Yếu tố ảnh hƣởng đến thực trạng năng lực làm việc của ngƣời lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực làm việc của người lao động tại các khu công nghiệp huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 89 - 92)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Yếu tố ảnh hƣởng đến thực trạng năng lực làm việc của ngƣời lao động

CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC KCN YÊN PHONG

Có thể nói năng lực làm việc của ngƣời lao động tại các KCN huyện Yên Phong đang chịu ảnh hƣởng của rất nhiều yếu tố, có thể khái quát lại trên bốn khía cạnh sau:

4.2.1 Cơ chế chính sách

Nếu hiểu một cách đầy đủ thì cơ chế chính sách có thể xuất phát từ Ban quản lý các KCN và của doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động. Theo thống kê từ Ban Quản lý các khu công nghiệp huyện, phòng Lao động Thƣơng binh xã hội huyện thì chủ trƣơng là góp phần nâng cao tay nghề đội ngũ lao động nhằm đóng góp vào sự phát triển kinh tế cho huyện nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung. Nhƣng vấn đề còn tồn đọng, chƣa đƣợc luật hóa trong quy chế hoạt động của Ban quản lý các KCN, doanh nghiệp đó là:

- Về quản lý lao động: Theo chức năng quản lý Nhà nƣớc

Việc tổ chức tuyên truyển, công tác thẩm tra hồ sơ, xét duyệt thỏa ƣớc lao động tập thể, nội quy lao động, nội quy trả lƣơng thƣởng chƣa chặt chẽ. Công tác

thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm chƣa cƣơng quyết và cứng rắn do đó làm hạn chế tính giáo dục, răn đe của pháp luật.

Mức độ quan tâm của chính quyền sở tại và doanh nghiệp đối với đời sống của ngƣời lao động trong khu công nghiệp chƣa thỏa đáng nhƣ vấn đề nhà ở, vấn đề thu nhập, điều kiện làm việc, môi trƣờng sinh hoạt văn hóa, quản lý an ninh trật tự,.... điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến năng lực làm việc của ngƣời lao động và tính ổn định của sản xuất ở các KCN.

- Về quy định bắt buộc mức lƣơng tối thiểu, thời gian thử việc, thời gian làm việc trong tuần, đăng ký đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp, phụ cấp độc hại, lƣơng làm thêm giờ... tất cả những vấn đề nêu trên mặc dù trong chính sách có đƣa ra nhƣng khi đƣa vào áp dụng do thiếu cơ chế giám sát nên một số doanh nghiệp thƣờng lách luật, xem thƣờng luật, không tuân thủ luật. Kết quả là ngƣời lao động chính là đối tƣợng chịu thiệt thòi.

Thực tế cho thấy tại các KCN của huyện Yên Phong có nhiều doanh nghiệp có thời gian làm thêm giờ, tăng ca lên đến 20-25 giờ/ngƣời lao động/tuần. Đối với những doanh nghiệp nợ hoặc trốn tránh trách nhiệm đóng BHXH, BHYT cho ngƣời lao động khi bị phát hiện thì mức phạt hành chính cũng chỉ là tối đa 20 triệu đồng/vụ. Con số này tuy đã tăng lên nhƣng nó vẫn chƣa thỏa đáng với số tiền mà các doanh nghiệp đã trốn đóng bảo hiểm.

Ngoài ra, các quy định về đình công, bãi công trong các KCN của huyện còn quá rƣờm rà, nếu tính từ khi có mâu thuẫn, ngƣời lao động thông báo và đăng ký đến khi đƣợc đình công một cách hợp pháp mất 15-20 ngày. Nhƣ vậy những vƣớng mắc, bức xúc mà ngƣời lao động muốn giải quyết ngay thì không đƣợc đáp ứng kịp thời.

- Về thủ tục pháp lý xin duyệt quy hoạch và triển khai dự án nhà ở công nhân còn phức tạp, chƣa có sự thống nhất giữa các cơ sở, ngành chức năng liên quan nên chủ đầu tƣ dự án phải mất nhiều thời gian, chi phí để triển khai thực hiện trong khi quỹ nhà phục vụ cho lực lƣợng này đang thiếu.

Chủ đầu tƣ các KCN thƣờng ƣu tiên xây dựng hạ tầng kỹ thuật để thu hút doanh nghiệp thuê đất, nhà xƣởng nên việc xây dựng nhà ở cho ngƣời lao động thƣờng đƣợc tiến hành sau.

Những vấn đề trên nếu không đƣợc xử lý kịp thời sẽ dẫn đến ngƣời lao động do quá mệt mỏi sẽ ảnh hƣởng lớn đến năng lực làm việc và hiện tƣợng nghỉ việc giữa chừng liên tiếp diễn ra.

