Phần 2 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
2.3. Các nghiên cứu có liên quan
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về năng lực làm việc của lao động nói chung và của sinh viên sau khi ra trƣờng nói riêng. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại nghiên cứu năng lực làm việc chứ chƣa có nghiên cứu nào tìm hiểu về năng lực làm việc của sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh.
- Trƣơng Quang Dũng (2008), “Nâng cao năng lực quản trị giám đốc doanh nghiệp tư nhân tại thành phố Hồ Chí Minh”, Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài trình bày những lý luận về năng lực và năng lực quản trị giám đốc doanh nghiệp tƣ nhân. Đề tài cũng phân tích thực trạng năng lực quản trị của một số giám đốc doanh nghiệp tƣ nhân ở TP Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực quản trị của một số giám đốc doanh nghiệp tƣ nhân tại TP Hồ Chí Minh.
- Đinh Thị Hồng Minh (2013), “Phát triển năng lực độc lập sáng tạo cho
sinh viên đại học kỹ thuật thông qua dạy học hóa học hữu cơ”, Luận án tiến sỹ,
Viện khoa học giáo dục Việt Nam.
Đề tài đi vào nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn và đề xuất một số biện pháp về phát triển năng lực độc lập sáng tạo cho sinh viên đại học kỹ thuật thông qua dạy học hóa hữu cơ.
- Bùi Ngọc Tuấn (2014), “Sự thích hợp giữa năng lực của sinh viên tốt
nghiệp ngành công nghệ thông tin với nhu cầu của ngành công nghiệp”, Luận án
tiến sỹ, Đại học Thái Nguyên– Đại học Southern Luzon Philippiné.
Đề tài trình bày những lý luận cơ bản về khả năng làm việc, kiến thức, kỹ năng, thái độ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng cá nhân…Đề tài cũng tìm hiểu mức độ yêu cầu của ngành công nghiệp đối với sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin Đại học Thái Nguyên,tìm ra mức độ quan hệ giữa năng lực, sự hài lòng của sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin Đại học Thái Nguyên với nhu cầu đào tạo của các ngành công nghiệp.
- Vũ Huy Từ (2007), “Một số giải pháp tăng cường năng lực đội ngũ cán
bộ cơ sở”, Tạp chí Quản lý Nhà nƣớc, số 5/2002 và Nguyễn Hữu Khiển
(2005),“Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước của cán bộ chính quyền cơ sở tỉnh
Trà Vinh giai đoạn 2005- 2010”, Đề tài khoa học, Hà Nội, 2005. Các đề tài này
cũng đã nghiên cứu một số giải pháp nâng cao năng lực làm việc cho cán bộ chính quyền cấp cơ sở tại Việt Nam.
Theo Rycher (2004), năng lực làm việc là khả năng đáp ứng các các yêu cầu hoặc tiến hành thành công một công việc. Năng lực này bao gồm cả khía cạnh nhận thức và phi nhận thức.
Theo Winch and Foreman-Peck (2004), năng lực làm việc là một hỗn hợp bao gồm các hành động, kiến thức, giá trị và mục đích thay đổi bối cảnh.
Theo Ewell 2005, năng lực làm việc của sinh viên cần phải đƣợc định nghĩa và quan sát trong bối cảnh thực hiện các công việc cụ thể.
Một tác giả khác là Otter (1992), nhấn mạnh sự khác biệt giữa năng lực tổng quát, vốn bao gồm nhiều loại khả năng có thể áp dụng trong nhiều bối cảnh khác nhau, và năng lực nghề nghiệp (occupational competence) là một tập hợp con gồm các loại khả năng cần thiết cho một nghề nghiệp cụ thể nào đó. Năng lực nghề nghiệp còn đƣợc gọi là “khả năng có việc làm” (employ).