Vai trò, các yếu tố cấu thành năng lực làm việc của ngƣời lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực làm việc của người lao động tại các khu công nghiệp huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 26 - 32)

2.1.3.1. Vai trò

Có thể nói năng lực có vai trò quyết định trong lao động, việc làm của con ngƣời nói chung. Năng lực là 1 yếu tố quan trọng dẫn đến thành công. Ở đây có thể rút ra các vai trò cơ bản của năng lực làm của ngƣời lao động nhƣ sau:

a. Vai trò đối với người lao động

Năng lực làm việc của con ngƣời không phải hoàn toàn tự nhiên mà có, phần lớn do công tác, do tập luyện mà thành. Năng lực làm việc là một tố chất tƣơng đối ổn định, tƣơng đối cơ bản của cá nhân mỗi ngƣời lao động, nó cho phép thực hiện có kết quả một hoạt động . Khi xem xét kết quả công việc của một ngƣời lao động, yếu tố đầu tiên đƣợc chỉ ra đó là năng lực. Vì có năng lực làm việc nên ngƣời lao động cần tốn ít thời gian, ít sức lực và của cải vật chất mà đem lại kết quả tốt. Do đó ngƣời có trình độ học vấn cao hoặc có nhiều kinh nghiêm do công tác lâu năm và kinh qua nhiều cƣơng vị khác nhau nhƣng vẫn có thể thiếu những năng lực làm việc cần thiết. Năng lực làm việc tốt tạo cơ hội cho ngƣời lao động có đƣợc vị thế của ngƣời lãnh đạo quản lý. Vì vậy đánh giá ngƣời lao động chỉ căn cứ vào bằng cấp hay quá trình công tác thôi chƣa đủ. Chỉ có đánh giá hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao thì mới chính xác và kịp thời.

b. Vai trò đối với doanh nghiệp

Năng lực làm việc của ngƣời lao động quyết định hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp muốn hoạt động có hiệu quả thì điều đầu tiên là cần ngƣời lao động có năng lực tổ chức, khả học học tập, khả năng kinh doanh. Ngƣời có năng lực có thể điều hành quản lý đơn vị sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhờ vào trí tuệ, đầu óc thực tế có khả năng tƣ duy trực giác, có khả năng nhìn xa trông rộng, khả năng tiên đoán và phân tích các tỷ vốn để hoạch định cho doanh nghiệp những bƣớc đi trong tƣơng lai đúng đắn và tuân thủ pháp luật. Vai trò năng lực làm việc của ngƣời lao động đối với hoạt động của một doanh nghiệp nói chung thể hiện ở:

-Sự quan sát:

Quan sát là một đặc tính cơ bản của năng lực và đây là kỹ năng để nắm bắt đƣợc tình hình chung. Với tầm nhìn bao quát đầy đủ và toàn diện, ngƣời lao động sẽ thấy đƣợc cái chính, cái chủ yếu đồng thời thấy cả đƣợc cái chi tiết, cục bộ. Vì vậy sự quan sát nhận ra những cái to lớn cái quan trọng ở một hiện tƣợng nhỏ nhằm định hƣớng một cách chính xác những tình huống không có trong dự kiến sẽ xảy ra trong quá trình làm việc.

Với sự quan sát tốt, ngƣời lao động sẽ nhanh chóng tìm ra đƣợc những nguyên nhân, những khó khăn trì trệ trong công việc, do đó doanh nghiệp sẽ có những giải pháp giải quyết đúng đắn và kịp thời.

Tự tin là một trong những tố chất năng lực cần thiết đối với ngƣời lao động nói chung. Nhiều ngƣời đã nghe nói thất bại sẽ đến với những ai nuôi sẵn ý tƣởng thất bại và thành công sẽ đến với những ai tin rằng mình sẽ thành công. Tin tƣởng là chất xúc tác của trí tuệ. Khi lòng tin đƣợc nung nấu thì sẽ trở thành động lực thúc đẩy ngƣời lao động đến quyết tâm. Nó là khởi điểm để tạo dựng doanh nghiệp và cũng là sự hóa giải mọi bất bại tạo nên sức mạnh để lao động và phát triển.

-Ý chí, nghị lực, sự kiên nhẫn:

Sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận là một công việc cực kỳ khó khăn và phức tạp, là lĩnh vực gắn liền với rủi ro và thất bại. Vì thế doanh nghiệp muốn hoạt động tốt, sản xuất có hiệu quả thì cần ngƣời lao động có năng lực, có nghị lực, tính kiên nhấn và lòng quyết tâm. Khi đã hoạch định một chiến lƣợc kinh doanh thì không bao giờ đƣợc phép nghĩ tới sự không thể hay khó khăn đạt đƣợc. Ngƣời lao động có năng lực thì luôn coi thất bại là một kinh nghiệm quý giá, là động lực để xem xét lại việc làm của mình để xây dựng lại một kế hoạch có thể dẫn tới thành công.

