Nội dung về năng lực làm việc của ngƣời lao động tại khu công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực làm việc của người lao động tại các khu công nghiệp huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 32 - 36)

Năng lực làm việc thúc đẩy hành vi ở hai góc độ trái ngƣợc nhau đó là tích cực và tiêu cực. Ngƣời lao động có động lực tích cực thì sẽ có tâm lý làm việc tốt, lành mạnh đồng thời góp phần làm cho doanh nghiệp ngày càng trở nên phát triển, bền vững hơn.

Nội dung năng lực làm việc của ngƣời lao động tại khu công nghiệp thể hiện ở:

a. Thể lực

Thể lực của con ngƣời chịu ảnh hƣởng của mức sống vật chất, sự chăm sóc sức khỏe và rèn luyện từng cá nhân cụ thể. Một cơ thể khỏe mạnh, thích nghi với môi trƣờng sống thì năng lƣợng nó sinh ra sẽ đáp ứng yêu cầu của một hoạt động cụ thể nào đó. Thể lực chỉ sức khỏe thân thể, nó phụ thuộc vào sức vóc và tình trạng sức khỏe của con ngƣời. Thể lực đƣợc cấu thành bởi các yếu tố sức khỏe, sức dẻo dai, sức bền…Trong nền kinh tế thị trƣờng, thể lực của ngƣời lao động là sức mạnh hợp thành các loại khả năng của lao động. Thể lực lao động là nhân tố đầu vào độc lập của bất kỳ quá trình nào trong hoạt động của một cơ quan, doanh nghiệp.

Thể lực kết hợp với các yếu tố khác tạo ra sức mạnh vật chất và tinh thần cho đơn vị, doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần lao động có thể lực, ngƣời quản lý cũng cần lao động có thể lực để đảm bảo việc làm ổn định. Do đó thể lực là một yếu tố cấu than sức mạnh của đội ngũ lao động, nó chứng tỏ con ngƣời có khả năng đảm nhiệm, thực hiện, hoàn thành công việc. Thể lực có ý nghĩa quyết định năng lực hoạt động của con ngƣời. Phải có thể lực con ngƣời mới có thể phát triển trí tuệ và quan hệ của mình trong xã hội.

Hiện nay, Việt Nam có quy mô dân số 90 triệu ngƣời, đứng thứ 13 thế giới, thứ 7 châu Á và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Tính đến ngày 31-12- 2014, cả nƣớc có 69,3 triệu ngƣời từ 15 tuổi trở lên, trong đó có 53,7 triệu ngƣời tham gia vào lực lƣợng lao động, chiếm 77,7% dân số (cùng kỳ năm 2013 là 52,06 triệu ngƣời). Nhƣ vậy, hằng năm ở nƣớc ta, trung bình có khoảng hơn 1 triệu thanh niên bƣớc vào tuổi lao động. Lực lƣợng lao động Việt Nam tƣơng đối trẻ, có 50,2% những ngƣời có độ tuổi từ 15 đến 39 tham gia vào lực lƣợng lao động. Với nguồn lao động trẻ dồi dào, dân số Việt Nam hiện nay đang ở trong thời kỳ cơ cấu “dân số vàng”. Đây chính là một trong những ƣu điểm nổi bật của nguồn lao động nƣớc ta, từng bƣớc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền sản xuất hiện đại trong việc mở rộng sản xuất và nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất. Nguồn lao động trẻ sẽ gặp nhiều thuận lợi trong việc tiếp thu những tiến bộ của khoa học, công nghệ vào sản xuất; thích ứng và bắt nhịp nhanh với quá trình sản xuất đòi hỏi công nghệ cao, áp lực lớn và thích ứng đƣợc việc thay đổi nghề nghiệp, điều kiện làm việc theo yêu cầu của quá trình sản xuất.

