Đặc điểm kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực làm việc của người lao động tại các khu công nghiệp huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 49 - 53)

Phần 3 Phƣơng pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội

a. Tình hình lao động và mức sống dân cư

Trƣớc cách mạng tháng Tám năm 1945, các đơn vị hành chính trực thuộc huyện có hai cấp: Cấp tổng và cấp xã. Đây là các đơn vị hành chính huyện Yên

Phong thời kì Gia Long (1802-1818) gồm 6 tổng, 71 xã, thôn, phƣờng, trang, vạn, sở. Hiện nay Yên Phong còn 1 thị trấn và 13 xã.

Tính đến năm 2015, dân số Yên Phong là: 162.592 ngƣời, chiếm 14,08% dân số toàn tỉnh, (trong đó nam: 76.786 ngƣời và nữ: 85.806 ngƣời).

Trong những năm qua, với những thành công của công cuộc đổi mới, đất nƣớc phát triển, thu nhập quốc dân bình quân đầu ngƣời của cả nƣớc đƣợc tăng cao. Chính vì vậy đời sống của nhân dân cả nƣớc nói chung và nhân dân Yên Phong nói riêng có những cải thiện đáng kể. Thu nhập bình quân đầu ngƣời qua các năm tăng lên rõ rệt. Có thế nói Yên Phong là địa bàn có vị thế chiến lƣợc về an ninh chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội quan trọng của tỉnh Bắc Ninh.

Văn hoá xã hội: Từ xa xƣa Yên Phong đã nổi tiếng là đất văn vật, nơi sản

sinh ra nhiều bậc kỳ tài và cũng đã là địa phƣơng có nhiều địa danh gắn với chiến công chống giặc ngoại xâm hiển hách của dân tộc Việt Nam. Trong kỳ thi đình dƣới triều đại phong kiến, từ khoa thi Quý Sửu, niên hiệu Thuận Thiên thứ 06 đời Lê Thái Tổ (1433) đến khoa thi Kỷ Dậu năm Tự Đức thứ 2 (1849) nhà nƣớc phong kiến Việt Nam tổ chức 136 khoa thi Tiến sĩ thì có 30 khoa thi đất Yên Phong có 01 trạng nguyên và 47 tiến sỹ, 16 cử nhân thời Nguyễn. Ngày nay: có 02 Giáo sƣ, 19 phó giáo sƣ, 101 tiến sĩ, 296 thạc sĩ và 5533 ngƣời đạt trình độ đại học.

Với hệ thống di tích lịch sử văn hóa đa dạng (đã có 73 di tích đƣợc cấp bằng công nhận cấp Quốc gia, cấp tỉnh). Lễ hội dân gian phong phú và đặc sắc, Yên Phong còn là vùng quê du lịch hấp dẫn cho du khách trong nƣớc và quốc tế. Những năm qua huyện đã chú trọng quản lý các di tích lịch sử văn hoá, xây dựng kế hoạch trùng tu các di tích lịch sử đã xuống cấp. Các hoạt động lễ hội, biểu diễn nghệ thuật, dịch vụ kinh doanh văn hoá phẩm, Internet, quán karaoke …đƣợc quản lý chặt chẽ.

Về an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn ổn định, tạo niềm tin cho các nhà đầu tƣ. Các thủ tục hành chính: Với chủ trƣơng đổi mới, thông thoáng, ƣu đãi, khuyến khích đầu tƣ, huyện Yên Phong đã đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện cơ chế quản lý “một cửa”, “một cửa liên thông hiện đại”, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc, đảm bảo môi trƣờng đầu tƣ cởi mở, hiện đại.

Giáo dục: Huyện đã phát triển giáo dục theo hƣớng đa dạng hoá các loại

bậc học từng bƣớc đƣợc nâng lên. Kết quả dạy và học của ngành có nhiều chuyển biến tích cực, chất lƣợng giáo dục đƣợc giữ vững. Yên Phong có 14/14 xã, thị trấn đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; 13/14 xã, thị trấn đạt phổ cập tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2; 14/14 xã, thị trấn đạt phổ cập giáo dục THCS mức độ 2…

Đối với chất lƣợng mũi nhọn, đã có 75 học sinh tiểu học đoạt giải Viết chữ đẹp cấp tỉnh; 7 trƣờng tiểu học đƣợc công nhận trƣờng đạt phong trào “Vở sạch - Chữ đẹp” cấp tỉnh giai đoạn 2015-2020 gồm: thị trấn Chờ số 1, thị trấn Chờ số 2, Hòa Tiến, Đông Thọ, Văn Môn, Dũng Liệt và Tam Giang. Bậc THCS có 50 học sinh đoạt giải văn hóa cấp tỉnh; 4 giải thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp tỉnh.

Y tế: Huyện có 1 bệnh viện đa khoa cấp huyện với 210 giƣờng bệnh, một

Trung tâm y tế, 14 xã, thị trấn có Trạm y tế; 100% xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế, 16 phòng khám đa khoa tƣ nhân, 1 bệnh viện Phong. Công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân đƣợc xã hội hóa và duy trì thƣờng xuyên, hàng năm không có dịch bệnh xảy ra. Các chƣơng trình y tế đƣợc thực hiện có hiệu quả. Cơ sở vật chất và trang thiết bị của bệnh viện huyện và các trạm y tế xã đƣợc tăng cƣờng hơn. Đội ngũ cán bộ y tế từ huyện đến cơ sở thƣờng xuyên đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao đƣợc y đức và chuyên môn, chát lƣợng chữa bệnh từng bƣớc đƣợc nâng, cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu chữa trị tại chỗ, hạn chế phải điều chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.