-Phong cách ngƣời lãnh đạo doanh nghiệp:

Doanh nghiệp muốn tồn tại đƣợc phải có đội ngũ lao động là cán bộ quản lý. Để doanh nghiệp có thể phát triển thì ngƣời lãnh đạo phải có những phẩm chất chính trị riêng. Là tự đánh giá đƣợc mình, ngƣời lao động trong cơ quan đơn vị mình, đánh giá nhìn nhận sự việc theo tƣ duy tích cực, đấu tranh chống lại các hiện tƣợng tiêu cực, nâng cao tƣ duy chính trị, kinh tế trong sản xuất kinh doanh của đơn vị mình.

Có thể nói mỗi doanh nghiệp mục tiêu cơ bản và quan trọng nhất chính là hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để thực hiện đƣợc mục tiêu đó thì yếu tố con ngƣời đóng vai trò quyết định. Khi ngƣời lao động có năng lực làm việc sẽ tăng hiệu quả lao động, nâng cao năng suất, tăng doanh thu và lợi nhuận cho tổ chức, doanh nghiệp. Năng lực làm việc chính là nguồn lao động hiệu quả nhất, tốn ít chi phí nhất nhằm nâng cao năng suất lao động của các tổ chức, doanh nghiệp. Khi một tổ chức, doanh nghiệp tạo động lực tốt sẽ góp phần làm giảm chi phí về lao động và thu hút những lao động có trình độ tay nghề cao.

Ngoài ra năng lực làm việc của lao động còn góp phần nâng cao uy tín, hình ảnh của tổ chức, doanh nghiệp. Nó xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa

những ngƣời lao động với nhau, giữa ngƣời lao động với tổ chức, doanh nghiệp qua đó góp phần xây dựng văn hóa tổ chức đƣợc lành mạnh.

c. Vai trò đối với các khu công nghiệp

Việc phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất mở ra một không gian kinh tế rộng lớn. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, đến nay các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thu hút khoảng hơn 100 nghìn lao động trực tiếp. Có thể nói cầu về lao động đối với các KCN là rất lớn. Và lao động có năng lực làm việc là cơ sở để mở rộng các khu công nghiệp, thu hút các doanh nghiệp vào đầu tƣ sản xuất.

d. Vai trò đối với sự phát triển kinh tế-xã hội đất nước

Năng lực làm việc của lao động là một nhân tố cấu thành nên nguồn lực phát triển, đó là yếu tố đầu tiên không thể thiếu đƣợc của bất kỳ một ngành nghề hay quá trình sản xuất của bất kỳ quốc gia nào.

Vai trò của năng lực làm việc của ngƣời lao động đƣợc xem xét qua các chỉ tiêu về trình độ chuyên môn, sức khỏe ngƣời lao động, sự kết hợp với các yếu tố đầu vào khác. Lao động có năng lực có nghĩa là công lao động và thu nhập sẽ cao. Khi có thu nhập thì chi phí tiêu dung cũng tăng lên, do đó kích thích các ngành dịch vụ, sản xuất.. và qua đó phần thúc đẩy kinh tế phát triển.

Tóm lại năng lực lao động sẽ thúc đẩy tăng năng suất lao động. Nếu tăng năng suất lao động với một cấp độ nhanh và với quy mô lớn sẽ tạo điều kiện tăng thu nhập kinh tế quốc dân cho phép giải quyết thuận lợi giữa tích lũy và tiêu dùng.

Thông qua năng lực lao động sẽ làm tăng năng suất lao động và làm cho của cải vật chất trong xã hội ngày càng nhiều dẫn đến tăng trƣởng kinh tế. Tăng trƣởng kinh tế lại tác động lại khiến cho ngƣời lao động có điều kiện thỏa mãn những nhu cầu của mình ngày càng phong phú và đa dạng. Đời sống mọi ngƣời đƣợc hạnh phúc ấm no, xã hội sẽ ổn định, phồn vinh.

Nhƣ vậy qua những nghiên cứu lý luận chỉ ra rằng năng lực làm việc của lao động là một trong những yếu tố có tác động không nhỏ đến hiệu quả lao động cũng nhƣ sự hoàn thành mục tiêu của tổ chức. Năng lực làm việc của lao động trƣớc hết sẽ có tác động trực tiếp đến tinh thần, thái độ làm việc và kết quả thực hiện công việc của ngƣời lao động, từ đó ảnh hƣởng gián tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng nhƣ sự thành công của doanh nghiệp. Là tiền đề thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia.

2.1.3.2. Các yếu tố cấu thành năng lực làm việc của người lao động

Có rất nhiều yếu tố cấu thành năng lực làm việc của ngƣời lao động, tuy nhiên có thể tổng kết lại ở ba yếu tố nhƣ sau:

Sơ đồ 2.1. Mô hình ASK

ASK là mô hình đƣợc sử dụng rất phổ biến trong quản trị nhân sự nhằm đào tạo và phát triển năng lực cá nhân. Mô hình này đƣa ra các tiêu chuẩn nghề nghiệp cho các chức danh công việc trong tổ chức dựa trên ba nhóm tiêu chuẩn chính: Phẩm chất hay thái độ (Attitude), Kỹ năng (Skills) và Kiến thức (Knowledges).