4.2.2. Hệ thống đào tạo

Hệ thống đào tạo của tỉnh Bắc Ninh nói chung và huyện Yên Phong nói riêng còn rất nhiều bất cập. Nếu chỉ xét ở khía cạnh đào tạo nghề cho lao động trực tiếp thì còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết:

- Quy hoạch hệ thống các trƣờng, cơ sở dạy nghề chƣa phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện. Toàn huyện có 03 cơ sở dạy nghề phân bố chủ yếu ở Thị trấn. Cả ba đơn vị dạy nghề đều tập trung đào tạo cùng một ngành nghề nào đó nhƣ kế toán, tin học, chế biến món ăn, trang điểm... trong khi đó có những ngành nghề: may, chế tạo máy, kỹ thuật vận hành máy, điện tử,... ít hoặc chƣa đƣợc dạy.

- Quy mô và năng lực đào tạo còn nhỏ bé so với nhu cầu lao động trên địa bàn huyện. Với chủ trƣơng đa dạng hóa các loại hình đào tạo nhằm nâng dần quy mô đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, lĩnh vực dạy nghề cần phát triển hơn nữa.

- Cơ cấu đào tạo chƣa phù hợp với cơ cấu và nhu cầu lao động kỹ thuật của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện vì hiện nay các doanh nghiệp đóng trên địa bàn các KCN của huyện Yên Phong cần rất nhiều lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Các ngành hiện nay đang thiếu lao động nhƣ điện tử, chế biến lắp ráp máy chính xác... thì hầu nhƣ các cơ sở dạy nghề chƣa chú trọng.

- Chất lƣợng đào tạo chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng lao động: chất lƣợng đội ngũ đứng lớp, phƣơng tiện giảng dạy, nội dung chƣơng trình, giáo trình không theo kịp sự thay đổi của công nghệ, của thị trƣờng. Do đó khi học viên tốt nghiệp nhƣng vẫn chƣa đƣợc một lần tiếp cận với những công cụ, dụng cụ, máy móc mà khi đi làm việc, doanh nghiệp yêu cầu phải thao tác hay vận hành đƣợc. Điều này ảnh hƣởng đến tâm lý của nhà tuyển dụng khi họ hoài nghi, không tin tƣởng vào bằng cấp của ngƣời lao động khi thực tế họ luôn phải đào tạo cho lao động mới vào làm.

4.2.3. Nhận thức của doanh nghiệp

Điều này đƣợc hiểu là quan điểm của doanh nghiệp trong việc tuyển dụng, sử dụng lao động nhƣ thế nào. Mục tiêu của các doanh nghiệp khi đầu tƣ trong

các KCN nói chung đều là hiệu quả kinh tế hay lĩnh vực có tỷ suất sinh lời cao, thời gian thu hồi vốn nhanh. Chính vì thế đôi lúc vẫn còn tồn tại một số doanh nghiệp thiếu quan tâm đến vai trò của lao động họ đang có. Những biểu hiện thƣờng gặp đó là trong quá trình tuyển dụng và sử dụng lao động, doanh nghiệp chƣa tạo ra môi trƣờng và điều kiện lao động thuận lợi, tích cực cho ngƣời lao động đề ngƣời lao động có thể cống hiến sức lực, năng lực làm việc của mình. Cụ thể nhƣ ngƣời lao động thƣờng xuyên phải làm tăng ca, kéo dài thời gian làm việc nhƣng doanh nghiệp lại không trả tiền phụ cấp thêm giờ, thời gian học việc dài và trả lƣơng thấp, không xét nâng lƣơng khi đến hạn, không đóng BHXH, BHYT cho ngƣời lao động... Điều đó nếu để lâu sẽ kéo đến thái độ bất mãn của ngƣời lao động, ảnh hƣởng lớn đến năng lực làm việc của họ.

4.2.4. Nhận thức của ngƣời lao động

Vì lực lƣợng lao động trong các KCN của huyện Yên Phong chủ yếu là lao động phổ thông nên ngƣời lao động có trình độ văn hóa thấp, trình độ tay nghề còn sơ khai, không mấy am hiểu về luật pháp đặc biệt là Luật lao động, dễ bị kích động nên thƣờng xảy ra mâu thuẫn xung đột, thói quen tác phong nề nếp còn hạn chế. Do vậy khi bị gò ép vào kỷ cƣơng, nội quy, lƣơng thƣởng thấp thƣờng dẫn đến tụ tập, đình công, phản ứng doanh nghiệp. Ngƣời lao động dễ bị lung lay tƣ tƣởng, dễ dàng chuyển đổi công việc sang doanh nghiệp khác, chấp nhận gián đoạn công việc. Điều đó gây lãng phí lao động và khó khăn trong quản lý, đào tạo, nâng cao năng lực làm việc cho đội ngũ lao động.

Ngƣời lao động không nhận ra bản chất của vấn đề đó là do trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề lao động không có nên tính chất, vị trí và mức thu nhập cho công việc không đƣợc nhƣ mong muốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực làm việc của người lao động tại các khu công nghiệp huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)