Công tác chăm sóc sức khoẻ trẻ em luôn đƣợc quan tâm, tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng hàng năm đều giảm. Chƣơng trình dân số kế hoạch hoá gia đình tiếp tục đƣợc quan tâm, triển khai và thực hiện tốt.

b. Cơ sở hạ tầng

Yên Phong có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế, có đƣờng quốc lộ (QL) 18 nối sân bay Quốc tế Nội Bài (cách trung tâm huyện hơn 20km về phía tây) với cảng nƣớc sâu Cái Lân (Quảng Ninh), đoạn đƣờng đi qua Yên Phong từ Tây bắc xuống Đông nam dài 14 km, đƣờng QL3 nối Hà nội với Thái Nguyên đoạn qua huyện Yên Phong đã đƣợc triển khai xây dựng năm 2009 chiều dài 6,77km. Đƣờng tỉnh lộ 295 và ĐT277 đi từ phía bắc qua trung tâm huyện có nút giaovới QL18 xuống phía nam, nối vào QL1A đã đƣợc cải tạo nâng cấp. Đƣờng ĐT286 từ Bắc Ninh sang Hà Nội có nút giao cắt với QL3. Cùng với sự hình

thành tuyến đƣờng cao tốc Nội Bài - Quảng Ninh, Hà Nội - Thái Nguyên và dự án xây dựng cầu Đông Xuyên đi Bắc Giang, dự án phát triển khu cụm công nghiệp và làng nghề cũng nhƣ Trung tâm các xã trong huyện, việc quy hoạch xây dựng với nhiều điều kiện phát triển rất rõ nét và thuận lợi.

Trong tƣơng lai gần, Yên Phong sẽ rất thuận lợi cho giao thông đi lại, đây là điều kiện tốt thu hút các nhà đầu tƣ. Và đây là điều kiện để các cấp uỷ Đảng, Chính quyền và nhân dân Yên Phong tận dụng lợi thế, đón nhận cơ hội để phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng nhanh và bền vững.

c. Kết quả phát triển kinh tế:

Trong 5 năm 2010-2015, tăng trƣởng kinh tế đạt 11%/năm; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Theo số liệu thống kê năm 2015 thu nhập bình quân đạt 42,54 triệu đồng/ngƣời/năm (giá hiện hành); tăng 5,74 triệu đồng (15,6 %) so với năm 2014. Số hộ nghèo của huyện là 1.206 hộ (tỷ lệ 3,5 %); số hộ cận nghèo là 1.009 hộ (tỷ lệ 3,0 %) theo tiêu chí mới giai đoạn 2016- 2020. Chỉ tiêu cụ thể từng lĩnh vực nhƣ sau:

Nông nghiệp: Giá trị sản xuất đạt gần 400 tỷ đồng, tăng bình quân 4,7%, góp phần đảm bảo an ninh lƣơng thực và ổn định xã hội khu vực nông thôn. Năng suất sản lƣợng cây trồng tăng cao: năng suất lúa đạt 64 tạ/ha, tăng bình quân 7,5 tạ/ha, giá trị trồng trọt đạt trên 70 triệu đồng/ha.. Trong vòng 5 năm trở lại đây, huyện đã chuyển đổi 213 ha ruộng trũng sang nuôi trồng thủy hải sản. Sản lƣợng thủy hải sản ƣớc tính đạt 4300 tấn, tăng 1,3 lần so với trƣớc đó. Ngoài ra huyện còn thực hiện dồn điển, đổi thửa gắn với quy hoạch hạ tầng và vùng sản xuất tập trung, thực hiện chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là tăng tỷ lệ lúa lai, lúa hang hóa, đẩy mạnh sản xuất cây vụ đông với các cây trồng có giá trị kinh tế cao.

Công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 ƣớc đạt 1800 tỷ đồng, tăng bình quân 38%/ năm, đƣa Yên Phong từ huyện thuần nông sang phát triển công nghiệp theo hƣớng hiện đại hóa. Khu vực làng nghề tăng trƣởng mạnh với việc phát triển các cụm công nghiệp duy trì nghề truyền thống, nhân cấy nghề mới. Khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng trƣởng cao. Công nghiệp hỗ trợ đƣợc tiến hành trên cơ sở thu hút đầu tƣ các tập đoàn kinh tế đa quốc gia nhƣ: Samsung, Canon,…

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2015 đạt trên 1000 tỷ đồng, tăng bình quân 17,4%/năm. Thị trƣờng đƣợc mở rộng, hàng hóa phong phú, đa dạng, hệ thống chợ nông thôn phát triển mạnh.

- Lĩnh vực vận tải, hệ thống đƣờng giao thông tiếp tục đƣợc mở rộng và nâng cấp, các tuyến xe bus nội tỉnh và liên tỉnh đƣợc đƣa vào hoạt động tạo thuận lợi cho đi lại của nhân dân, thúc đẩy thƣơng mại phát triển.

- Mạng lƣới các ngân hàng phát triển nhanh, cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế để thúc đẩy sản xuất phát triển, xóa đói giảm nghèo.

Với điều kiện và những thành tựu đã đạt đƣợc, có thể nói Yên Phong là một huyện có vị trí chiến lƣợc về kinh tế của tỉnh Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực làm việc của người lao động tại các khu công nghiệp huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)