Trong những năm qua, thể lực và tầm vóc của ngƣời Việt Nam đã đƣợc cải thiện đáng kể. Chiều cao trung bình nam giới khoảng 1m65 - 1m68, trong đó có khoảng trên 10% nam giới cao trên 1m70; nữ cao trung bình từ 1m55 - 1m58, trong đó có khoảng 10% cao trên 1m60. Cân nặng trung bình nam giới khoảng từ 56 - 60 kg; nữ là 48 - 50kg. Đặc biệt, trong những năm gần đây, những chỉ số đó ở thế hệ trẻ ở nƣớc ta đang có xu hƣớng ngày càng phát triển cao. Những cải thiện về thể lực và tầm vóc đã góp phần đáng kể trong việc tăng cƣờng sức bền, độ dẻo dai, sự linh hoạt, nhanh nhẹn cho ngƣời lao động. Ngƣời lao động đã bƣớc đầu đáp ứng đƣợc những yêu cầu khắt khe của những dây chuyền sản xuất hiện đại, với cƣờng độ cao.

Đây là một trong những tiền đề quan trọng để ngƣời lao động nƣớc ta có thể tham gia ngày càng nhiều và có hiệu quả hơn vào quá trình sản xuất vật chất hiện đại với những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao.

b. Trí lực

Trí lực đƣợc xác định bởi trí thức chung về khoa học, trình độ kiến thức chuyên môn, kỹ năng kinh nghiệm làm việc và khả năng tƣ duy xét đoán của mỗi con ngƣời. Trí lực thực tế là một hệ thống thông tin đã đƣợc xử lí và lƣu giữ lại trong bộ nhớ của mỗi cá nhân con ngƣời, đƣợc thực hiện qua nhiều kênh khác

nhau. Nó đƣợc hình thành và phát triển thông qua giáo dục đào tạo cũng nhƣ quá trình lao động sản xuất.

Phải thừa nhận rằng, trí lực là nguồn gốc quan trọng của sức sản xuất phát triển, nó cũng tạo ra giá trị. Trong điều kiện của cách mạng khoa học - kỹ thuật và sản xuất hiện đại hoá, trí lực lao động của con ngƣời và thành quả của nó (tri thức) trong quá trình tạo ra sự giàu có và giá trị đã phát huy vai trò ngày càng quan trọng. Hiện nay trong quá trình sản xuất vật chất, vai trò của ba yếu tố lao động, tƣ bản và đất đai không phải là quan hệ ngang hàng nữa. Mà trong đó, trí lực lao động là yếu tố sản xuất quan trọng nhất, hai yếu tố còn lại bị phụ thuộc vào nó. Mà trong yếu tố sản xuất lao động này, trí lực lao động và thành quả của nó (tri thức) lại là nguồn gốc chủ yếu làm nên sự giàu có và giá trị.

Trí lực lao động thể hiện ở: trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn. Lao động có trí lực sẽ đảm nhiệm đƣợc những công việc và vị trí công việc mà lao động phổ thông khó có thể làm đƣợc. Doanh nghiệp có đội ngũ lao động dồi dào, có trình độ cao là cơ sở để phát triển sản xuất, tạo ra nguồn lợi nhuận cao.

Tại Việt Nam, với chủ trƣơng CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, trong những năm qua, chất lƣợng nguồn lao động nƣớc ta đã cải thiện đáng kể cả trong lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp.

