làm thêm sản phẩm, ăn theo sản lƣợng”.

Để động viên ngƣời lao động phát huy tính sáng tạo trong công việc, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp cũng đã có những hình thích khen thƣởng kịp thời. Đồng thời, các câp có thẩm quyền nhƣ Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Ninh, Liên đoàn Lao động huyện Yên Phong, công đoàn KCN Yên Phong hàng năm đều tổ chức phát động tháng công nhân, tuyên dƣơng những lao động sáng tạo,...Đó là sự động viên tích cực đối với ngƣời lao động đế ngày càng khuyến khích hơn nữa sức lao động vốn rất nhiều tiềm năng của lực lƣợng lao động trẻ trong các KCN nói chung.

-Có kinh nghiệm làm việc và khả năng chuyển đổi công việc:

Hầu hết lao động trong các KCN của huyện Yên Phong là lao động phổ thông, trình độ văn hóa thấp, trình độ tay nghề sơ khai, không mấy am hiểu về luật pháp lao động, dễ bị kích động nên hay xảy ra mâu thuẫn xung đột, chƣa có kinh nghiệm làm việc và thói quen nề nếp tác phong công nghiệp. Do vậy khi bị gò ép lao động kỷ cƣơng, công nghiệp, lƣơng thấp, quyền lợi không đảm bảo dễ dẫn đến tâm lý chán nản, bỏ việc. Tuy nhiên do không có chuyên môn nghiệp vụ nên khả năng chuyển đổi công việc, nghề nghiệp là rất thấp. Đôi khi lao động phải chịu cảnh thất nghiệp 3-5 tháng để tìm công việc mới. Do không có chuyên môn nghiệp vụ nên công việc mới cũng chỉ là lao động phổ thông với mức lƣơng không cao. Chỉ là hình thức chuyển làm công nhân từ công ty này sang làm công nhân của công ty khác.

Có một bộ phận có khả năng chuyển đổi công việc đó là số lao động có chuyên môn bằng cấp. Sau khi tốt nghiệp, họ xin đƣợc vào làm việc tại KCN, sau một thời gian có kinh nghiệm, họ sẽ tìm cơ hội chuyển đổi công việc để đƣợc hƣởng mức lƣơng cao hơn và có thể có vị trí cao hơn do đã có kinh nghiệm làm việc thực tế.

4.2. YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THỰC TRẠNG NĂNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC KCN YÊN PHONG CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC KCN YÊN PHONG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực làm việc của người lao động tại các khu công nghiệp huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 83 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)