Sự phát triển nhanh về quy mô và số lƣợng các KCN trên địa bàn huyện Yên Phong thời gian qua và thời gian tới đòi hỏi lƣợng lớn lao động, nhất là lao động có chuyên môn cũng nhƣ năng lực làm việc để có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng cao và đòi hỏi công nghệ kỹ thuật tiên tiến.
Căn cứ điều chỉnh quy hoạch phát triển nhân lực huyện Yên Phong và tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 định hƣớng đến năm 2030, quy hoạch phát triển các KCN, cụm CN tập trung, để hoàn thành mục tiêu đã đề ra, UBND huyện Yên Phong phải tiến hành hoàn thiện hàng loạt vấn đề trong đó cần chú trọng đến quy mô, ngành nghề, năng lực làm việc của lao động cho phù hợp vì lao động có năng lực, có chất lƣợng chính là hạt nhân hoạt động nhằm thu hút đầu tƣ một cách có hiệu quả.
Để đáp ứng đƣợc đủ số lƣợng và đúng ngành nghề, chuyên môn thì nguồn lao động trong các KCN phải có sự chuyển biến về chuyên môn và nâng cao về năng lực làm việc.
Từ thực trạng nguồn lao động hiện nay chủ yếu là lao động chƣa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, lao động chủ yếu do các doanh nghiệp tự đào tạo tại chỗ. Vì vậy trong thời gian tới, tình trạng này chƣa chắc đã đƣợc cải thiện vì đào tạo cần nhiều thời gian và trong bối cảnh cần cơ sự chuyển biến lớn trong giáo dục đào tạo cả về nội dung , phƣơng pháp và trình độ của cán bộ giảng dạy cũng nhƣ cơ sở vật chất hiện đại hóa.
Do đó thời gian tới, khi cơ chế chƣa thay đổi thì doanh nghiệp vẫn phải tự đào tạo, phải tự túc lao động kỹ thuật mà hoạt động sản xuất có nhu cầu với sự tăng lên khả thi trong tỷ trọng nguồn lao động đƣợc đào tạo từ các trung tâm khác nhau.
4.3.2. Giải pháp cụ thể
Hiện nay, mục tiêu phát triển của tỉnh xác định là phấn đấu đƣa tỉnh ta cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại. Tạo nguồn nhân lực dồi dào, có năng lực làm việc cho tỉnh sẽ góp phần quan trọng có tính quyết định để thực hiện mục tiêu trên trong đó có huyện Yên Phong. Giải pháp đƣa ra đó là:
Hoàn thiện cơ chế chính sách từ phía doanh nghiệp:
- Xây dựng chiến lƣợc, định hƣớng đào tạo, nâng cao năng lực làm việc của nguồn lao động với những tiêu chí cụ thể và mạnh dạn đầu tƣ cho đào tạo để trao đổi nhân lực với các đối tác trong, ngoài nƣớc.
- Chủ động trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực có khả năng, năng lực làm việc, đối với lao động hiện có thực hiện đào tạo tại chỗ bằng cách sử dụng chuyên gia, kỹ sƣ giàu kinh nghiệm hoặc đào tạo các yêu cầu khác nhƣ: kỹ năng, tác phong công nghiệp, ngoại ngữ, tin học, hiểu biết về pháp luật, chăm sóc sức khoẻ …; Đối với lao động dự nguồn có thể ký kết hợp đồng với các trƣờng đại
học, cao đẳng để tiếp nhận các sinh viên giỏi sau khi tốt nghiệp và thực hiện hỗ trợ học phí cho những sinh viên này.
- Tăng cƣờng cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới nhằm tăng năng lực làm việc của lao động để tăng thu nhập cho ngƣời lao động, đảm bảo đầy đủ mọi quyền lợi hợp pháp của ngƣời lao động. Chấp hành tốt các quy định của nhà nƣớc về pháp luật lao động; tạo mối quan hệ thân thiện, hài hoà với ngƣời lao động.
Tăng cường nhận thức của người lao động:
- Phải cố gắng, tiếp thu và trau dồi kiến thức một cách có hiệu quả, có chất lƣợng. Chỉ có tay nghề cao, kỷ luật lao động tốt thì mới có việc làm ổn định, thu nhập cao, đời sống đƣợc nâng lên, chất lƣợng cuộc sống ngày càng tốt hơn, góp phần vào sự phát triển chung của đất nƣớc.
- Rèn luyện ý thức chấp hành nghiêm pháp luật, ý thức tổ chức kỷ luật, lối sống văn hoá, ý thức cộng đồng để sớm làm chủ chính mình và góp phần xây dựng doanh nghiệp phát triển.
Vai trò của các Trung tâm và cơ sở dạy nghề trong tỉnh, huyện:
- Nâng cao năng lực, thiết bị, giáo viên, giáo trình, giáo án để học viên kết hợp lý thuyết với kỹ năng thực hành, liên hệ các doanh nghiệp để học viên thực tập nắm bắt công nghệ mới. Từng bƣớc xây dựng thƣơng hiệu các Trƣờng Dạy nghề của tỉnh, huyện là địa chỉ tin cậy, cung cấp lao động theo ngành nghề cho Khu kinh tế và các khu công nghiệp.
- Ký kết với các doanh nghiệp để đào tạo, cung ứng lao động có năng lực theo ngành nghề, đáp ứng nhu cầu thị trƣờng lao động đặt ra. Nếu vƣợt quá khả năng đào tạo của Trƣờng dạy nghề, các cơ sở đào tạo trong tỉnh, huyện thì sẽ liên kết với các cơ sở đào tạo ngoài tỉnh, huyện để hợp đồng đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp. Cần hạn chế tình trạng đào tạo tràn lan không theo địa chỉ sử dụng.
- Ngoài việc đào tạo nghề các cơ sở đào tạo cần bồi dƣỡng về ngoại ngữ, tin học và tác phong, kỷ luật làm việc, nhân cách lao động và pháp luật lao động để ngƣời lao động xây dựng cho mình phong cách ứng xử, thực hiện quyền lợi và trách nhiệm của ngƣời lao động đúng theo Luật lao động.
- Tăng cƣờng làm cầu nối giữa các trƣờng dạy nghề với ngƣời sử dụng lao động để cung gặp đƣợc cầu, để đào tạo lao động có năng lực làm việc có địa chỉ với những hình thức linh hoạt nhƣ: hội chợ việc làm, tổ chức các buổi làm việc, gửi phiếu thăm dò, điều tra nhu cầu sau đó thông tin lại cho cả 2 bên.
- Tiếp tục hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho các doanh nghiệp.
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thƣờng xuyên thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về lao động. Khen thƣởng, xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện đào tạo, sử dụng nguồn lao động, chính sách pháp luật về lao động.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