Trong công nghiệp, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, lao động có tay nghề tăng lên nhanh chóng. Để bắt nhịp với những dây chuyền sản xuất hiện đại và ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, công tác đào nghề cho lao động công nghiệp rất đƣợc chú trọng. Trong những năm gần đây, nhiều trƣờng dạy nghề đã đƣợc mở rộng và phát triển. Ngoài các trƣờng dạy nghề chung, hầu hết các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế đều mở các trƣờng dạy nghề để nâng cao chất lƣợng tay nghề cho ngƣời lao động. Hiện nay, cả nƣớc có gần 200 cơ sở dạy nghề thuộc các doanh nghiệp. Cách thức tổ chức giáo dục nghề nghiệp cũng đƣợc đổi mới và ngày càng phù hợp hơn. Đó là việc giáo dục nghề nghiệp theo nhu cầu và xu hƣớng của xã hội, giảm tải thời gian học tập lý thuyết để học viên có nhiều điều kiện thực hành. Các hình thức đào tạo nghề cũng thƣờng xuyên thay đổi. Các cơ sở dạy nghề trong các doanh nghiệp không chỉ đào tạo nghề cho lao động mới tuyển mà còn tổ chức đào tạo lại hoặc bồi dƣỡng tay nghề cho ngƣời lao động. Nhờ đó, chất lƣợng và hiệu quả của công tác đào tạo nghề cho

lao động trong các ngành công nghiệp ở nƣớc ta đƣợc cải thiện đáng kể, nên tay nghề của ngƣời lao động đã không ngừng đƣợc nâng cao.

Năm 2014, trong tổng số 53,7 triệu ngƣời từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lƣợng lao động của nƣớc ta, có 9,99 triệu ngƣời đã qua đào tạo, chiếm 18,6% trong tổng số lao động trên cả nƣớc. Trong những năm gần đây, tỷ lệ lao động có trình độ đại học không ngừng tăng lên: năm 2012, trung bình cả nƣớc có 4,7%, năm 2013 là 5,8%, đến năm 2014, tỷ lệ này là 6,2%. Sự tăng lên không ngừng của đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn đã bƣớc đầu đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao của nền sản xuất hiện đại trong việc ứng dụng những thành tựu của khoa học, công nghệ vào việc cải tạo nền sản xuất theo hƣớng hiện đại.

c. Phẩm chất tâm lý xã hội

Phẩm chất tâm lý xã hội của lao động là những đặc điểm quan trong trong yếu tố xã hội của nguồn nhân lực, bao gồm ý thức làm việc, sự sáng tạo và học hỏi trong công việc, khả năng chuyển đổi công việc… Đây là một trong 3 yếu tố cấu thành năng lực làm việc của ngƣời lao động. Các yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại, là tiền đề phát triển của nhau. Muốn nâng cao năng lực làm việc của ngƣời lao động phải nâng cao cả 3 mặt: thể lực, trí lực và phẩm chất tâm lý xã hội.

Tuy nhiên mỗi yếu tố trên lại liên quan đến một lĩnh vực rất rộng lớn. Thể lực và tình trạng sức khỏe gắn liền với dinh dƣỡng, y tế và chăm sóc sức khỏe. Trí lực gắn với lĩnh vực giáo dục đào tạo, còn phẩm chất tâm lý xã hội chịu ảnh hƣởng của truyền thống văn hóa dân tộc, nền tảng văn hóa và thể chế chế độ lao động…, Do vậy, để đánh giá chất lƣợng năng lực làm việc của lao động thƣờng xem xét trên ba mặt: trình độ văn hóa và chuyên môn kĩ thuật, sức khỏe, năng lực phẩm chất của ngƣời lao động.

Một trong những đặc điểm nổi bật của con ngƣời Việt Nam trong lịch sử là sự cần cù, linh hoạt, sáng tạo. Đó cũng chính là ƣu điểm của ngƣời lao động nƣớc ta hiện nay. Nhờ đó, ngƣời lao động có năng lực trong việc sản xuất những mặt hàng đòi hỏi sự khéo léo, tỷ mỷ, có độ tinh xảo cao. Nhiều ngành sản xuất nổi tiếng của nƣớc ta, nhất là các ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống nhƣ dệt, thêu ren, mộc, khảm đã và đang có những khởi sắc, sản xuất đƣợc những mặt hàng có độ tinh xảo cao, có hiệu quả kinh tế lớn, có khả năng xuất khẩu sang nƣớc ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực làm việc của người lao động tại các khu công nghiệp huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)