Benjamin Bloom (1956) đƣợc coi là ngƣời đƣa ra những phát triển bƣớc đầu về ASK, với ba nhóm tiêu chuẩn đánh giá năng lực chính bao gồm:

- Phẩm chất/Thái độ: thuộc về phạm vi cảm xúc, tình cảm

Phẩm chất thƣờng bao gồm các nhân tố thuộc về thế giới quan tiếp nhận và phản ứng lại các thực tế, xác định giá trị, giá trị ƣu tiên. Các phẩm chất và hành vi thể hiện thái độ của cá nhân với công việc, động cơ, cũng nhƣ những tố chất cần có để đảm nhận tốt công việc (Harrow, 1972). Các phẩm chất cũng đƣợc xác định phù hợp với vị trí công việc.

Phẩm chất thái độ thể hiện ở:

*Khả năng thích nghi và linh hoạt: Cởi mở với những ý tƣởng và khái niệm mới. Gần một nửa số ngƣời sử dụng lao động trong một cuộc khảo sát gần đây đã xếp hạng cao các ứng cử viên có khả năng làm việc độc lập, có thể hòa nhập và thích nghi cao với môi trƣờng.

*Tính chuyên nghiệp và đạo đức làm việc: Ngƣời sử dụng lao động luôn tìm kiếm công nhân sản xuất với đạo đức làm việc tích cực, ngƣời gắn bó với những thách thức cho đến khi họ gặp họ.

*Thái độ tích cực và năng lƣợng: Ngƣời cuối cùng đƣợc chọn và phát huy là ứng cử viên cho thấy triển vọng ảm đạm và chƣa trƣởng thành về tình cảm. Trƣng bày một triển vọng đầy nắng và tràn đầy năng lƣợng, hành vi tổ chức.

-Kỹ năng: kỹ năng thao tác.

Đây chính là năng lực thực hiện các công việc, biến kiến thức thành hành động. Thông thƣờng kỹ năng đƣợc chia thành các cấp độ chính nhƣ: bắt chƣớc (quan sát và hành vi khuôn mẫu), ứng dụng (thực hiện một số hành động bằng cách làm theo hƣớng dẫn), vận dụng (chính xác hơn với mỗi hoàn cảnh), vận dụng sáng tạo (trở thành phản xạ tự nhiên).

Các kỹ năng cần có là:

* Giao tiếp hiệu quả: Ngƣời sử dụng lao động tìm kiếm những ứng viên có thể nghe hƣớng dẫn và hành động theo những hƣớng dẫn với sự hƣớng dẫn tối thiểu. Họ muốn nhân viên nói tiếng, viết, và lắng nghe một cách hiệu quả, tổ chức tƣ duy logic, và giải thích mọi thứ rõ ràng.

* Máy tính và tỷ lệ kỹ thuật: Hầu nhƣ tất cả các công việc hiện nay đòi hỏi một sự hiểu biết, từ cơ bản đến nâng cao về phần mềm máy tính, xử lý văn bản, e-mail, bảng tính, và điều hƣớng Internet.

* Giải quyết vấn đề /Sáng tạo: Ngƣời sử dụng lao động luôn muốn mọi ngƣời có thể nhận diện và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Họ cần sự đảm bảo rằng nhân viên có thể chinh phục thử thách công việc bằng cách suy nghĩ phê phán và sáng tạo.

* Kỹ năng làm việc nhóm: Khả năng làm việc tốt với những ngƣời khác trong khi theo đuổi một mục tiêu chung là một yêu thích lâu dài của nhà tuyển dụng. * Độ nhạy đa dạng: Trong thế giới ngày nay, sự nhạy cảm văn hóa và khả năng xây dựng mối quan hệ với những ngƣời khác trong một môi trƣờng đa văn hóa đƣợc đánh giá cao bởi ngƣời sử dụng lao động.

* Lập kế hoạch và tổ chức: đòi hỏi nhân viên phải là những ngƣời có cách thức làm việc khoa học, có kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch. Nhà tuyển dụng đánh giá cao những ngƣời “đào giếng trƣớc khi họ khát”.

* Lãnh đạo và quản lý: Lãnh đạo gồm có một ý thức mạnh mẽ về bản thân, tự tin, và một kiến thức toàn diện các mục tiêu của công ty.

- Kiến thức: thuộc về năng lực tƣ duy

Kiến thức đƣợc hiểu là những năng lực về thu thập thông tin dữ liệu, năng lực hiểu các vấn đề, năng lực ứng dụng, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp, năng lực đánh giá. Đây là những năng lực cơ bản mà một cá nhân cần hội tụ khi tiếp nhận mộtcông việc. Công việc càng phức tạp thì cấp độ yêu cầu về các năng lực này càng cao. Các năng lực này sẽ đƣợc cụ thể hóa theo đặc thù của từng doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực làm việc của người lao động tại các khu công nghiệp huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)